Bài tiểu luận xử lí tình huống: Giải quyết khiếu nại của giáo viên trong việc thực hiện chương trình giảng dạy tại huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội.

 


Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Tiểu luận xử lí tình huống, Xử lí tình huống, Tiểu luận xử lí tình huống mới nhất,...

Bài tiểu luận xử lí tình huống: Giải quyết khiếu nại của giáo viên trong việc thực hiện chương trình giảng dạy tại huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội. 

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.

          Thừa uỷ quyền của Ủy ban nhân huyện Thanh Oai, Phòng Nội vụ huyện Thanh Oai đã phối hợp với trường Đại học Nội vụ tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính cho cán bộ lãnh đạo tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện (thời gian học từ 08/9 đến 17/11/2012) nhằm bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hành chính nhà nước.

Qua thời gian ba tháng học tập, tôi đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính, được quý thầy, cô của trường Đại học Nội vụ truyền đạt những kiến thức và kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước gồm những nội dung:

          - Nhà nước và pháp luật;

          - Hành chính Nhà nước và công nghệ hành chính;

          - Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.

          Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Qua 28 chuyên đề đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác quản lý nhà nước. Đồng thời cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới Luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao.
Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ quý thầy cô, tôi mạnh dạn nghiên cứu chọn đề tài: “Giải quyết khiếu nại của giáo viên trong việc thực hiện chương trình giảng dạy tại huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội” để thực hiện tiểu luận cho chương trình “Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính”.

Thực tiễn cho thấy trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của công dân đúng cấp, đúng thẩm quyền và kịp thời không những đảm bảo được lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân mà còn góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội. Qua đó, góp phần vào việc ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng, lãng phí của công và các tệ nạn xã hội khác, xây dựng được khối đại đoàn kết trong nhân dân, tạo được niềm tin của nhân dân đối với hệ thống bộ máy hành chính nhà nước. Mặt khác, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời sẽ giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp. Đồng thời, nhiều cấp, nhiều ngành kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, lệch lạc, những yếu kém trong công tác quản lý hành chính, kiến nghị với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách, pháp luật sát với thực tiễn cuộc sống, xử lý nghiêm minh những người sai phạm hoặc tránh né trách nhiệm.
             Tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước là bài kiểm tra cuối khoá nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn của hoạt động quản lý Nhà nước hiện hành. Thông qua đó, các học viên có vai trò như là người cán bộ, công chức có chức năng, thẩm quyền đưa ra phương hướng xử lý thực sự phù hợp với điều kiện thể chế; phong tục tập quán Việt Nam, phong tục từng vùng, miền. Song, những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước không đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả năng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung. Do đó, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

 Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

1. Kết luận:         

Những giải pháp trên đã được vận dụng trong việc giải quyết những tình huống tương tự. Cô giáo H sau đó đã rút đơn gửi vượt cấp, nhà trường được danh hiệu tiên tiến. Cô giáo H năm học 2012 - 2013 tiếp tục đăng ký là giáo viên giỏi.

          Trong Đắc nhân tâm, Dale Carnegie viết: “Tranh biện không phát tán được hiểu lầm. Phải thiệp thế, biết khéo léo, có lòng hòa giải và khoan hồng đặt địa vị của mình vào đối thủ, ta mới thu phục được họ". Người quản lý phải có được những phẩm chất ấy vì họ luôn phải đối mặt với những xung đột, và chính họ có trách nhiệm giải quyết những xung đột ấy. Từ tình huống trên, chúng ta thấy rõ nếu không có kiến thức về quản lý nhà nước thì sẽ thất bại. Bài học rút ra là người quản lý phải trang bị cho mình những kiến thức về quản lý nhà nước để “biết khéo léo” và luôn xác định được tâm công là một công cụ hữu hiệu trong các công cụ quản lý.

          Tuy nhiên để đi đến gốc của vấn đề như đã nêu cần giải quyết theo phương án 2: thay đổi quyết định quản lý buộc giáo viên thực hiện thống nhất chương trình giảng dạy trên toàn quốc bằng cách cho giáo viên tự điều chỉnh khung chương trình giảng dạy phù hợp đối tượng học sinh cụ thể. Phương án này đòi hỏi thời gian nhưng chúng ta tin rằng quy luật của khoa học giáo dục sẽ chỉ ra con đường đi đúng đắn nhất trong tương lai.

2. Khuyến nghị:

2.1 Với các cấp quản lý:

Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức và đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng công chức nhà nước thành đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật, có năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân là hết sức quan trọng. Việc nâng cao trình độ của cán bộ, công chức là việc làm hết sức cần thiết nên cần tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức. Cần phải chú trọng đến đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, có chế độ đãi ngộ và chế độ thu hút xứng đáng để họ an tâm làm việc hết mình, nâng cao hiệu suất công tác phục vụ nhân dân. Tôn trọng thực tiễn và những đóng góp từ chính giáo viên trực tiếp giảng dạy nhằm làm cho sự nghiệp giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn dân.

          Quản lý nhà nước được thực hiện theo pháp luật là cơ sở chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy, mọi vấn đề thuộc về quản lý phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm.

Phải thực hiện cải cách hành chính và dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề. Cần tổ chức thi chuyên viên chính có cạnh tranh, đảm bảo công bằng.

2.1 Với trường Đại học nội vụ:

Tăng cường hợp tác với các địa phương trong việc mở các lớp học chương trình chuyên viên và chuyên viên chính nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức.

Giáo trình của trường Đại học Nội vụ cần đổi mới kịp thời, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành ( Ví dụ: Quyết định số 711/2012/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” thay cho “ Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. trang 338 đến trang 350. Phần III”./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.                 Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nghị quyết 4, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khoá VII.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1992.

2.                 Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nghị quyết 2, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khoá VIII.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

3.                 Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

4.                 Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

5.                 Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.

6.                 Hồ Chí Minh - Về vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội,1990.

7.                 Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.

8.                 Luật giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

9.                 Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

10.             Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

11.             Quyết định số 04/2008/QĐ-BNV ngày 17/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thanh tra.

12.             Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

13.             Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của liên Bộ GD&ĐT - Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

14.             Thủ tướng chính phủ - Quyết định số 711/2012/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”.

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/


Previous Post Next Post