Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ tại trường mầm non

 


Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnh vực hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định, thi hành đều gắn liền với văn bản cũng có nghĩa là gắn liền với việc soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư lưu trữ nói chung. Do đó, vai trò của công tác văn thư lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước là rất quan trọng. Với tính chất đặc thù nghành giáo dục, việc tiếp nhận các loại văn bản, công văn, chỉ thị … là rất nhiều, nên cũng đòi hỏi người làm công tác văn thư lưu trữ, văn phòng nhà trường phải biết sắp xếp, xử lý các thông tin một cách khoa học, nhanh chóng, chính xác giúp thủ trưởng đơn vị kịp thời nắm bắt được những cái mới để có hướng giải quyết công việc một cách tốt nhất nhắm giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về cơ bản, công tác văn thư lưu trữ là nhằm đảm bảo thông tin văn bản, phục vụ quản lý, điều hành trong nhà trường. Nội dung công tác này bao gồm các việc về soạn thảo, ban hành văn bản, quản lý văn bản và các tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động; lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ sơ vào lưu trữ; và quản lý, sử dụng con dấu trong văn thư. Còn công tác lưu trữ là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhằm lựa chọn, lưu giữ, tổ chức một cách khoa học các hồ sơ, tài liệu  để phục vụ yêu cầu khai thác, sử dụng của nhà trường và xã hội. Nội dung công tác lưu trữ bao gồm các việc về thu thập,bảo quản và tổ chức tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của nhà trường. Giữa công tác văn thư và lưu trữ không có sự tách biệt mà có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy với nhau. Mối quan hệ này thể hiện qua sự liên tục trong quá trình từ soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản đến lưu trữ hiện hành và đưa vào lưu trữ lịch sử.

Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ  công tác văn thư lưu trữ trong nhà trường, tôi nhận thấy: Khi soạn thảo văn bản, việc tìm hiểu các thông tin, các tài liệu đã xử lý trước đó là rất quan trọng để hình thành nên văn bản. các tài liệu được lưu trữ tốt sẽ là nguồn cung cấp những thông tin có giá trị pháp lý, chính xác và kịp thời nhất cho người soạn thảo văn bản. Trên thực tế, nhà trường không thể rút ngắn thời gian ban hành các quyết định, giải quyết kịp thời, đúng đắn các yêu cầu của cấp trên và cán bộ giáo viên nếu không có đầy đủ, kịp thời thông tin từ tài liệu lưu trữ. Công việc nha trường được tiến hành nhanh hay chậm, thiết thực hay quan liêu là do công văn, giấy tờ có làm tốt hay không, do việc giữ gìn hồ sơ, tài liệu có được cẩn thận hay không. Như vậy, thực hiện tốt công tác lưu trữ sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện tốt công tác văn thư. Ngược lại, thực hiện tốt công tác văn thư cũng sẽ góp phần thực hiện tốt công tác lưu trữ. Cụ thể là việc quản lý văn bản và lập hồ sơ hiện  hành có ảnh hưởng quan trọng đến việc quan trọng đến việc thực hiện tốt công tác lưu trữ. Có thể xem công tác lập hồ sơ là cầu nối giữa công tác văn thư với công tác lưu trữ. Nếu hồ sơ được lập một cách khoa học sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và tạo điều kiện thuận lợi để công tác lưu trữ phát triển, từ đó từng bước phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ.

Vai trò của công tác văn thư và lưu trữ đối với hoạt động của nhà trường là rất quan trọng, thể hiện ở 4 điểm:

Góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Đồng thời cung cấp những thông tin quá khứ, những căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà trường.

Giúp cho cán bộ, công chức trong nhà trường nâng cao hiệu suất công việc, giải quyết xử ký nhanh chóng và đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện thao dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ thống, qua đó cán bộ, công chức có thể kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu quản lý: năng suất, chất lượng, hiệu quả và đây cũng là những mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

Tạo công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các bộ phận, tổ chức đoàn thể, cá nhân trong nhà trường. Góp phần gìn giữ những căn cứ, bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tra và giám sát.

Góp phần bảo vệ những bí mật thông tin có lien quan đến cơ quan, tổ chức.

Từ đó có thể thấy được nếu quan tâm làm tốt công tác văn thư và lưu trữ sẽ góp phần bảo đảm cho các hoạt động của nhà trường được thông suốt. Từ đó góp phàn nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước và thúc đảy nhanh chóng công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Tôi thiết nghĩ mỗi cơ quan trường học cần phải có một nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của công tác văn thư, lưu trữ để có thể đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm đưa công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan, đơn vị mình đi vào nề nếp góp phàn tích cực nâng cao hiệu quả, quản lý của trường mình.

Bất kỳ một đơn vị hành chính sự nghiệp nào, dù ở lĩnh vực nào thì cũng cần phải có một bộ phận văn thư lưu trữ. Thực tế công tác văn thư lưu trữ ở nhiều đơn vị chưa được quan tâm đúng mức mà chỉ coi đây là công việc đơn thuần. Người ta chưa thấy được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác văn thư lưu trữ trong văn phòng các đơn vị trường học. Cán bộ công chức văn phòng chưa được đào tạo đến nơi đến chốn do đó kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đề tài này được tôi nghiên cứu trong phạm vi trường Trường mầm non, thông qua đề tài này góp phần giúp nhân viên văn phòng nói chung và nhân viên văn thư trong tất cả các trường học nói riêng.

Để góp phần thúc đẩy thực hiện việc  xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Trong thời đại ngày nay  dù công nghệ thông tin phát triển mạnh nhưng không thể thiếu  những hồ sơ minh chứng. Nó đòi hỏi  người Văn thư phải biết sắp xếp, phân bố thời gian từng công việc,  từng giai đoạn  mà thiết lập hồ sơ

         Để công việc có hiệu quả, đạt thành tích cao đòi hỏi trước tiên bản thân của cán bộ văn thư phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi trau dồi kinh nghiệm, vận dụng một cách linh hoạt, theo hoàn cảnh thực tế mỗi công việc. Biến cái khó thành cái dễ, để thành thói quen của mình, thì công việc lúc nào cũng trôi chảy và đạt hiệu quả cao.

          Chính từ những lý do nêu trên mà tôi muốn chọn đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ tại trường mầm non”...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG
Previous Post Next Post