Câu hỏi bảo vệ tốt nghiệp ngành cầu đường

CÂU HỎI BẢO VỆ TỐT NGHIỆP CẦU

 

1.Anh chị hãy cho biết nhẩu độ nhịp kinh tế của dầm, I, T, S-T ?

-Dầm I: rất thuận tiện cho nhịp từ 18~33m

-Dầm T: rất thuận tiện cho nhịp từ 20~33m

-Dầm Super-T: rất thuận tiện cho nhịp từ 30~40m

2.  Anh, chị hãy cho biết cách xác định chiều cao của đáy dầm ?

Các bước:
- Xác định cao độ đáy dầm cầu: CĐĐDC >= max(CĐMNCN + 0,5m ; CĐMNTT + tĩnh không thông thuyền).
- Từ CĐĐDC xác định được cao độ đỉnh trụ = CĐĐDC - (chiều cao gối cầu + chiều cao đá tảng)
- Xác định cao độ bệ trụ như sau:
+ Khi bệ trụ đặt ở nơi khô thì mặt trên bệ trụ thấp hơn mặt đất tự nhiên >= 0,5m.
+ Khi bệ trụ đặt trong nước thì mặt trên bệ trụ thấp hơn MNTN >=0,5m.

+ Xác định khẩu độ cầu:
Khẩu độ cầu được tính theo chiều MCN sông, bằng tổng chiều rộng của dòng nước.

3.  Có bao nhiêu cách tạo độ dốc ngang và độ dốc dọc cầu?

- Có 2 cách chính: tạo độ dốc bằng kê dầm tạo dốc ( thay đổi cao độ của các dầm) và bằng lớp vữa tạo dốc.

4.  Cự ly hợp lý của các vách ngăn trong dầm S - T ?

- Cự ly hợp lý của các vách ngăn trong dầm S-T là khảng cách các vách ngăn bằng L/3 để tăng cường tính ổn định cho dầm.

5.  Cáp DƯL không dính bám ở đầu dầm có tác dụng gì? Chiều dài không dính bám ở đầu dầm của cáp DUL lấy dựa trên cơ sở nào?

- Chiều dài không dính bám của cáp DƯL để giảm bớt sự tập trung ứng suất kéo ở thớ trên đoạn gần gối gây nứt đầu dầm.

- Cơ sở xác định: Cáp DƯL không dính bám với BT có thể tới 30% trong tổng số tao cáp ngay khoảng gần gối, đặt đối xứng với tim dầm và được chuyển tiếp trong 3-4 đoạn (1,5m, 3m, 4,5m). Trong Quy trình AASTHO quy định số lượng cáp không dính bám không vượt quá 25%.

Để tính mặt cắt không dính bám bạn làm tuơng tự như mặt cắt cắt cốt thép ở cầu bt cốt thép thường:
+ Vẽ biểu đồ bao momen
+ Xác định lượng cáp cần cắt ( cắt tối đa 20% tổng số cáp ở mặt cắt trước)
+ Tính Mr ở mỗi mặt cắt đã cắt cốt thép
+ Từ đó xác định điểm cắt lý thuyết là giao điểm giữa biểu đồ bao momen và Mr
+ Xác định chiều dài triển khai
+ Xác định mặt cắt không dính bám
6.  Tại sao các dầm S - T lại để cách nhau một khoảng cách nhất định, khi thi công lao nhịp xong có nối các bản cánh này lại với nhau không ?

- Khoảng cách giữa các dầm S-T cách nhau một khoảng từ (2-4)cm để tiện cho công tác kê kích và điều chỉnh lắp đặt dầm lên gối cầu. Khi thi công lao nhịp xong thì dùng không nối các bản cánh lại với nhau.

7.  Ván khuôn dùng để thi công đúc bản mặt cầu dầm S- T là loại ván khuôn gì, tính
toán thiêt kế và thi công như thế nào?

- VK dùng trong BMC là lọai bản BTCT đúc sẵn để lại ở bên trên cánh dầm S-T. Được thi công sau khi lắp đặt xong tất cả các dầm S-T.

Sơ đồ tính như bản kê 2 cạnh.

8.  Dầm ngang được tính theo sơ đồ nào, hãy nêu các tải trọng tác dụng lên nó?

- Sơ đồ tính Dầm ngang được coi như dầm hai đầu ngàm. Khi tính ta nhân với giá trị quy đổi tương đương: 0,7M đối với Momen ở giữa nhịp, 0,5M đối với momen ở đầu dầm.

- Các tải trọng tác dụng lên dầm ngang:

     -Tĩnh tải: DW, DCb, DCd

     - Hoạt tải: HL-93: xe tải 3 trục và tải trọng làn. or, xe tải 2 trục và tải trọng làn.

9.  Lề bộ hành được tính theo sơ đồ nào, hãy nêu các tải trọng tác dụng lên nó?

- Sơ đồ tính LBH là dầm giản đơn gối lên 2 gối 1 cố định và di động

- Các tải trọng tác dụng lên LBH:

     - Tĩnh tải: tải trọng bản thân BMC: DCbmc

     - Hoạt tải: Tải trọng người đi: PL = 3 N/mm

10. Hãy trình bày so sánh của anh(Chị) cho phương án 1 và 2

 

11. Các lưới cốt thép bố trí đầu dầm có tác dụng gì?

- Lưới cốt thép đầu dầm có tác dụng làm giảm US nén cục bộ và chống cắt cho đầu dầm khất.

12. Có bao nhiêu sơ đồ bố trí cáp DUL trong một dầm I hoặc T?

- Có 3 sơ đồ bố trí cáp DƯL:

     - Theo sơ đồ đường thẳng

     - Theo sơ đồ đường cong

     - Theo sơ đồ đường gãy khúc

13. Anh chị hãy cho biết các loại mất mát ứng suất trong dầm cằng trước và căng sau? trong các loại mất mát đó  mất mát nào là mất mát  theo thời gian? mất mát nào là mất mát tức thời?

- Có 4 loại MMƯS điển hình là:

     - MMƯS do co ngắn đàn hồi: (do thiết bị neo, ma sát, co ngắn đàn hồi)

     - MMƯS do co ngót

     - MMƯS do từ biến và

     - MMƯS do tự chùng của cốt thép được kéo căng.

Mất mát ƯS theo thời gian: Do co ngót, từ biến, tự chùng

Mất mát ƯS tức thời: co ngắn đàn hồi...

14. Tại sao dầm I và T các bầu dầm dưới thường lớn hơn các bầu dầm phía trên?

- Dầm bầu dưới mở rộng đầu để đủ diện tích để bố trí neo, tăng lực nén chịu ứng suất cục bộ từ 0.8 -1H

15. Anh chị hãy cho biết cấp lan can mà anh chị thiết kế, với cấp lan can này lực ngang Ft  bằng bao nhiêu?

- Cấp lan can thiết kế cấp L3, Ft = 240kN.

16. Anh chị hãy cho biết ảnh hưởng của hiện tượng co ngót, từ biến đến kết cấu BTCT cầu? cách khắc phục chúng như thế nào?

- Hiện tượng co ngót và từ biến rất ảnh hưởng đến kết cấu cầu BTCT, như tạo vết nứt, mất mát DƯL quá lớn... Do đó để khắc phục chúng cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Không tạo ra những thay đổi đột ngột về KT các mặt cắt: chiều cao, chiều dài, chiều rộng

- Không tạo ra những thay đổi đột ngột về sự bố trí cốt thép: bước cốt thép đai

- Bố trí cốt thép chống co ngót theo quy định của quy trình thiết kế.

- Chọn thành phần cấp phối BT hợp lý, dùng phụ gia hóa dẻo và phụ gia siêu dẻo để giảm lượng nước trộn mà vẫn đảm bảo độ linh động của hỗn hợp BT

- Nếu không thật cần thiết thì không bắt KC BT chịu tải quá nặng ở tuổi quá sớm.

- Phân đoạn quá trình đổ BT sao cho BT của mỗi phân đoạn được biến dạng tự do ở mức độ càng nhiều càng tốt trong quá trình hóa cứng.

- Chú ý đến các thời điểm bắt đầu và kết thúc ngừng kết của hỗn hợp BT để bố trí hợp lý tiến độ đổ BT cũng như khối lượng bê tông được đổ trong mỗi phân đoạn.

- Xử lý chu đáo các mạch ngừng thi công BT, đó là nơi dễ xuất hiện các sự cố

- Lập tiến độ thi công hợp lý cho mọi công đoạn đúc BT, bảo dưỡng, tạo DƯL...v..v

 17. Khi thiết kế BMC khoảng cách từ mép đá vĩa đến trọng tâm bánh xe ngoài cùng được lấy bằng bao nhiêu?

- Khoảng cách từ mép đá vĩa đến TT bánh xe ngoài cùng là 300mm.

18. Anh chị hãy cho biết khi thiết kế cầu thì có bao nhiêu trạng thái giới hạn, hãy cho biết sơ lược về các trạng thái này?

-TTGH: là trạng thái mà ở tại thời điểm đó kết cấu còn có khả năng chịu lực được.

-có 6 TTGH:cường độ(I, II, III), mỏi và đứt gãy, đặc biệt, sử dụng

19. Tại sao lại phải tính hệ số phân bố ngang? Có bao nhiêu phương pháp tính HSPBN?

- Vì kết cấu cầu là 1 kết cấu không gian, trong đó mọi bộ phận (dầm) tham gia chịu TT chung với các mức độ khác nhau. Do đó trong việc tính toán nội lực phải có nội dung TT sự phân bố TT cho các bộ phận của các KC nhịp.

- Có 3 PP thường dùng để xác định HSPBN là: PP đòn bẩy, PP nén lệch tâm, PP dầm liên tục trên các gối đàn hồi...

20. Có bao nhiêu loại mối nối bản mặt cầu đối với loại dầm chữ T?

- Có 2 loại mối nối BMC với loại dầm chữ T: Mối nối ướt và mối nối khô.

21. Anh chị hãy cho biết áp lực bánh xe truyền xuống bản mặt cầu là hình gì? Giá trị của nó như thế nào?

- Áp lực bánh xe truyền xuống BMC được giả thuyết là 1 HCN có bề rộng b = 510mm. chiều dài L = 2,28x10^3x lamda(1+IM)P ( P =72,5kN or 55kN)

22. Các sườn tăng cường của dầm có tác dụng gì?

  - Sườn tăng cường đứng và ngang có tác dụng chống mất ổn định chung và ổn định cục bộ, sườn tăng cường đứng bố trí vuông góc cánh dầm, sườn tăng cường ngang bố trí vuông góc sườn dầm.

- Tăng cường độ cứng của dầm.

23. Hãy trình bày việc bố trí, thiết kế và lắp đặt khe co giãn trong công trình cầu, có những loại khe co giãn nào mà anh chị biết.

- Khe co dãn bố được bố trí theo hướng ngang cầu, Dầm cầu giản đơn chúng được bố trí ở tất cả các trụ, mố. Trên các nhịp đúc hẫng được bố trí ở các nhịp đeo nối vào các nhịp chính và trên mố, Hệ thống cầu liên tục được bố trí ở các mố và trên vài nhóm nhịp liên tục.

- Các loại khe co giãn: Khe co giãn kiểu rộng: bằng kim loại , kiểu hẹp bằng cao su

- Thi công:

24. Hãy trình bày việc bố trí, thiết kế và lắp đặt các dầm ngang ?

- Dầm ngang bố trí khoảng cách từ 3-6m, tác dụng liên kết các dầm dọc và cùng chịu lực với dầm dọc trong cầu.

25. Hãy trình bày việc bố trí, thiết kế và lắp đặt các neo chống cắt, có những loại neo nào anh chị biết, trong đồ án sử dụng loại neo nào, mục đích của neo để làm gì.

 

26. Anh chị hãy  trình bày các thí nghiệm hiện trường khi thi công cọc khoan nhồi?

- Khi thi công CKN, có các công tác thí nghiệm hiện trường sau:

     + TN  kiểm tra dung trọng của vữa đất sét Bentonite

     + TN kiểm tra độ nhớt, độ pH, hàm lượng cát, độ ổn định chống phân tầng,

     + Thí nghiệm kiểm tra độ sụt của hỗn hợp vữa BT

27. Hãy trình bày các vị trí cho việc kiểm toán dầm, Hoạt tải và tĩnh tải trong đồ án gồm những thành phần nào?

- Vị trí Momen lớn, thường là trên gối (với dầm liên tục) hay giữa nhịp
- Vị trí lực cắt lớn (tại gối)
- Vị trí momen và lực cắt đều lớn (Vị trí L/4 với dầm đơn giản)
- Vị trí tiết diện thay đổi (Trước và sau vị trí vát dầm)
- Tỉnh tải: LC, LBH, Lớp phủ, BMC, dầm ngang, TL bản thân dầm

- Hoạt tải: 3 trục, 2 trục, TT làn, TT người đi,

28. Anh chị hãy  trình bày vị trí cho việc kiểm toán trụ cầu.

 

29. Anh(Chị) hãy cho biết ý nghĩa của bản liên tục nhiệt?

-  Bản LTN là kết cấu được tạo ra bằng cách nối các bản giản đơn trong chuỗi kết cấu nhịp dầm với nhau ở mức BMC, sao cho dưới tác dụng của lực nằm ngang và nhiệt độ thì cầu làm việc như 1 dầm liên tục, còn dưới tác dụng của lực thẳng đứng thì làm việc như 1 dầm đơn giản 

- Làm giảm được nhiều khe co giãn, đảm bảo tính êm thuận trong khai thác và duy tu bảo dưỡng.                                                 

30. Anh(Chị) hãy cho biết ưu nhược điểm của loại cọc mà anh chị thiết kế so với các loại cọc khác?

- Ưu điểm của CKN:

     + Rút  bớt công đoạn chế tạo cọc đúc sẵn (XD bãi đúc, VK, nối cọc, cẩu lắp, vận chuyển..)

     + Có khả năng thay đổi kích thước hình học ( chiều dài, đường kính, số lượng cốt thép). Có thể mở rộng đầu cọc để tăng khả năng chịu tải của cọc.

     + Có khả năng sd trong mọi loại địa tầng khác nhau, dễ dàng vượt qua mọi loại chướng ngại vật.

     + Tận dụng hết khả năng chịu lực theo vật liệu, do đó giảm số lượng cọc trong móng

     + Không gây tiếng ồn hoặc chấn động mạnh trong quá trình thi công , tốt cho thi công nền móng trong tp, khu đông dân cư.

     + Có thể kiểm tra trực quan các lớp địa chất bằng các mẫu đất lấy lên từ hố đào.

- Nhược điểm của CKN:

     + SP nằm sâu trong lòng đất, khó kiểm tra chất lượng nhất là SCT của cọc

     + Tốn kém trong công tác kiểm tra CLSP

     + Đỉnh CKN phải kết thúc nằm trên mặt đất, khó kéo dài thân cọc lên phía trên nên phải XD bệ cọc nằm ngập sâu trong đất, Không có lợi cho thi công vì phải XD vòng vây ngăn nước tốn kém.

     + Dễ xảy ra các khuyết tật, ảnh hưởng đến chất lượng cọc.

31. Hãy nêu ưu nhược điểm của dầm Super T so với các loại dầm khác?

- Ưu điểm:

     + Tiết kiệm chi phí: Tốc độ XD công trình nhanh, VK cố định làm giảm giá thành xây lắp, Thời gian XD giảm, giá thành thuê MB giảm, giảm số lượng VK của BMC

     + An toàn trong thi công: cánh dầm rộng làm sàn công tác cho CN

     + Hình dáng đẹp: có mặt đáy dạng dầm hộp ít góc cạnh  được xem như tương đương với các dầm hộp hay bản có lỗ đúc tại chỗ đang được ưa chuộng. Đáy các nhịp và xà mũ liên tục tạo hiệu quả cao về mỹ quan.

     + Hiệu quả kết cấu: do dầm có độ cứng chống xoắn cao nên TT tác dụng lên dầm sẽ phân bố nhiều hơn cho các dầm lân cận. Chiều dài làm việc của BMC nên tiết kiệm thép. Qua TT cho thấy sự phân bố US trên MC trong các giai đoạn đã phát huy triệt để tính năng của VL điều đó chứng minh dầm Super-T đã phản ánh ưu điểm nổi bật về kỹ thuật.

     + Tính ổn định cao: do tiết diện hình hộp nên chống uốn và chống xoắn tốt khi thi công

     + Tốc độ XD nhanh: Không cần VK để TC BMC, khi truyền lực căng, dầm tự tách khỏi VK và đc nhất khỏi VK mà kg cần phải tháo dỡ VK.

- Nhược điểm:

     + Do cánh dầm rộng nên khi áp dụng cho các cầu trên đường cong, có siêu cao cần phải có biện pháp xử lý bề rộng cánh và tránh tạo BMC quá dày.

     + Dầm được chế tạo theo PP căng trước thích hợp với chế tạo trong công xưởng. Nếu đúc tại công trường sẽ tốn kém phần XD bệ đúc và giá căng cáp DƯL. Kết cấu dầm Super-T chỉ thích hợp với cầu sử dụng nhiều dầm.

     + KC BT dầm có thành mỏng nên đòi hỏi cao về công tác quản lý chất lượng.

     + Một trong các vấn đề nảy sinh sớm nhất là vết nứt dọc đầu dầm lúc thả kích sau khi đã xử lý hơi nước bảo dưỡng. Điều ưu điểm ta nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổ hợp các ƯS nhỏ trong suốt quá trình căng kéo đã gây ra ứng suất lớn cùng với nó còn do nguyên nhân do Gradient nhiệt độ tại đầu dầm lúc căng kéo. Gradient nhiệt phát triển nhanh do nhiệt độ lạnh của các phần ngoài của dầm so với các phần bên trong được xử lý hơi nước dẫn tới việc tăng ứng suất kéo. Để giảm bớt vết nứt tại đầu dầm thì phải tăng cốt thép tại đuôi và bề mặt của đầu dầm.

32. Hãy nêu ý nghĩa của các tao cáp DUL bố trí phía trên dầm ?

- Cáp DƯL bố trí phía trên dầm Super-T có tác dụng làm chống lại US kéo thớ trên dầm trong cả 2 giai đoạn căng kéo và sử dụng .

33. Một mẫu BT có cấp độ bền fc’ =30 Mpa thì mác của nó là bao nhiêu?

Theo TCXDVN 356-2005 thì:

Tương quan giữa cấp độ bền của bê tông và mác bê tông theo cường độ

Bảng A.1 – Tương quan giữa cấp độ bền chịu nén của bê tông và mác bê tông theo cường độ chịu nén

Cấp độ bền

chịu nén

Cường độ trung bình của mẫu thử tiêu chuẩn, MPa

Mác theo
cường độ
chịu nén

Cấp độ bền

chịu nén

Cường độ trung bình của mẫu thử tiêu chuẩn, MPa

Mác theo
cường độ
chịu nén

B3,5

4,50

M50

B35

44,95

M450

B5

6,42

M75

B40

51,37

M500

B7,5

9,63

M100

B45

57,80

M600

B10

12,84

M150

B50

64,22

M700

B12,5

16,05

M150

B55

70,64

M700

B15

19,27

M200

B60

77,06

M800

B20

25,69

M250

B65

83,48

M900

B22,5

28,90

M300

B70

89,90

M900

B25

32,11

M350

B75

96,33

M1000

B27,5

35,32

M350

B80

102,75

M1000

B30

38,53

M400

 

 

 

 

34. Hãy nêu ý nghĩa của khổ thông thuyền? hãy trình bày các phương pháp thi công bệ trụ và trụ cầu ?

- KTT là khoảng không tự do ở dưới cầu để không ảnh hưởng đến sự đi lại  tàu thuyền

35. Cáp DUL thường có những loại sợi nào? cách tính sơ bộ số lượng tao cáp trong đồ án của anh chị?

- Cáp DƯL theo tiêu chuẩn ASTM  416/80 thường có những sợi như sau:

     + Tao 7 sợi cấp 250 Kips: D = 12,7mm; A = 92,9mm2; TL = 0.73kG/m

     + Tao 7 sợi cấp 250 Kips : D = 15,2mm; A = 139,35mm2; TL = 1.094kG/m

     + Cách tính sơ bộ số tao cáp:  

     Trong đó: Apsg: Diện tích MC ngang cốt thép DƯL

                                    Aps: Diện tích 1 tao cáp.

36. Tại sao lại phải bố trí cáp DUL trong dầm?

- Khi không có cáp DƯL cho dầm BTCT thì ta chỉ  chế tạo được các dầm vượt được khẩu độ nhỏ, chịu  tải trọng bình thường.

- Khi bố trí cáp DƯL cho dầm giảm được hàm lượng cốt thép thường kết hợp với việc tạo ứng lực cho dầm thì  kết cấu có biến dạng ngược với khi chịu tải. Nhờ đó những kết cấu bê tông này có khả năng chịu tải trọng lớn, vượt được những khẩu độ lớn, giảm độ võng khi chịu tải, tăng momen kháng nứt, sử dụng hiệu quả vật liệu CDC, tăng cường độ chống cắt và xoắn, Tăng khả năng chịu mỏi và phục hồi độ võng sau khi nứt....

37. Khi tính dầm ngang chiều dài tính toán của nó đối với các loại dầm I, T, Super T được lấy như thế nào?

- Dầm I: Ltt = KC giữa hai mép của bụng dầm chính theo PNC

- Dầm T: KC giữa hai mép dầm

38. Tại sao đầu dầm Super T lại phải cắt khấc?

- Dầm Super-T cắt khất để giảm chiều cao toàn cầu và tạo tổng thể kiến trúc hài hòa cho công trình

39. Tại sao các loại dầm I, T phía đầu dầm lại không bị vát như phía trong dầm?

- Đầu dầm bố trí cáo đầu neo cáp DƯL nên thiết kế không vát để dễ bố trí đầu neo.

- Đầu dầm bố trí cốt thép chịu cắt khá dày > để dể bố trí.

40. Khi thiết kế cầu cho người đi bộ và cầu đường ô tô, tải trọng người được lấy như thế nào ?.

- Khi thiết kế cầu cho người đi bộ PL = 4,1x10^3MPa

- Khi thiết kế cầu  đường ô tô, PL = 3 x10^3MPa

41. Cơ sở  xác định các kích thước cầu:

- Chiều dài tính toán dầm chủ: 

- Số lượng dầm chủ: 

- Xác định chiều cao dầm chủ: 

- Số lượng dầm ngang: 

- Chiều cao tối thiểu thông thường dùng cho KC phần trên có chiều cao kg đổi: 0,03L-0.045L

- Số làn xe thiết kế: lấy nguyên, Nếu 

- Chiều dài bản hẫng: , TTTK của bánh xe dãy  ngoài  cùng có thể thay thế bằng 1 dải TT tuyến phân bố đều có cường độ 14,6KN/m đặt cách  bề mặt lan can 300mm

42. Cơ sở chọn SL dầm ngang trong mặt cắt ngang cầu? tác dụng?

- Chiều dài bố trí dầm ngang từ 3-6 m, Dầm ngang có tác dụng liên kết các dầm dọc và cùng chịu tải trọng với các dầm dọc.

 

PHẦN II : MỐ TRỤ - NỀN MÓNG

 

1.  Có bao nhiêu loại mố cầu. Nêu ưu điểm nổi bật của loại mố cầu mà anh chị thiết
            kế ?

- Theo KT hình học: Mố chữ U, Mố chữ nhật, Mố chữ T, chữ thập. Mố rỗng vòm ngang cầu đường sắt

- Mố không vùi và mố vùi

- Mố chân dê

*Ưu điểm của mố chữ U:

            - Giảm KL vật liệu, KC chịu lực hợp lý, độ ổn định chống lật, trượt cao, áp dụng rộng rãi trong các cầu ô tô và đường sắt với bề rộng không  lớn lắm . Đảm bảo tầm nhìn dưới cầu và khẩu độ thoát nước do nón đất nằm trong phạm vi tường trước

* Nhược điểm:

            - Thi công BT mố và lớp đất đắp sau lưng mố chống lún khó khăn

            - Chỉ thích hợp với các cầu không rộng lắm, chiều cao lớp đất đắp <=6m.

2.  Tại sao lại phải chọn sơ đồ đóng cọc, giả sử có 4 hàng cọc, ta đóng 2 hàng ngoài
           
trước rồi mới đóng 2 hàng trong có được không?

3.  Anh hãy trình bày các tải trọng chính khi thiết kế trụ cầu?

- Các tải trọng chính khi TK trụ cầu:

            + Tỉnh tải: kết cấu phần trên+ TB phụ (DC)

            + Hoạt tải:

                        +Xe tải thiết kế, xe hai trục thiết kế và tải trọng làn

                        + Tải trọng người đi, Lực hãm xe( 25%Tổng TL các trục xe tải/2 trục tk của tất cả các làn), TT gió (WL, WS), TT nước(WA), Lực va tàu (Pb)             

4.  Khi tính toán ổn định lật của mố cầu thì những lực nào là giữ, những lực nào gây
           
lật, hoạt tải như thế nào thì bất lợi nhất trong tính toán này?

            - Các lực giữ: Trọng lượng bản thân mố, Áp lực đất đắp trước mố, TL kết cấu nhịp.

            - Các lực lật: Áp lực đất đắp sau mố, Lực xung kích xe chạy...

            - Hoạt tải bất lợi nhất trong tính toán này: Áp lực ngang do hoạt tải sau mố LS

5.  Có nhất thiết phải bố trí cọc xiên ở móng trụ không?

- Cọc xiên được thiết kế trong trường hợp mố - trụ cầu có lực xô ngang lớn. Tại mố cầu thì thì có áp lực đất đắp sau mố lớn tạo ra lực xô mố về phía lòng sông, trụ cầu thì có lực xô ngang do lực hãm xe, lực xung kích và sự phân bố hoạt tải không đều trên các nhịp...Việc thi công cọc xiên thường khó hơn cọc thẳng, góc xiên và độ khó thi công tỷ lệ thuận với nhau. Thông thường người ta thiết kế góc xiên của cọc theo tỷ lệ 10:1 (xuống 10 ra 1).

6.  Chiều cao của tường đỉnh phụ thuộc vào những yếu tố nào?

            + Chiều cao đỉnh tường mố = tổng chiều cao XD của KCN (tính từ đáy dầm tại mố đến cao độ KCN) + chiều cao gối cầu+chiều dày tấm kê gối

7.  Khi tính toán mố cầu, mặt cắt nào là nguy hiểm nhất?

- Mặt cắt nguy hiểm nhất khi tính toán mố trụ: M/C giữa phần tiếp giáp tường đầu mố và bệ mố.

8.  Anh chị hãy  trình bày các cách kiểm định chất lượng cọc khoan nhồi mà anh chị
           
biết?

- Kiểm tra bằng thí nghiệm ép mẫu BT: khoan lấy mẫu, kiểm chứng bầng mẫu BT đổ với mẫu TN đúc trước)

- Kiểm tra bằng PP siêu âm: 4-5 đầu thu, PP bức xạ gamma: 2 đầu thu

- Kiểm tra bằng PP nén tĩnh: 

9.  Anh chị hãy trình bày công dụng của các ống nhựa hoặc sắt đặt trong cọc khoan
           
nhồi khi thi công cọc khoan nhồi?

- Các ống nhựa/ sắt đặt trong cọc khoan nhồi để thả các đầu dò sóng siêu âm sau khi đổ BT để kiểm tra chất lượng cọc.

10. Cốt thép đập đầu cọc có tác dụng gì?

 - Liên kết giữa cọc và bệ cọc

11. Có bao nhiêu loại trụ cầu? trong đồ án anh chị chọn loại trụ nào? ưu nhượcđiểm của nó?

12. Khi nào thì trụ được xem là trụ đài cao, trụ đài thấp? trong đồ án anh(chị) thiết kế
           
loại trụ nào ?

- Móng trụ đài cao:  có cao độ đáy bệ trụ nằm cao hơn mặt đất thiên nhiên

- Móng trụ đài thấp: có cao độ đáy bệ trụ nằm thấp hơn mặt đất thiên nhiên

- Trong Đ/A Em TK móng trụ đài thấp

- Móng cọc bệ thấp thỏa mãn điều kiện h >0.7 hmin , hmin chiều sâu chống xói hay chiều sâu chôn đài cọc vào đất. Nếu không thỏa mãn điện này thì nó là móng cọc bệ cao. Móng cọc bệ cao thì các cọc chịu  lực ngang, còn đối với móng cọc bệ thấp cọc hầu như không chịu lực ngang mà chỉ chịu lực thẳng đứng.

13. Khi thi công trụ hoặc mố ngoài phương án vòng vây cọc ván thép còn có phương
           
án nào khác ?

- Ngoài PA thi công trụ/ mố bằng vòng vây CVT ta còn có PA sau:

                                    - Dùng Thùng chụp không đáy

                                    - Dùng vòng vây đất đá, VV củi gỗ, VV đất và cọc gỗ

14. Hãy cho biết các bước thi công cọc khoan nhồi. Các phương pháp kiểm tra chất
           
lượng cọc mà anh chị biết.

- Các bước thi công cọc khoan nhồi:

            + Định vị xác định vị trí lỗ khoan

            + Hạ ống vách: dùng búa chấn động có tần số chấn động thích hợp để rung hạ ống vách vào sâu trong đất đến cao độ tính toán

            + Khoan lấy đất trong lòng ống vách

            + Cung cấp dd bentonite

            + Khoan tạo lỗ đến cao độ thiết kế, bơm hút và cung cấp bentonite liên tục cho lỗ khoan

            + Đặt lồng cốt thép CKN

            + Đổ BT nhồi ruột bằng ống dẫn thẳng đứng

            + Nhổ ống vách.

- Kiểm tra bằng thí nghiệm ép mẫu BT: khoan lấy mẫu, kiểm chứng bầng mẫu BT đổ với mẫu TN đúc trước)

- Kiểm tra bằng PP siêu âm: 4-5 đầu thu, PP bức xạ gamma: 2 đầu thu

- Kiểm tra bằng PP nén tĩnh: 

15. Hãy cho biết công dụng của vữa bentonite khi khoan cọc nhồi?

- Tạo áp lực lớn hơn áp lực ngang của đất để chống sạt lở thành vách lỗ khoan

- Giữ cho mùn khoan không lắng đọng dưới đáy lỗ khoan

- Đưa mùn khoan ra ngoài

16. Có bao nhiêu phương pháp nối thép trong cọc khoan nhồi. ưu điểm của từng
           
phương pháp?

- Các PP nối thép: PP nối hàn đối với cốt thép chủ, Nối buộc với cọc có D<1,2m và chiều dài toàn bộ lồng thép <25m. PP dập ép ống nối theo TCXD234-1999

- Ưu điểm:

17. Tại sao các ống nhựa hoặc sắt đặt trong cọc khoan nhồi khi hạ xuống hố khoan
           
phải bịt kín và không cho dính bám với dầu, mỡ và gỉ sét?
- Các ống nhựa này được đặt trong CKN dùng để kiểm tra chất lượng cọc sau khi đổ BT cọc. Nếu không bịt kín thì đất đá, bùn đất, sẽ gập trong ống, dầu mỡ gỉ sét sẽ làm cho kết quả siêu âm không chính xác.

18. Hãy nêu tác dụng của các bản thép đặt quanh lồng thép của cọc khoan nhồi?

- Các bản thép đặt quanh lồng thép của CKN có tác dụng định vị tâm và đường kính lồng thép. Tránh va chạm lồng thép vào vách lỗ khoan.

19. Thông thường đóng cọc trước rồi mới thi công vòng vây hay ngược lại, tại sao?

- Thông thường thi ta thi công đóng cọc trước sau đó mới thi công vòng vây cọc ván thép. Do khi đóng cọc ta xác định chính xác diện tích vòng vây. Khi đóng cọc có thể có một số cọc bị sự cố phải đóng bổ sung. Thi công vòng vây CVT sau khi đóng cọc khắc phục được đặc điểm này.

20. Khi thi thiết kế móng cọc khoan nhồi, khoảng cách giữa các cọc và từ tim cọc đến
           
mép bệ được lấy như thế nào?

- Khoảng cách giữa các cọc >= 3D (D: đường kính cọc)

- Khoảng cách từ mép cọc ngoài cùng đến mép bệ: >=0.25m

21. Anh chị hãy cho biết việc thiết kế và tính toán cọc ván thép dựa trên các yếu tố
           
nào?

- Khi tính toán thiết kế cọc ván thép dựa trên các yếu tố sau:

            + Mực nước thi công

             + Cao độ đáy bệ

             + Chiều dày và tính chất cơ lý của từng lớp đất

             + Cường độ chịu nén của CVT

22. Nêu ưu điểm nổi bật của loại trụ cầu ( trụ thân hẹp) mà anh chị thiết kế?

- Giảm khối lượng vật liệu

- Hình dáng trụ  thanh mảnh, tạo hình dáng kiến trúc đẹp

- Bo tròn hai bên cạnh ngắn của MC ngang trụàtác dụng rẽ nước tốt, tránh tạo thành các dòng xoáy gần trụ, giảm xói lở dòng sông và hạ chiều cao mực nước dâng ở thượng lưu cầu.

23. Cao độ của các bộ phận thuộc mố trụ cầu phụ thuộc vào những điều kiện nào?

- Phụ thuộc vào các yếu tố sau:

            + Cao độ đỉnh móng: đặt dưới MNTN tránh va của tàu bè       

            + Cao độ đỉnh trụ: phải cao hơn MNCN tối thiểu là 0,5m

            + Cao độ đáy KCN phải cao hơn cao độ đỉnh trụ = chiều cao gối cầu

            + Chiều cao đỉnh tường mố = tổng chiều cao XD của KCN (tính từ đáy dầm tại mố đến cao độ KCN) + chiều cao gối cầu+chiều dày tấm kê gối

24. Tác dụng bản quá độ? Độ dốc bản quá độ? Sơ đồ tính và cách bố trí ?

- Đảm bảo độ êm thuận khi xe đi từ đường vào cầu

- Giảm được áp lực ngang của đất tác dụng lên mố do hoạt tải

- Độ dốc của BQĐ: về phía đường từ 10-15%

- Sơ đồ tính: Như 1 dầm kê lên 2 gối tự do.

- Cách bố trí: BQĐ có chiều dài từ 2-:-4m,  độ dốc nghiên về phía đường từ 10-:-15%, chiều rộng bằng chiều rộng đường xe chạy. Một đầu kê lên tường đỉnh mố và 1 đầu kê lên dầm đặt trên đất đắp sau lưng mố

25. So sánh 2 phương pháp đổ bê tông: phương pháp vữa dâng và phương pháp bê
           
tông bịt đáy ? Khi nào sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên ?

- PP vữa dâng: Đổ cốt liệu thô vào khuôn trước sau đó bơm vữa XM đã trộn vào khối đá ép từ dưới đáy ép dần lên. Áp suất bơm làm cho vữa chảy lấp đầy các khe rỗng và đẩy nước ra ngoài. Chỉ SD PP này có chất lượng BT thấp, chỉ dùng cho CT phụ tạm như lớp BT bịt đáy hố móng.

- PP rút ống thẳng đứng: Dùng vữa BT đã trộn sẵn rót vào khuôn qua ống cắm ngập trong khối vữa. Áp suất tạo ra do chiều cao của cột vữa thắng áp lực của nước làm cho vữa chảy lan tỏa ra xung quanh, để cho áp lực vữa luôn luôn > áp lực nước ống đổ phải được rút từ từ lên cao và luôn ngập trong vữa >0.5m. Các vùng vữa của mỗi ống đổ giao cắt nhau và trộn thành một khối. Do BT tông đùn từ trong lòng khối vữa nên chỉ có mặt ngoài tiếp xúc với nước vì vâỵ BT đổ BT theo PP này đồng đều và liền khối, đảm bảo chất lượng. Vữa có độ sụt lớn nên đảm bảo độ chặt của BT.

 Áp dụng CN này cho các kết cấu chìm trong nước yêu cầu chất lượng BT cao.

 

26. Sơ đồ tính toán tường cánh mố? Các tải trọng tác dụng ?

- Tường cánh mố có tường cánh dọc và tường cánh ngang

- Tải trọng tác dụng: Áp lực đất đắp (EH) và Hoạt tải sau mố: (LS)

27. Sự khác nhau khi tính toán móng cọc khoan nhồi, móng cọc ống và móng cọc
           
đóng ?

28. Cự ly tối thiểu giữa các cọc ? Tại sao lại quy định như vậy ?

- Cự ly tối thiểu giữa các cọc không nhỏ hơn 3D (D= đường kính/ cạnh của cọc)kể từ tim đến tim. Vì nếu cự ly đó quá nhỏ, phạm vi phân bố ứng suất của các cọc sẽ chồng lên nhau làm cho tổng ứng suất dưới chân cọc lớn hơn rất nhiều và khả năng chịu tải của 1 cọc trong móng sẽ nhỏ hơn của cọc đơn. Hay nói cách khác là độ lún của móng sẽ lớn hơn của cọc đơn.( còn gọi là hiệu ứng nhóm cọc)

29. Nêu trình tự các bước thi công kết cấu nhịp bằng hệ nổi ?

 

30. Trình tự hạ lồng cốt thép trong cọc khoan nhồi. Nối các lồng cốt thép như thế nào ?

+ Nạo vét đáy lỗ.

+ Hạ từ từ đoạn thứ nhất vào trong hố khoan cho đến cao độ đảm bảo thuận tiện cho việc kết nối đốt tiếp theo.

+ Giữ lồng cốt thép bằng giá đỡ chuyên dụng được chế tạo bằng cốt thép đường kính lớn hoặc thép hình.

+ Đưa đoạn tiếp theo và thực hiện công tác nối lồng cốt thép (hàn các thanh cốt dọc với nhau hoặc nối buộc tại chỗ hay bắt nối bằng cóc hoặc nối bằng dây ép ống nối ).

+ Tháo giá đỡ và hạ tiếp lồng cốt thép xuống.

+ Lặp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuối cùng.

+ Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép.

+ Kiểm tra đáy lỗ khoan.

+ Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên.

31. So sánh tiêu chuẩn kỹ thuật của bê tông bịt đáy và bê tông trong cọc khoan nhồi?

- BT bịt đáy có yêu cầu về mác thấp hơn BT trong cọc khoan nhồi cũng như pp thi công từng loại

32. ý nghĩa cọc xiên? Trình tự đóng cọc xiên? ở trụ có nên bố trí cọc xiên không ?

- Để giảm bớt lực ngang tác dụng lên mố, trụ ta bố trí cọc xiên.

33. Đóng cọc thử khi nào? Khi gặp độ chối giả thì xử lý như thế nào ?

-Việc thiết kế cọc dựa trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất. Nó là cơ sở của những tính toán mang tính lý thuyết, chưa hẳn đã đúng với thực tế thi công. Thêm vào đó, khi đóng cọc còn xuất hiện độ chối giả tùy thuộc vào từng loại địa chất. Do đó phải đóng cọc thử nhằm xác định chính xác độ chối của cọc tại hiện trường, sau đó bằng cách tính toán người ta tính được độ chối thật của cọc, khi đó mới quyết định chính xác chiều dài cọc ổn định để đảm bảo độ ổn định về nền móng của công trình.

34. Cấu tạo của bộ phận thoát nước trên cầu, khi nào thì cần bố trí, Lượng nước cần
thoát được tính như thế nào?

- Bộ phận thoát nước trên cầu: gồm Lưới thu nước, phiễu thu và ống thoát nước

- Khoảng cách từ tim ống đến đá vỉa thường từ 20 - 40 cm

- Quy định : cứ 1m2 bề mặt hứng nước mưa của cầu thì fải tương ứng với ít nhất 1cm2 diện tích lỗ thoát nước với mặt cầu ô tô và 4cm2 với mặt cầu đường sắt.

- Khoảng cách giữa các ống xa nhất là 15m

- Nếu cầu có độ dốc dọc nhỏ hơn 2% thì cứ cách 6-8m nên có 2 ống thoát nước bố trí sát hai lề người đi đối diện nhau.

- Nếu cầu ngắn hơn 50m và id >2% thì ko cần đặt ống thoát nước

  Nếu cầu dài hơn 50m và id >2% thì cứ 10-15m đặt một ống thoát nước

35. Cấu tạo các lớp đất đắp sau mố?

 Đắp sau mố cầu và sau lưng tường chắn nên dùng các loại đất hạt rời có góc nội ma sát lớn. thường các loại như sau: - Đất cấp phối đồi, + Loại vật liệu tốt nhất nên áp dụng là vật liệu hạt có tính dính nhẹ (như cát pha hoặc là hỗn hợp cát, sỏi,đá mạt và một ít đất dính 

36. Lớp vật liệu dưới bản quá độ có tác dụng như thế nào? Bề dày của nó có phải tính
           
toán không?

- Lớp vật liệu dưới bản quá độ có tác dụng đỡ bản quá độ và giảm độ lún giữa đường đầu cầu. Bề dày của nó thường không tính toán mà thường có chiều dày (0.3-0.5)m thường là các lớp vật liệu sau:

37. Nguyên lý hoạt động của gối cao su di động theo 1, 2 phương ?

 

38. Phân tích việc sử dụng ống vách, vữa sét để thi công cọc khoan nhồi?

 

39. Các sự cố thường gặp và cách khắc phục khi thi công cọc khoan nhồi?

- Không rút được đầu khoan lên:

            + Biện pháp xử lý:

            Cách 1: Rút ống vách lên khoảng 20 cm sau đó mới rút đầu khoan, sau khi rút đ­ợc đầu khoan lên rồi sẽ lại hạ ngay ống vâch xuống.

            Cách 2: Nếu không thể nhổ đ­ợc ống vách do ống vách đã hạ sâu, lực ma sát lớn, ta phải dùng biện pháp xói hút . Cách tiến hành nh­ sau:

                        Dùng vòi xói áp lực cao xói hút phần  đất đã bị sập và xói sâu xuống d­ới đầu khoan mục đích làm cho đầu khoan trôi xuống d­ới theo ph­ương thẳng đứng để khỏi bị nghiêng vào thành vách. Sau đó mới cẩu rút đầu khoan.

            L­ưu ý: Trong suốt quá trình xói hút luôn giữ cho mực n­ước trong lỗ khoan ổn định đầy trong ống vách để giữ ổn định thành lỗ khoan d­ới đáy ống vách.

- Không rút được ống vách lên:

Chọn ph­ơng pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị đủ đáp ứng nhu cầu cho công nghệ khoan cọc.

Sau khi kết thúc việc làm lỗ và tr­ớc lúc đổ bê tông phải th­ờng xuyên rung lắc ống, đồng thời phải thử nâng hạ ống lên một chút ( khoảng 15 cm) để xem có rút đ­ợc ống lên hay không. Trong lúc thử này không đ­ợc đổ bê tông vào.

Khi sử dụng năng lực của bản thân máy mà nhổ ống chống không lên đ­ợc thì có thể thay bằng kích dầu có năng lực lớn để kích nhổ ống lên.

Tr­ớc khi lắc ống lợi dụng van chuyển thao tác, lúc lắc với một góc độ nhỏ làm cho lực cản giảm đi,  để cho nó từ từ trở lại trạng thái bình th­ờng rồi lại nhổ lên, và phải đảm bảo h­ớng nhổ lên của máy trùng với h­ướng nhổ lên của ống. Nếu ống bị nghiêng lệch thì phải sửa đổi thế máy cho chuẩn.

Nếu phát hiện ra l­ỡi nhọn ống vách bị mài mòn phải kịp thời dùng ph­ơng pháp hàn chồng để bổ xung.

- Sự cố sập vách hố khoan:

+  Nếu nguyên nhân sụt lở thành vách do dụng dịch giữ thành không đạt yêu cầu thì biện pháp chung là bơm dung dịch mới có tỷ trọng lớn hơn vào đáy lỗ khoan và bơm đuổi dung dịch cũ ra khỏi lỗ khoan. Sau đó mới tiến hành xúc đất và vệ sinh lỗ khoan. Trong quá trình lấy đất ra khỏi lỗ khoan luôn luôn duy trì mức dung dịch trong lỗ khoan đảm bảo theo qui định cao hơn mực n­ớc thi công 2m.

            + Nếu nguyên nhân do ống vách ch­a hạ qua hết tầng đất yếu thì giả pháp duy nhất là tiếp tục hạ ống vách xuống qua tầng đất yếu và ngập vào tầng đất chịu lực tối thiểu bằng 1m.

            + Nếu do lực ma sát lớn không hạ đ­ợc ống vách chính thì dùng các ống vách phụ hạ theo từng lớp xuống d­ới để giảm ma sát thành vách. Số luợng ống vách phụ phụ thuộc vào chiều sâu tầng đất  yếu.Ông vách phụ trong cùng có chiều dài xuyên suốt và đư­ờng kính bằng ống vách chính ban đầu. Các lớp ống vách phụ hạ tr­ước đó có chiều dài ngắn hơn một đoạn theo khả năng hạ đ­ợc của thiết bị hạ ống vách chịu ma sát trên đoạn đó và có đường kính lớn hơn 10 cm theo từng lớp từ trong ra ngoài.

- Trồi cốt thép chủ khi rút ống vách:

            Khi bắt đầu đổ bê tông thấy phát hiện cốt thép bị trồi lên thì phải lập tức dừng việc đổ bê tông lại và kiên nhẫn rung lắc ống vách , di động lên xuống hoặc quay theo một chiều để cẳt đứt sự v­ớng mắc giữa khung cốt thép và ống vách. Trong khi đang đổ bê tông, hoặc khi rút ống lên mà đồng thời cố thép và bê tông  cùng lên theo thì đây là một sự cố rất nghiêm trọng : hoặc thân cọc với tầng đất không đ­ược liên kết chặt, hoặc là xuất hiện khoảng hổng. Cho nên tr­ường hợp này không đ­ợc rút tiếp ống lên tr­ước khi gia cố tăng c­ường nền đất đã bị lún xuống.

- Trồi cốt thép chủ khi đổ BT:

Mặt khác có thể coi bê tông rơi xuống đáy lỗ khoan là trên nền đàn hồi, vì vậy việc giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực đẩy ở đáy lỗ khoan

- Tụt cốt thép trong CN khoan xoay vách

            - Khung cốt thép dùng mối nối buộc phải buộc thật chắc chắn và cẩn thận các mối nối giữa cốt thép chủ với cốt chủ, giữa cốt chủ với cốt đai và các cốt thép với nhau.

Để hạn chế ảnh h­ởng tác động của ống vách khi  xoay vách tốt nhất là nên dùng các cốt thép tạm nối với cốt chủ nhô lên khỏi ống vách và treo toàn bộ lồng cốt thép trong lúc đổ bê tông. Cách này sẽ hạn chế tối đa lực tỳ của lồng thép lên ống vách. Nếu việc treo này v­ớng cho công tác đổ bê tông thì có thể không treo nh­ng phải th­ờng xuyên theo dõi cao độ cốt thép phụ tạm  hoặc khi xoay ống vách phải treo lên.

- Hư hỏng về BT đầu cọc:

            - Khoan tạo lỗ

            - Bơm nước xói rửa

            - Bơm vữa có mác tương đương xử lý đầu cọc

- Gặp hang castuer

Dấu hiệu th­ờng thấy khi mũi khoan gặp hang caster là độ lún cần khoan tăng đột ngột, cao độ dung dịch trong lỗ khoan có thể bị tụt xuống khi gặp hang rỗng hoặc dâng lên khi trong hang có n­ớc có áp hoặc bùn nhão.

 Việc gặp hang caster có nhiều bùn nhão nh­ ở cầu Bợ khiến phải sử lý mất  rất nhiều thời gian, trong đó việc sử dụng ống vách phụ qua hang caster cũng là một giải pháp đang được áp dụng khá hiệu quả. Trong tr­ường hợp phát hiện tr­ớc có hang caster thì sử dụng thiết bị khoan xoay ống vách là ph­ương pháp hiệu quả nhất. 

            Việc sử dụng ống vách phụ qua hang caster kết hợp với ống vách mở rộng bên ngoài được tiến hành nh­ sau:

            B­ước 1: Sử dụng ống vách mở rộng F1800 dày 14mm rung hạ bằng búa rung BP170 đến cao độ cho phép có thể rút đ­ược ống vách lên tuỳ theo năng lực thiết bị hiện có. Có thể kết hợp đào đất hoặc xói hút trong ống  vách để giảm thiểu lực ma sát thành cọc.

            B­ước 2: Khoan trong lòng ống vách mở rộng bàng máy khoan BAUER sau đó doa lỗ F1650. Vách thép phụ F1600 đ­ợc ép hạ qua hang sau đó tiếp tục khoan F1500 và đổ bê tông bình th­ờng.

             Ông vách phụ đ­ược giữ lại trong đất còn ống vách mở rộng có thể đ­ợc rút lên sau khi khoan xong.

40. Khi nào cần thiết đổ bê tông bịt đáy(trụ cầu)?

-  Đổ BT bịt đáy khi trụ cầu ở vị trí ngập nước, có nhiều nước ngầm, đất nền nơi đặt móng bệ yếu

41. Ý nghĩa hệ số phân bố ngang?

Mô hình tính toán cầu là mô hình không gian, nhưng để đơn giản tính toán người ta qui về mô hình 1 chiều bằng hệ số phân phối ngang(22TCN272-05).Mục đích xác định hiệu ứng lực tác dụng lên các dầm(Dầm giữa,kế biên và dầm biên). HSPB càng lớn thì càng bất lợi.Thông thường dầm biên bất lợi nhất(M và Q).Có nhiều cách tính khác nhau ....

42. Cao độ của xà mũ được tính như thế nào?

- Cao độ xà mũ được quyết định xuất phát từ yêu cầu sau: Đáy dầm cũng như đỉnh trụ phải cao hơn nực nước cao nhất tính toán (MNCN) tối thiểu 0,5m.

- Max (MNCN + 0,5m; MNCN+hminKTT-hgoicau)

43. Trong thiết kế trụ, hoạt tải xe sẽ được xếp như thế nào? cầu có 2 làn xe thì có bao
           
nhiêu cách xếp tải?

- Hoạt tải xe 3 trục xếp trục 145kN trùng với tung độ max của đường ảnh hưởng. Xe thứ  2 cách xe thứ nhất  15m

- Hoạt tải xe 2 trục cách nhau 1,2m. trục 110kN trùng với tung độ Max của đường ảnh hưởng.

- Cầu có 2 làn xe thì có 2 cách xếp tải:

Max(Xe 2 trục+ làn, xe 3 trục+làn)

44. Nguyên tắc chọn búa đóng cọc?

- Chọn búa đóng cọc dựa trên các tiêu chí sau:

            + Năng lượng xung kích của búa

            + Chiều cao của giá búa

            + Độ chối thiết kế.

45. Đối với cọc đóng, cách chia đoạn đúc và bố trí vị trí cẩu cọc?

- Chia khúc đối với cọc đóng sao không quá 2 mối nối trên qua 1 mặt cắt ngang và phụ thuộc vào chiều dài của thanh thép dọc (11,7m), khả năng cẩu lắp, vận chuyển cọc đóng.

- Bố trí móc cẩu, kê cọc tại 0,207L

- Bố trí cẩu cọc 1 đầu tại 0,33L, tại các vị trí này Momen phát sinh cân bằng nhau và cọc làm việc bình thường.

46. Cách xác định số cọc và bố trí cọc trong móng?

- Ta tính được tổ hợp tải trọng lớn nhất tại đáy bệ Nmax ( thẳng đứng), Qmax, Mmax tương ứng. Sức chịu tải dọc trục tính toán của 1 cọc: Qc

Số co ctrong móng:

47. Cách xác định cốt thép cho cọc KN?

- Tính toán nội lực CKN theo sơ đồ cọc đơn ta có các giá trị Mmax

48. Sơ đồ tính của bệ cọc?

 

49. Cách tăng sức chịu tải của CKN?

- Khoa, nổ mìn mở rộng đầu mũi cọc

- Bơm vữa để xử lý đáy CKN (Post-Grouting)

50.

PHẦN III: THI CÔNG

1.  Có bao nhiêu phương pháp thi công kết cấu nhịp dầm Super T? hãy giải thích ưu
           
nhược điểm của phương pháp mà anh chị chọn để thi công ?

- Thi công KC nhịp bằng cần trục tự hành

- TC bằng xe lao dầm

- TC bằng cẩu chân dê và cẩu long môn

- TC bằng hệ nổi trên sông

2.  Khi đổ bê tông tại chỗ cần thực hiện những công đoạn nào?

- Lắp dựng cốt thép+ván khuôn+đà giáo cây chống+ đổ BT, bảo dưỡng.

3.  Đúc dầm đúc tại nhà máy có những ưu nhược điểm gì so với dầm đúc tại công       trường?

- Gia công SX hàng loạt theo quy trình

- Kiểm soát được chất lượng đầu vào cũng như sản phẩm một cách tương đối

- Không bị tác động bởi môi trường, thời tiết bên ngoài

Nhược: - Tăng chi phí XD khi phải dùng phương tiện xếp dỡ và vận chuyển ra đi xa công trường

4.  Thi công sàng ngang bố trí thế nào?

- Sau khi phiến dầm BT tới vị trí, dùng pa lăng xích và bánh xe để sàng ngang để hạ dầm xuống gối

5.  Hiện tượng castơ là gì? Khi thi công cần chú ý gì?

 - Khi đá vôi, đá phấn, ...bị trôi rữa bởi nước trên mặt và nước ngầm  hình thành những hố sụt, hang ngầm, Người ta gọi những loại hình ở trên mặt và dưới lòng đất được tạo nên bởi cách như vậy là hiện tượng Castơ.

- Khi thi công cần chú ý chú ý các điều sau:

            + Đề fòng sạt lở thành ống trong PP thi công không có ống chống

            + Kg rút được ống chống lên trong PP thi công có ống chống

            + Đề phòng thiết bị thi công rơi vào hố khoan

            + Đề phòng khung ống thép bị trồi lên hoặc nén cong vênh

            + Đề phòng nước vào trong ống đẫn

            + Đề phòng khi độc trong hố khoan

6.  Tại sao khi thi công đắp đảo rồi lại đào ra?

- Đắp đảo ngăn nước tràn vào hố móng để thi công móng mố trụ. Xong rồi đào ra để khơi thông dòng chảy của sông, không làm cản trở tàu thuyền

7.  Mấu neo hình quả trám đặt ở đâu trong dầm BTCT DƯL kéo trước?

- Mấu neo hình quả trám đặt ở đầu dầm BTCT DƯL kéo trước

8.  Khi nào đình chỉ thông thuyền trong quá trình thi công?

- Đình chỉ thông thuyền trong quá trình thi công khi thi công các trụ cầu dưới sông, lao kéo nhịp dầm

9.  Dầm bê tông đúc ở bãi,làm thế nào vận chuyển được?

- Để bốc dỡ và lắp ráp dầm BT đúc trong bãi, ta có thể dùng các cần trục tự hành có cần vươn, cần trục chân dê, cột buồm

- Vận chuyển dầm từ bãi bằng xe vận tải, toa xe đường sắt, các phương tiện vận tải thủy và các xe chuyên dụng

10. So sánh 2 phương án thi công đóng cọc xong rồi đào đất và ngược lại?

- Đóng trước, đào đất móng sau thì hạn chế được sự sụp đổ của thành vách hố móng

11. Lắp ghép và đổ tại chỗ kết cấu bê tông cốt thép có gì khác nhau?

- Lắp ghép kết cấu BTCT được thực hiện sau khi cấu kiện được sx ở xưởng sau đó vận chuyển và thi công

- Đổ BT tại chỗ được thực hiện tại vị trí công trình  

12. Để đảm bảo chất lượng bê tông khi đúc dầm cần làm gì?

- Kiểm tra chất lượng cốt liệu ban đầu, XM, cát, đá, phụ gia, nước.

- Kiểm tra quy trình thi công: ván khuôn, cốt thép, đổ BT.

- Quy trình bão dưỡng BT .

13. Vòi voi đổ bê tông có ngập vào bê tông không?

- Ôngs vòi voi khi thi công không để ngập trong BT, để trên mặt BT

14. Các lực tác dụng khi tính toán ván khuôn?

- áp lực vữa BT, xung kích đầm, tải trọng

15. Tại sao khi sàng ngang lại dùng phương pháp kéo trượt mà không kéo con lăn?

- Khi sàng ngang dầm thì đầm được cẩu lắp bằng giá lắp. Co lăn kg dùng được do không thể chạy trên mố, trụ

16. Tại sao khi đổ bê tông lại quy định chiều cao đổ tối đa là 1,5m?

- Để hạn chế phân tầng của BT

- Để BT đạt được cường độ để bảo toàn hình dạng kết cấu. Tốc độ dịch chuyển khuôn trong tg mùa hè BTM350# trung bình 1,5m/ca. tối thiểu 0,5m/ca.

17. Ý nghĩa của việc bảo dưỡng bê tông, có bao nhiêu phương pháp bảo dưỡng bê
           
tông?

- Bảo dưỡng BT là cung cấp nước cho khối BT đã đổ để quá trình thủy hóa của XM diễn ra, BT đủ đông kết, hóa cứng và tăng dần cường độ.  

- PP che tủ bao bạt chống mất nước

- Phương pháp làm lạnh hh bê tông bằng nước đá.

- PP dùng hơi nước nóng

- PP dùng phụ gia bảo dưỡng

18. Ngoài phương pháp dùng giá 3 chân lao dầm còn phương pháp nào khác ?

- PP dùng giá Poctich, cẩu bánh xich, giá lao dầm mút thừa,

19. Biện pháp đưa dầm bê tông từ chỗ đúc lên xe goòng?

- Dùng cẩu cổng/ cẩu bánh hơi, bánh xích, palang.

20. Ưu khuyết điểm của việc dùng khung cốt thép hàn và buộc?

- Cốt thép hàn: dùng cho thép có D≥16,

Nối hàn, nhanh, liên kết tốt hơn nối buộc nhược điểm là thi công phức tạp và làm thay đổi tính chất của thép khi hàn, dễ gây rỉ sét.

Nối buộc: không làm thay đổi tính chất của thép. Thi côn đơn giản. nhược điểm: khó khăn khi thi công với các thép có đường kính lớn. Liên kết không tốt như hàn và măng sông.

21. Các cách đặt cốt thép chủ trong dầm cốt thép thường?

 

22. Vận chuyển dầm bê tông bằng goòng cần quan tâm gì nhất?

- Quan tâm đường ray vận chuyển

23. Độ sụt bê tông là gì? để làm gì, phương pháp xác định độ sụt của bê tông?

- Độ sụt hay độ lưu động của vữa BT, dùng để đánh giá khả năng dễ chảy của vữa BT dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc dao động.

- PP xác định độ sụt bằng thí nghiệm với dụng cụ côn hình chóp cụt. (h=300, D=200, d =100). Đổ hh vữa vào côn thành 3 lớp, mỗi lớp đầm 25 cái từ ngoài vào trong, Lớp đầu chọc xuống sau vào nền, 2 lớp sau cách nền 12cm. Xoa phẳng mặt côn, nhất ra để 5-7s sau đó đặt côn tiêu chuẩn sát bên khối BT, Đặt que dầm ngang trên mặt côn, sau đó đo khoảng cách từ đỉnh khối BT đến mép đươi que dầm cmà ghi lại độ sụt và so sánh với độ sụt thiết kế.

24. Cốt thép lò xo sau neo qủa trám để làm gì?

- Cốt thép lò xo này cáo tác dụng làm giảm ứng suất cục bộ tại vị trí neo dầm kho đã dự ứng lực.

25. Giải thích cách sàng ngang và hạ dầm BTCT giản đơn xuống gối trong đồ án . Có
           
biện pháp nào nữa không , so sánh các phương pháp?

 

26. Nguyên tắc chọn vị trí đặt neo quả trám trong dầm BTCT giản đơn kéo trước ,
           
đoạn cốt thép kể từ neo đó đến đầu dầm có đặc điểm gì về cấu tạo và điều kiện
           
chịu lực .

-

- Đoạn cốt thép từ neo đến đầu dầm là đoạn cốt thép uốn là xo, có tác dụng làm giảm ứng suất nén cục bộ tại đầu dầm khi DƯL.

27. So sánh biện pháp lao dọc dầm BTCT trên đà giáo với biện pháp dùng hệ nổi để
           
đưa dầm ra vị trí ?

28. Khi dùng hệ nổi trong khi thi công lao cầu làm thế nào để đưa hệ nổi từ bờ ra vị trí
nhịp giữa sông và cách điều chỉnh vị trí của hệ nổi trên sông ?

29. Tại sao phải bảo dưỡng bê tông sau khi đổ bê tông . Quy định cụ thể của Qui trình
           
thi công về bảo dưỡng bê tông như thế nào ? Giải thích ?

- Bảo dưỡng BT là cung cấp nước cho khối BT đã đổ để quá trình thủy hóa của XM diễn ra, BT đủ đông kết, hóa cứng và tăng dần cường độ.  

- Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

30. Giải thích cách bơm vữa để lấp lòng ống chứa cốt thép DUL trong đồ án. Cách
           
kiểm tra chất lượng công tác này .

- Bơm vữa trong ống gen lấp lòng ống để tạo dính bám giữa cáp DƯL và bê tông.  Bơn vữa sau khi căng cáp ít nhất 24h. Máy bơm phải có áp lực >10kG/cm2. Vữa bơm cần khống chế ở áp lực 6-7kG/cm2. Kiểm tra việc đóng nút sau khi vữa đã ra đầu bên kia của ống cáp. Duy trì lực ép 6kG/cm2 trong khoảng 5 phút nữa. Vữa trôn xong phải bơm ngay trong 30 phút, thùng chứa vữa phải có thiết bị quấy đảo liên tục để không bị lắng, có thiết bị lọc để không bị tắt ống. Phụ gia cho vữa bơm thông thường là Intraplast-Z hay Sikament NN

- Cách kiểm tra khi bơm vữa trong khi thi công xem vữa trào ra đầu cuối có đồng màu với vữa ban đầu, áp lực máy bơm >6kG/cm2. Sau khi bơm vữa dùng máy siêu âm.

31. Đối với kết cấu có cốt thép căng trên bệ khi nào được phép tháo dỡ neo ngoài tạm
           
thời để truyền DUL từ cốt thép vào bê tông . Khi cắt đứt đoạn cốt thép thừa từ đầu
           
dầm đến bệ căng bằng mỏ hàn hơi cần phải chú ý đến vấn đề gì?

- Cắt cáp DƯL trên bệ để truyền lực căng cho dầm khi cường độ BT dầm >90% Rtk. Căn cứ vào thí nghiệm ép mẫu BT.

- Cắt cáp: Đánh dấu sơn lên tất cả các tao cáp cần cắt ở 2 đầu dầm, cách mép ván khuôn bịt đầu dầm 15cm để đo độ thụt vào của cáp sau khi cắt.

- Cắt cáp lần lượt theo đúng trình tự căng cáp, Cắt riêng rẽ từng tao bằng máy cắt oxygen tại vị trí cách mặt dầm trong kích khoảng 30cm. Dùng mỏ hàn cắt nong đỏ 1 đoạn khoảng 20 cm đến khi tao cáp bị đứt.

32. Vị trí xà lan khi đứng cẩu dầm? cho biết trình tự thi công KCN dầm bằng cần cẩu?

- Xà lan đứng ở vị trí sát gần với đầu hai gối cần đặt dầm,

Trình tự thi công:

- Vận chuyển dầm ra xà lan vào vị trí đạt cẩu

- Móc cẩu vào 2 đầu dầm và nâng dầm lên trên

- Di chuyển dầm vào vị trí gối

- Hạ dầm và cân chỉnh vào gối cần đặt

33. Hãy cho biết trình tự lao lắp dầm bằng giá ba chân?

- Lắp giá 3 chân trên nền đường đầu cầu

- Di chuyển giá 3 chân đến vị trí cẩu lắp dầm

- Di chuyển dầm BTCT cần lắp lên xe lăn vào vị trí giá 3 chân

- Hạ ròng rọc xuống móc cáp và cẩu dầm di chuyển dọc cầu

- Dùng pa lăng và tời sàng ngang dầm, điều chỉnh và hạ xuống gối  vị trí cần lắp.

- Khi lắp xong, di chuyển chân thứ 3 sang vị trí trụ khác và tiếp tục như trên.

34. Hãy cho biết trình tự lao lắp dầm bằng giá long môn?

- Làm đường di chuyển dầm cho giá long môn

- Lắp đặt đường ray cho giá long môn

- Vận chuyển dầm vào vị trí đặt giá long môn

- Móc cẩu và nâng dầm lên cao

- Sàng ngang và hạ dầm vào vị trí cần lắp

35. Có mấy cách chọn búa rung?

- Chọn búa rung căn cứ theo 3 tiêu chí sau:

            + Lực xung kích và động cơ búa

            + Biên độ giao động búa so với biên độ dao động riêng của cọc

            + Tương quan Trọng lượng búa và lực xung kích: 0,2<G/pa<1

36. Ý nghĩa của 3 mức nước thiết kế MNCN,MNTT,MNTN .sử dụng các mực nước này trong quá trình thiết kế các phương án cầu như thế nào ?

                        - Mực nước trên sông thường thay đổi rất lớn.về mùa khô có mức nước kiệt hay mực nước thấp nhất (MNTN)

                        - Về mùa mưa ,mức nước dâng cao.mực nước cao nhất tính toán(MNCN) xđ theo các số liệu quan trắc thủy văn về mực nước lũ,được tính toán theo tần suất qui định đối với các cầu và đường khác nhau.

                        - Mực nước thông thuyền (MNTT) là mực nước cao nhất cho phép tàu bè đi lại dưới cầu một cách an toàn.

                        - Sử dụng các mức nước này trong thiết kế :

                        + Khoảng cách tĩnh giữa hai mép trong của trụ lo tính theo mncn gọi là chiều dài nhịp tĩnh(tĩnh không cầu).trong các cầu nhiều nhịp, tĩnh không cầu là tổng khoảng cách giữa các nhịp kề nhau ,bằng (lo) .

                        + Khoảng cách h1 từ đỉnh đường xe chạy trên cầu đến MNTN gọi là chiều cao cầu.

                        + Khoảng cách h từ đáy kcn đến MNCN hoặc MNTT gọi là chiều cao tự do dưới cầu.khoảng cách này để cho nước lũ cao nhất thoát qua cầu hoặc tàu bè qua lại dưới cầu an toàn. Khi sông ko có  tàu bè qua lại,đáy KCN phải cao hơn MNCN tối thiểu 0,5m .khi có cây trôi,đá lăn thì đáy KCN phải cao hơn MNCN tối thiểu 1m(cầu ôtô) và 1,5m (cầu đường sắt).

37. Cấu tạo của bó cốt thép tao xoắn 7 sợi và loại 24f5

            - Bó xoắn 7 sợi :(tao cáp 7 sợi xoắn) mỗi tao cáp có 1 sợi lõi thẳng ở giữa,các sợi ngoài có đường kính giống nhau xếp thành một hoặc 2 lớp

            Sợi ngoài có đường kính 1,5-5mm

            Sợi lõi có đường kính lớn hơn 10%

            Ưu điểm : dính bám tốt với BT ,dễ uốn,dễ cuộn thành cuộn lớn để vận chuyển và do đó có chiều dài lớn.

            - Bó các sợi song song 24f5 :gồm có 24 sợi cốt thép tròn f5mm xếp song song thành một lớp bao quanh một lõi thép kiểu lò xo đã uốn sẵn từ sợi thép nhỏ có đường kính 1,5-2,5mm

      Các sợi thép CĐC được buộc chặt,cứ 1-2m lại buộc một đoạn dài 10-20cm.  Riêng ở đoạn gần neo 1m thì phải cách 20cm buộc một chỗ.

38.Khi nào người ta sử dụng cáp DƯL ngoài trong cầu dầm?

            DƯL ngoài được áp dụng trong các trường hợp sau :

            - Nếu việc đặt CT DƯL trong bêtông quá dày hoặc đặc gây khó khăn cho việc đổ BT kết cấu thì một số bó thép được đưa ra ngoài.

            - Khi bố trí cốt thép DƯL tạm thời chỉ để phục vụ thi công.Sau đó có thể dễ dàng tháo bỏ.

            - Khi sửa chữa các cầu cũ có thể dùng bó thép DƯL đặt ngoài để khắc phục hư hỏng.Cũng có thể dùng trong trường hợp cần tăng cường khả năng chịu tải của các cầu đang khai thác

118.So sánh phạm vi áp dụng của vòng vây cọc ván thép và thùng chụp.

-

119.Những sự cố xảy ra khi đóng vòng vây cọc ván thép.

- Gặp đá, hở mí, gãy....

120.Nội dung cần tính toán khi thiết kế vòng vây cọc ván thép.

- Chiều sâu đóng CVT, kiểm toán độ bền của CVT.

121.Trình tự thi công vòng vây cọc ván thép và biện pháp nhằm đảm bảo khép kín vòng vây.

- Trình tự thi công tiến hành theo các bước sau :

1- Đóng một số cọc chữ thép  H xung quanh  về phía trong của vòng vây để làm

cọc định vị  khoảng cách  2-3m/ cho một cọc. Dùng búa rung để đóng.

2- Dùng cần cẩu cẩu lắp khung chống tựa trên các cọc định vị để làm khung dẫn

hướng cho các cọc ván.

3- Tổ hợp cọc ván : tổ hợp  3 -5 cọc thành một mảng trước khi đóng. Dùng các thanh ray kê đệm phía dưới và đặt  ngửa hai cọc ván ở hai bên hướng chiều lòng máng lên trên để một khoảng trống giữa chúng, luồn thanh thứ ba vào giữa theo chiều úp xuống lắp khớp với cạnh me của hai thanh bên rồi dùng tời kéo chậm để các cạnh me trượt hết chiều dài thanh cọc. Dùng thanh kẹp, kẹp các cọc để tổ hợp lại với nhau.

4- Xảm  me cọc ván thép  có tác dụng làm kín mạch nối ghép giữa các cọc. Vật liệu là dây thừng tẩm dầu thải, dùng que nhét vào khe hở giữa các cạnh me. 

5- Dựa vào khung dẫn hướng tiến hành ghép vòng vây. Dùng cần cẩu cẩu từng tổ hợp cọc theo phương thẳng đứng và lùa một cạnh me của tổ hợp vào hàng cọc để ghép trước,  dưới đáy cạnh me còn lại dùng dây thừng hoặc mảnh gỗ làm nút ngăn không chođất hoặc sỏi chèn vào, thả từ từ cho tổ hợp cọc trượt thẳng theo rãnh me và  cắm ngập chân vào trong nền. Đối với vòng vây hình chữ nhật, xuất phát từ hai góc của vòng vây còn đối với vòng vây có hình tròn hoặc elíp thì có thể  bắt đầu từ một vị trí bất kỳ của vòng vây.

6- Tại điểm hợp long, đo cụ thể khoảng hở còn lại để chế tạo cọc khép mối  và tiến

hành khép  kín mối nối .

7- Dùng búa rung rung hạ cọc ván, đi lần l−ợt từ một góc cho hết một lượt xung quanh vòng vây, chiều sâu hạ giữa các cọc không chênh nhau quá 1m.

Với trường hợp đóng ở trên cạn, cọc ván thép dùng làm tường ván ổn định vách hố móng hoặc vách tường hào thì không cần tổ hợp và xảm me giữa các cọc mà lần lượt ghép cọc vào phần tường ván để đóng rồi rung cho cọc hạ xuống hết tầm đến cao độ thiết kế. 

Trường hợp ở dưới nước nếu việc di chuyển búa rung xung quanh vòng vây nhiều lần để hạ dần cao độ các cọc gặp khó khăn, hoặc do biện pháp tổ chức thi công mà vòng vây cọc ván thép không khép kín được ngay mà  phải để trống một hoặc hai  mặt ván, sau khi thực hiện những nội dung công việc trong vòng vây mới tiến hành ghép và đóng nốt những mặt ván còn lại. Khi đó người ta còn áp dụng biện pháp hạ cọc ván thép không qua ghép trước. Dựa vào khung chống để dẫn hướng đóng một cọc ván đầu tiên thật thẳng đến cao độ thiết kế  sau đó theo hướng của cọc này  lắp  và đóng các cọc khác cũng cho đến cao độ thiết kế. Hai cọc cuối cùng của mỗi hướng đóng tại mối ghép hợp

long của vòng vây chỉ đóng đến 2/3 chiều sâu rồi dùng thép góc hàn đính cố định khoảng cách vị trí của hai cọc này sau đó nhổ lên và dùng thép tấm hoặc thép chữ  U hàn vá khe hở giữa hai cọc, dùng cọc chế tạo này đóng vào mối hợp long sẽ khép kín vòng vây.

 

122.Vai trò của lớp BT bịt đáy  và cách xđ chiều dày lớp BT bịt đáy?

- Giữ ổn định nền đất phía dưới đáy móng và chống áp lực đẩy nổi.

- Ngăn kín nước từ đáy hố móng

- Tạo MB thi công hệ móng

- Xác định chiều dày lớp BT bịt đáy: chiều cao h = tỉ số giữa (dung trọng nước x chiều cao MNTCx DT hố móng với (dung trọng BT bịt đáy x DT hố móng + chu vi cọc x lực ma sát cọc và bt) – dung trọng nước x DT hố móng).

123.Những biện pháp đổ BT dưới nước để thi công lớp bịt đáy.

- BP vữa dâng và biện pháp rút ống thẳng đứng.

124.Trường hợp nào có thể áp dụng được thùng chụp treo(có đáy)

 

125.Tổ chức đổ BT mố và trụ như thế nào để đảm bảo chất lượng?

 

126.Có được độn đá hộc vào trong BT trụ được ko?Nếu được thì tiến hành như thế nào ?

127.Biện pháp lắp dựng giá 3 chân.

128.Vị trí cần kiểm toán đối với giá 3 chân ?

129.Trình bày hoạt động của giá 3 chân.Có mấy loại giá 3 chân dùng cho lao dầm bêtông?

130.Khi ko có giá 3 chân thì có thể lắp dầm BT bằng biện pháp nào ?

131.Biện pháp sàng ngang dầm BT?

132.Biện pháp đảm bảo an toàn cho dầm BT khi lao dọc và sàng ngang ?

133.Kích thước mở rộng trụ khi lao dọc xđ trên cơ sở nào?

134.Những sự cố xảy ra trong khi lao dọc trên đường trượt con lăn và cách xử lí ?

135.Nguyên tắc xđ chiều dài mũi dẫn trong biện pháp lao dọc.

136.Cấu tạo mối nối mũi dẫn với dầm chủ khi lao dọc.

137.Những nội dung cần tính toán khi lao kéo dọc?

138.Biện pháp nào làm giảm số lượng con lăn trên đường trượt có hiệu quả

139.Biện pháp tạo độ vồng trong chế tạo và trong khi lắp ráp dầm thép.

140.Biện pháp công nghệ thực hiện mối nối bulông cường độ cao?

141.Biện pháp lắp đặt gối cầu?

142.Nội dung cần tính toán đối với hệ nổi dùng cho thi công cầu

143.Các tải trọng tác dụng lên ván khuôn?

- Vữa BT, Lực xung kích của đầm, người, thiết bị vữa rơi

144.Trình tự căng và kéo các bó cốt thép trên m/c ngang dầm?

145.Trình tự căng và kéo một bó cốt thép?

- Luôn cáp vào kích, đưa đầu cáp tì sát vào dầm kích

- So dây, kéo căng ban đầu các tao bằng10% lực căng thiết kế.(20kN)theo sơ đồ căng cáp.

- Khi căng, dùng thước đo chiều dài dãn của kích tương ứng với từng cấp lực

- Sau khi căng đạt lực căng thiết kế, Kiểm tra độ dãn dài thực tế so với độ dãn dài cho phép của thiết kế.

- Kéo thêm lực căng 110% lực căng thiết kế, để trong 30’ rồi đóng neo.

146.Vai trò của việc bơm vữa lấp rãnh?Biện pháp tiến hành bơm vữa

-            Bơm vữa cho lấp đầy ống gen có tác dụng lớp vữa bảo vệ cốt thép vừa tạo môi trường truyền ứng lực bằng lực bám dính giữa cốt thép với vữa xi măng đông kết, ống bao và kết cấu bê tông bên ngoài.

147.Biện pháp thi công mối nối dọc và thi công dầm ngang cầu BT lắp ghép?

148.Biện pháp hạ đà giáo khi thi công đúc tại chỗ dầm BT trên đà giáo cố định?

149.Biện pháp lắp dựng giá búa?Điều chỉnh giá búa khi đóng hàng cọc xiên

150.Kiểm toán nào cần phải thực hiện khi cẩu cọc.

151.Những sự cố xảy ra khi đóng cọc và cách khắc phục?

152.Tác dụng của việc đập và xử lí đầu cọc?

- Đập và xử lý đầu cọc để cốt thép đầu cọc liên kết tốt  với bệ cọc

153.Sơ đồ di chuyển giá búa trong khi đóng cọc trong một bệ móng?

154.Khi nào người ta tiến hành đóng cọc trong hố móng đào sẵn?

155.Thế nào là độ chối?Khi nào xuất hiện độ chối giả?

- Là độ sụt xuống của cọc sau một nhát búa đóng ở tại thời điểm cọc đạt đến khả năng chịu tải giới hạn theo đất nền.

- Chối giả là hiện tượng cọc đóng chưa hết chiều dài dự kiến, mũi cọc chưa xuống đến cao độ thiết kế nhưng không đóng xuống tiếp được nữa, đo xác định độ sụt thấy đã đạt đến độ chối tính toán ett.

156.Ý nghĩa của độ chối giả trong khi đóng cọc?

- Có nhiều nguyên nhân để cọc không xuống tiếp trong đó có nguyên nhân là do trong quá trình đóng nền đất bị lèn chặt dần làm cho sức kháng ở đầu mũi cọc tăng cản trở lực đóng của búa. Gặp trường hợp này cần phải nghỉ đóng từ 3÷5 ngày để nền hồi phục trở lại trạng thái tự nhiên mới tiếp tục đóng và theo dõi độ chối.

Nếu cọc vẫn không đóng xuống cần có ý kiến tư vấn và chuyên gia phân tích nguyên nhân thực tế và tìm biện pháp xử lý.

157.Tại sao phải đóng cọc thử?Số lượng cọc thử cần đóng?

-Do khảo sát địa chất có thể chưa chính xác hoặc tại khu vực móng điều kiện địa chất có thể sai khác nên chiều dài cọc thiết kế chưa chính xác, vì vậy trước khi triển khai đúc cọc hàng loạt cần tiến hành đóng một số cọc thử qua đó xác định được chiều dài thực tế của cọc cần đúc.

Từ kết quả đóng cọc thử chúng ta có giá trị độ chối thực tế để theo dõi đóng các cọc khác trong bệ móng.

Vị trí đóng cọc thử ngay tại móng.  Số lượng cọc thử 2% số cọc trong mỗi móng và ít nhất là 2 cọc.

 

 

Thiết bị này lao dầm dọc theo cầu, đặt dầm giữa xà mũ, công đoạn sàn ngang dầm trên xà mũ phải thực hiện thủ công bởi con lăn, kích và palăng xích nhờ thợ kích kéo. Sở dỉ gọi là kiểu mút thừa bởi khi di chuyển thiết bị sang nhịp kế tiếp thì có đoạn công xon chìa ra rất dài (có thể trên 40m), khi vào vị trí thì đoạn công xon này được chống xuống xà mũ bới các tăngđơ.

1. Cấu tạo: Thiết bị gồm các bộ phận chính sau:
Giàn thép: gồm nhiều đoạn giàn thép lắp lại với nhau nhờ mối ghép bulông, chiều dài giàn thép trên 50m, trên giàn thép có 2 đường ray di chuyển các xe con mang dầm
4 chân giàn thép có lắp bánh xe sắt để di chuyển trên ray
1 chân giàn có lắp 2 tăngđơ để chống xuống xà mũ(phía xa trên hình)
2 xe con mang dầm chạy trên giàn thép
Trên 2 xe con có 2 cơ cấu nâng hạ dầm (tời và palăng cáp), mỗi cơ cấu nâng hạ dầm có 2 palăng cáp nâng hạ một dầm ngang, dầm cầu cần lao lắp được lắp với 2 dầm ngang này bởi các bộ cùm.
1 bộ máy tời để kéo các xe con di chuyển trên giàn thép
1 bộ máy tời và palăng cáp hoạt động độc lập ngoài thiết bị để kéo thiết bị di chuyển sang nhịp kế tiếp. (Thiết bị này thường không có cơ cấu di chuyển)
2. Lắp dựng thiết bị:
3. Quá trình lao lắp dầm:
4. Di chuyển thiết bị sang nhịp kế tiếp:
5. Tháo dỡ thiết bị:
6. Các ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:

LInk tải miễn phí bản word: Tải xuống

 

 

 

Previous Post Next Post