Skkn Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

        

1.     Lời giới thiệu

Ngữ văn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Văn có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mụcđích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vận mệnh của Tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Vì vậy, môn Ngữ văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng. Vị trí của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng, môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, là kim chỉ nam của những tâm hồn đang lớn. Vì thế đây là một trong những môn học chính, quan trọng trong nhà trường.
          Dạy học theo chủ đề tích hợp là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính rời rạc trong kiến thức.

          Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học,… Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương,…để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học.

          Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được khi đầu óc sảng khoái.

         Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một phương pháp tiêu biểu.

           Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình Ngữ văn lớp 12, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng”.

         Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp cho bài dạy Ngữ văn được tiến hành hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do mà tôi chọn đề  tài này, hy vọng sẽ góp phần cùng đồng nghiệp từng bước nâng dần chất lượng giờ học bài Tây Tiến của Quang Dũng ở trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng và các trường THPT nói chung.

2. Tên sáng kiến:

           Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

3. Tác giả sáng kiến

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng nói riêng ở Trường trung học phổ thông.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

- Về nội dung sáng kiến:

7.1. Cơ sở lí luận

7.1.1. Khái niệm tích hợp

Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.

Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.

  Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng  phối hợp kiến thức, kỹ năng; có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể.

   Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích cực, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tạo ô chữ, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Tất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư duy sáng tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra môi trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh đem đến hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thông.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

7.1.2.  Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT

Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn.

7.1.3. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng

 Việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn.

Tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Làm văn, kĩ năng sống… trong dạy học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng thực sự đã khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đối với tác phẩm.

7.2. Cơ sở thực tiễn

Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Mặc dù phương pháp dạy học tích hợp đã được triển khai vào trường học từ nhiều năm nay. Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều cuộc thi soạn giảng tích hợp liên môn dành cho giáo viên và Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một tình huống thực tiễn dành cho học sinh. Nhưng có một thực tế là trong các nhà trường phương pháp tích hợp chưa thực sự phổ biến dẫn đến hiệu quả thấp. Do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

7.2.1. Về phía giáo viên:

 - Có giáo viên chỉ tập trung chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa chó träng khai th¸c những vấn đề liên quan.

- Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác cũng như phương pháp triển khai những văn bản văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng do đó chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh.

- Mặt khác, kiến thức lý luận văn học của một bộ phận giáo viên chưa thật sự vững .         

         - Một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên môn do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan.

7.2.2. Về phía học sinh:

- Một thực tế đang tồn tại ở trường THPT Ngô Gia Tự là một bộ phận học sinh(chủ yếu học sinh theo ban khoa học tự nhiên) bị hổng kiến thức từ các cấp, lớp học dưới, các em học trước quên sau. Cho nên học sinh rất khó tiếp thu được kiến thức của văn bản khi chưa hiểu hết ý nghĩa của các sự kiện lịch sử, vị trí địa lí, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với tổ quốc,...được sử dụng trong bài học.

- Phần lớn học sinh ít có tư liệu để đọc, tham khảo và cũng chưa có thói quen  đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học.

- Học sinh thường ngại học, không nhớ, không thích học kiến thức lý thuyết dài dòng, lan man, bảng biểu, tranh ảnh, vi deo của tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng còn hạn chế; những câu hỏi phát vấn trong giờ học thường rất ít học sinh phát biểu chỉ một vài học sinh có học lực khá xung phong phát biểu xây dựng bài;

- Tâm lý học Ngữ văn là một môn học khó, học sinh học lệch để thi vào các trường cao đẳng, đại học ban khoa học tự nhiên là một trong những trở ngại lớn.

- Thực trạng phổ biến trong các tiết học tác phẩm thơ nói chung và tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng nói riêng là học sinh thụ động ngồi nghe giảng.

            Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.

 Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn). Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.

Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.

Tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ chính trị của người viết đối với thời đại. Qua tác phẩm học sinh còn nắm bắt được cảm xúc, khát vọng, tâm huyết của người viết. Để từ đó khi liên hệ đến hiện thực đời sống, học sinh có những suy nghĩ, hành động đúng.

7.3. Giải pháp thực hiện

7.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đây là một đề tài gắn liền với thực tiễn giảng dạy nên tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện trong nhà trường phổ thông một cách hiệu quả.

          Đối tượng nghiên cứu:

             - Bài Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12, tập 1)

             - Học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Gia Tự

Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

             - Phạm vi: Trường THPT Ngô Gia Tự

   - Kế hoạch nghiên cứu: 4 năm học (Năm học 2016-2017; năm học 2017-2018; Năm học 2018-2019; Năm học 2019-2020) 

7.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích - tổng hợp

          Phương pháp so sánh

  Phương pháp đọc - hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại.

  Phương pháp khảo sát thống kê - phân loại

  Phương pháp hệ thống

  Thảo luận nhóm, điều tra thực tiễn, tự liên hệ.

  Tổ chức cho HS nghe nhạc, xem băng hình về chủ đề “người lính trong kháng chiến chống Pháp”.

7.3.3. Điều kiện để thực hiện

    - Chuẩn bị của GV:

+ Để xây dựng bài giảng Tây Tiến của Quang Dũng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp với kiến thức thuộc môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào; chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học.

+ Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình huống phát sinh trước hoạt động tích hợp liên môn;

+ Chuẩn bị phương tiện dạy học sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, sách chuẩn kiến thức kỹ năng, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS;

+ Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh.

   - Chuẩn bị của học sinh:

+ Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới.

+ Chuẩn bị thái độ, tâm thế để bước vào bài mới.

7.3.4. Vận dụng các kiến thức liên môn

7.3.4.1. GV sử dụng tài liệu lịch sử

GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệu lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể hiện.

Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.

Chẳng hạn, tìm hiểu tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng thầy cô cần liên hệ tích hợp kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt  Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp, đặc biệt sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.

 (Lịch sử lớp 12 - Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp năm 1946 - 1954)

7.3.4.2. Gv sử dụng tài liệu địa lý

Với những hiểu biết về địa lý tự nhiên, khí hậu địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác phẩm. 

Ví dụ 1: tìm hiểu về câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng?

 - GV trình chiếu 1 số hình ảnh địa danh mà binh đoàn Tây Tiến đã đi qua, qua đó gợi nhắc cho các em thấy được nhiệm vụ, đời sống vật chất cũng như tinh thần… của các chiến sĩ Tây Tiến

- GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh khu tưởng niệm các chiến binh Tây Tiến ở Mộc Châu- Sơn La.(Thời gian: 1phút 29giây)

Ví dụ 2: Để tìm hiểu đoạn 1 của bài thơ thầy cô cần giúp các em học sinh nắm được đặc điểm địa hình Tây Bắc và vị trí địa lý của Tây Bắc. Thuỷ trình của Sông Mã trên dải đất Tây Bắc.

 (Địa lí lớp 12- Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) 

7.3.4.3.  Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật

Hội họa, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng.

Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.

 

Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác.

Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.

Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học tư liệu thuyết minh hình ảnh

Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn

Ví dụ :  Khi dạy đoạn 3 của tác phẩm Tây Tiến, Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu về đời sống của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đồng thời qua kiến thức lịch sử giúp các em hình dung ra tính chất ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước.

 

 

 

 

7.3.4.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác

      Việc vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống giúp các em bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.

(Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục công dân 11- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.)

hay tư tưởng tác phẩm.

7.3.5. Cách tích hợp liên môn trong nội dung dạy học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

* Để thực hiện tốt bài dạy của mình, tôi đã thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm

Bước 2: Nắm vững kiến thức cần đạt

Bước 3: Tìm hiểu kiến thức có liên quan ở trong SGK, sách tham khảo, mạng internet…của các môn HS đã và đang học để liên hệ tích hợp.

Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp ý để soạn giáo án.

Bước 5: Tiến hành giảng dạy tác phẩm theo hướng tích hợp với các môn Lịch Sử, Địa Lý, Giáo Dục Công Dân…

* Để giúp học sinh nắm được tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau:

- Nội dung 1: Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm (thông qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật…)

- Nội dung 3: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Nội dung 4: Tìm hiểu ý nghĩa tác phẩm.

7.3.5.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

- Tìm hiểu vài nét về tác giả

- Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này, GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ.

Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.

7.3.5.2. Hướng dẫn Hs khám phá nội dung tác phẩm qua hệ thống các luận điểm của tác phẩm

Để làm được phần này, Gv cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác và chuẩn bị kiến thức:

- Chia bố cục của tác phẩm (chia tác phẩm thành mấy phần để phân tích)?

- Các phần đó được triển khai bằng cách nào? Nhận xét cách triển khai của tác giả?( chú ý khai thác giá trị nội dung của tác phẩm theo hướng tích hợp liên môn: Môn Lịch Sử, môn Địa Lý, môn Giáo Dục Công Dân…)

- Qua hệ thống khai triển đó, văn bản hướng tới vấn đề gì?

7.3.5.3. Hướng đẫn HS khám phá giá trị nội dung của tác phẩm Tây Tiến

    Qua nội dung của các phần, của cả văn bản, người đọc cảm nhận được quan điểm lập trường của tác giả về vấn đề chính trị, xã hội. GV cần có kiến thức về lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, mỹ thuật, âm nhạc… để hướng dẫn Hs hiểu, đánh giá đúng đắn, khách quan vai trò đóng góp của tác giả trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói riêng.

7.3.5.4. Hướng dẫn HS khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm

 GV phải gợi ý căn cứ vào những lý thuyết môn Làm văn, Tiếng Việt để HS phát hiện các thao tác lập luận và các biện pháp nghệ thuật để tăng tính truyền cảm, thuyết phục của tác phẩm thơ, phần nào hiểu được phong cách thơ của tác giả.

7.3.5.5. Giúp  Hs thấy được ý nghĩa của tác phẩm

- Qua nỗi nhớ cảnh vật và con người Tây Tiến bài thơ bày tỏ niềm ngưỡng mộ người lính trong kháng chiến chống Pháp và ngợi ca một thời gian khổ mà hào hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.( Tích hợp kiến thức môn Giáo Dục Công Dân)

7.3.6. Giáo án tích hợp liên môn bài “Tây Tiến” của Quang Dũng

 

  * Cấu trúc giáo án tích hợp
     Kết hợp nghị định 62 và công văn 1610, người nghiên cứu đưa ra cấu trúc cơ bản của giáo án tích hợp.

  

Ngày soạn : 16/9/2019                     

Tiết 19,20 : Đọc Văn                   

Thời gian thực hiện: 2 tiết
Tên bài học trước: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Thực hiện từ ngày: 14/10/2019 đến ngày 15/10/2019

               

             TÊN BÀI:                       TÂY TIẾN

                                    Quang Dũng

A. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

1.1. Môn Ngữ văn

-  Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

-  Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

1.2. Môn Lịch sử

   Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt  Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp, đặc biệt sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.

 (Lịch sử lớp 12 - Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp năm 1946 - 1954)

1.3. Môn Địa lí:

- Nắm được đặc điểm địa hình Tây Bắc và vị trí địa lý của Tây Bắc. Thuỷ trình của Sông Mã trên dải đất Tây Bắc.

 (Địa lí lớp 12- Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) 

1.4. Môn Giáo dục công dân:

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

- Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.

- Giáo dục các em ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt là giữ gìn những dòng sông xanh- sạch- đẹp. Vì đó là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cũng là dòng sông văn hóa- dòng sông lịch sử. Ý thức giữ gìn và bảo vệ sông Mã cũng như những cảnh quan môi trường sống khác giúp cho việc tô điểm thiên nhiên đất nước tươi đẹp và giúp mỗi chúng ta có một môi trường sống trong sạch, lành mạnh hơn.

(Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục công dân 11- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa)

1.5. Môn Âm nhạc:

- Ngợi ca cảnh đẹp của non sông đất nước.

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

(Âm nhạc- Bài hát Qua miền Tây Bắc của cố  nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu)

1.6. Môn Tin học:

- Cách khai thác các thông tin trên mạng.

(Tin học lớp 10- Bài 22: Một số dịch vụ của internet. Cách khai thác các thông tin trên mạng)

1.7. Môn Mĩ Thuật:

          - Cách cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm mĩ thuật.

(Môn Mĩ thuật lớp 9- Bài 16: Sơ lược về một số nền Mĩ thuật Châu Á)

1.8. Môn sinh học:

        - Thấy được tác hại của virút gây bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng bệnh do virút gây ra.

          ( Môn sinh học lớp 10, Tiết 33: Virút gây bệnh, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch- ứng dụng của virút)

2. Kĩ năng:

2.1. Môn Ngữ văn

           -  Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

 -  Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.

 2.2. Môn Lịch sử

 - Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ với thiên nhiên và con người.

2.3. Môn Địa lí:

 - Kĩ năng thu thập thông tin, xem bản đồ, xây dựng kiến thức tổng hợp...

2.4. Môn Giáo dục công dân:

 - Kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống.

2.5. Môn Âm nhạc:

 - Kỹ năng biểu diễn, cảm thụ một tác phẩm âm nhạc trữ tình.

1.6. Môn Tin học:

- Kỹ năng khai thác các thông tin trên mạng.

1.7. Môn Mĩ Thuật:

          - Kỹ năng cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm mĩ thuật.

1.8. Môn sinh học:

          - Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế bằng cơ sở khoa học.

3. Thái độ:

Từ bài học về bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và bức chân dung về người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn đậm chất bi tráng, qua đó bồi dưỡng cho các em niềm tự hào về truyền thống yêu nước của ông cha, tình yêu quê hương đất nước và ý thức trân trọng, gìn giữ, bảo vệ danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường, di sản văn hóa dân tộc.

4. Định hướng góp phần hình thành năng lực

- Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)

- Năng lực thẩm mĩ (Cảm thụ và sáng tác)

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

B. Phương tiện dạy học:

        - Giáo viên:

            + Nghiên cứu sgk, sgv, thiết kế bài dạy, sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu tham khảo khác liên quan đến bài học.

            + Soạn giáo án, đồ dùng dạy học.

        - Học sinh: 

            + Đọc Sgk, soạn bài theo các câu hỏi trong sgk.

            + Chuẩn bị đồ dùng học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

C. Cách thức tiến hành

        - Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp giảng bình - tích hợp; gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

          1.Ổn định tổ chức:                

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

12A2

 

 

12A4

 

 

12A5

 

 

2.Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình học bài mới.

          3.Bài mới:

         Các em thân mến!

         Con người cũng như dân tộc cũng có những thăng trầm, có những năm tháng không thể nào quên: những nỗi đau, gian khổ và cả những hào hùng không thể quên. Và trong những năm tháng ấy chúng ta đã có những bài thơ đi cùng năm tháng, không thể quên, như bài thơ Tây Tiến. Nhà thơ Lam Giang đã có những vần thơ:

                          “ Tây Tiến biên cương mờ khói lửa

                             Quân đi lớp lớp động cây rừng

                             Và bài thơ ấy, con người ấy,

                             Vẫn sống muôn đời với núi sông.”

          Bao nhiêu năm tháng đã qua đi nhưng giá trị, vẻ đẹp bài thơ Tây Tiến vẫn luôn toả sáng. Bài học hôm nay, cô và các em sẽ cùng trở về những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp rất đổi đau thương, vô cùng hào hùng – thời kỳ rực lửa của dân tộc mình để cùng chiêm ngưỡng  vẻ đẹp của đoàn binh Tây Tiến và nhìn lại lịch sử qua bài thơ cùng tên Tây Tiến của Quang Dũng.

 

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

Tích hợp

I. Giới thiệu chung

1. Vài nét về tác giả

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả.

GV: Em hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Quang Dũng?

– GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:

+ Nhóm 1, 2: Dựa vào phần tiểu dẫn, tìm hiểu thêm từ tài liệu, internet hãy nêu khái quát về cuộc đời, phong cách sáng tác và  sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng ?

 

– Tên thật : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988).

–  Quê hương: Phượng Trì – Đan Phượng – Hà Tây cũ (Nay là Hà Nội)

–  Cuộc đời :

+ Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh …

+ Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ.

– Phong cách sáng tác: Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.

Các tác phẩm chính: Rừng biển quê hương (in chung, 1957), Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).

- Tây Tiến được in trong tập thơ  Mây đầu ô. 

- Tích hợp kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Tích hợp kiến thức môn tin học lớp 10- Bài 22: Một số dịch vụ của internet. Cách khai thác các thông tin trên mạng.                

 2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội như thế nào ?

+ Nhóm 3: Trình bày hiểu biết về đoàn binh Tây Tiến và Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

+ Nhóm 4: Suy nghĩ của em về nhan đề ( Nhớ Tây Tiến, Tây Tiến) của bài thơ?

HS trình bày dự án được giao.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

GV mở rộng:

- Phim tư liệu về buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

- Bản đồ địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến.

–  Xuất xứ: Rút từ tập “Mây đầu ô”.

- Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh - Hà Tây (nay là Hà Nội), khi Ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.  Bài thơ lúc đầu có tên gọi Nhớ Tây Tiến. Về sau tác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ còn hai chữ Tây Tiến bởi bản thân hai chữ Tây Tiến đã bao hàm nỗi nhớ đoàn quân Tây Tiến.

–   Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến :

+  Thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng.

+  Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào.

+  Địa bàn : Đồi núi Tây Bắc Bộ Việt Nam và Thượng Lào.

+ Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau.

+  Điều kiện sống :Gian khổ, thiếu thốn.

+ Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn – lạc quan, yêu đời.

  Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 12 : Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp năm 1946 - 1954

 

 GV tích hợp kiến thức địa lí:

- Bản đồ Việt Nam (Bài 2 – Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ). Địa lí lớp 12- Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”

b. Đọc và bố cục 

– GV: Gọi HS đọc điễn cảm bài thơ – chú ý âm hưởng, sắc thái tình cảm, cảm xúc từng đoạn.

+ Yêu cầu giọng đọc: hùng tráng và tình cảm, chậm và đan xen với mềm mại, dịu dàng, tuỳ theo từng đoạn, từng câu. Chú ý ngắt nhịp đúng một số câu độc đáo. Ví dụ: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Sông Mã gầm lên / khúc độc hành…

+ GV và 1, hoặc 2  HS nối nhau đọc toàn văn bản thơ 1 lần. Nhận xét kết quả đọc.

– GV: Bài thơ gồm mấy đoạn? Xác định ý chính mỗi đoạn ?

 

 + HS: Lớp lắng nghe và định hướng trả lời câu hỏi1.

+ GV nhận xét, chốt ý: Bài thơ tự nó đã chia 4 đoạn.

– GV: Trình chiếu bố cục

– Phần 1 (Đoạn 1):   Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, con người trên chặng đường hành quân gian khổ.

– Phần 2 (Đoạn 2):   Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

– Phần 3 (Đoạn 3): Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến

– Phần 4 (Đoạn 4): Khúc vĩ thanh nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến.(Lời thề và lời hẹn ước).

 

 

II. Đọc–hiểu:

1Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.

a. Hai câu thơ mở đầu:

 

– Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 1:

– HS: Đọc đoạn 1 của bài thơ

 – GV sử dụng kiến thức môn địa lý, kết hợp trình chiếu giới thiệu về dòng sông Mã: Hình ảnh Sông Mã + 2 câu thơ đầu.

– GV:Khơi nguồn cho mạch cảm xúc của bài thơ là gì? Câu thơ nào thể hiện cảm xúc đó?

( Hai câu mở đầu bài thơ đã nhắc tới cảm xúc bao quát toàn bài. Cảm xúc đó là gì? được thể hiện ntn?)

HSHọc sinh xác định cảm xúc – nỗi nhớ, thể hiện trong hai câu thơ đầu.

GV: Những biện pháp NT nào được sử dụng ở hai câu đầu? Tác dụng trong việc thể hiện nỗi nhớ, cảm xúc của nhà thơ

HS: Điệp từ ” nhớ”, điệp vần “ơi” -> Nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ của tác giả về đồng đội, thiên nhiên miền Tây…

GV: Em hiểu thế nào là nỗi “nhớ chơi vơi”? Tâm trạng của tác giả?

HS trả lời: Nhớ sâu sắc, da diết…

 

 

 

 

 

 

 

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”

– Câu 1: nhắc tới 2 danh từ – điểm về, nơi đến của nỗi nhớ.

+ Hình ảnh “Sông Mã”: con sông gắn với đời lính -> như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.

+ Tây Tiến: Đoàn binh

+ Ngắt nhịp 4/3

=> Câu 1 với tiếng gọi đầu tiên là tiếng gọi đồng đội.

 

– Câu 2 với nghệ thuật: Điệp từ

 “ nhớ” (2 lần), từ láy “ chơi vơi”, điệp âm ” ơi” ( 3 lần) -> Hiệu quả đặc biệt: Tạo tính nhạc, hình tượng hoá nỗi nhớ.

+ Nhớ rừng núi: Không gian mênh mông của miền Tây.

+ Nhớ “chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả) -> gợi cảm giác nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, nỗi nhớ luôn lơ lửng, âm ắp khôn nguôi

 

 

=> Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ, bài thơ là nỗi nhớ.

 

 

 

GV tích hợp kiến thức địa lí:

- Bản đồ Việt Nam (Bài 2 – Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ).

b. Thiên nhiên miền Tây – con đường hành quân .

 

*GV dùng  KT khăn trải bàn, hỏi – đáp, thuyết trình

 

– GV: Trình chiếu câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu? Biện pháp nghệ thuật?

Gv phân nhóm hoạt động:

+ Nhóm 1: Bức tranh thiên nhiên miền Tây hiện ra qua những chi tiết, hình ảnh nào ở đoạn mở đầu? Biện pháp nghệ thuật?

+ Nhóm 2: Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được tái hiện  như thế nào? Biện pháp nghệ thuật?

 

– HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập và đại diện nhóm trả lời.

– Lớp theo dõi ,nhận xét, bổ sung.

– GV kết hợp trình chiếu ngữ liệu thơ. Theo dõi HS trả lời, định hướng tiếp cận và khắc sâu kiến thức qua câu hỏi và giảng, bình.

– Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ.

– Diễn giảng bình thêm giá trị biểu đạt của một vài chi tiết thơ giúp hs cảm thụ sâu.

 

– Vận dụng bài học về kỉ năng nghị luận về một bài thơ để khai thác giá trị đoạn thơ

 

Từ láy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút đều tả độ cao theo hướng nhìn lên trong cuộc hành trình.Khổ thơ là một bằng chứng về “Thi trung hữu hoạ”-> Gợi tả mặt dốc lồi lõm, nhấp nhô, khúc khuỷu, càng lên cao càng dựng đứng hun hút, thăm thẳm như lên đến đỉnh trời, chót vót chênh vênh giữa mây trời, như sắp chạm đến đỉnh trời!-> Gợi bao nỗi vất vả nhọc nhằn nhưng cũng không kém phần thú vị, tinh nghịch)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 GV: Cảm nhận khái quát về TN miền Tây? Nhận xét về con đường hành quân của người lính?

HS trả lời: TN hùng vĩ, dữ dội; con đường hành quân gian khổ, nhọc nhằn

 

GV: Bằng kiến thức có được trong bài học và kiến thức thực tiễn, các em đang sống trên chính nơi Tây Tiến hành quân đi qua, cuộc sống hôm nay còn những khó khăn nào? Cách ứng xử trước khó khăn đó?

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

*Biện pháp nghệ thuật liệt kê nhắc tới một loạt các địa danh ở miền Tây ấn tượng, khó quên trong đời lính:

– Sương rừng: ở Sài  Khao, Mường Lát: tên đất lạ lẫm, gợi một vùng xa xôi, hẻo lánh, bản làng, vùng đất người lính đã đi qua.

sương lấp đoàn quân mỏi ­­-> Sưong rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân/ Màn sương mờ của kỉ niệm – nỗi nhớ thương

+ Đoàn quân mỏi -> gợi một cuộc hành quân dãi dầu đầy gian khổ của những người lính Tây Tiến

+ Hình ảnh “ hoa về trong đêm hơi” là hoa của thiên nhiên hay con người? Chỉ biết rằng nó gợi một cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đẩy lùi nỗi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân.

 

– Dốc núi, vực sâu: ( ba câu thơ tiếp)

+ Nghệ thuật sử dụng nhiều từ láy: ” khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”; điệp từ “dốc” ->diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh , đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.

+ Nghệ thuật nhân hoá “súng ngửi trời”, phép đảo” hun hút cồn mây” -> Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải nơi người lính đi qua chưa một dấu chân người. Đây là cách nói tinh nghịch, súng trở nên có hồn.

+ Nghệ thuật tương phản, điệp từ ” ngàn thước”: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” -> Câu thơ như bẻ gãy làm đôi làm cho người đọc như thấy được rất rõ chiều cao của núi, độ cao chót vót của dốc, sâu hun hút của vực. Con đường gập khúc đột ngột hiểm trở hun hút.

+ Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm; những câu thơ toàn thanh trắc đã phác hoạ một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây ( thi trung hữu hoạ)

 

–  Mưa rừng:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

+ Nghệ thuật: Tất cả âm tiết là thanh bằng, thanh không, âm mở

( chữ cái tận cùng là nguyên âm); ẩn dụ ” khơi” – biển mưa -> Không gian mênh mông chìm trong biẻn mưa, mưa nguồn suối lũ.

+ “Nhà ai”: vừa phiếm chỉ, vừa nghi vấn -> Người lính dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng mưa, đưa mắt nhìn và thấy ngôi nhà thấp thoáng. Hình ảnh mang cảm giác chạnh lòng nhớ vể gia đình, người thân; ấm áp, yên bình như được an ủi trên đường hành quân của chàng lính xa nhà.

 – Núi rừng qua nét vẽ ấn tượng:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

+ Nghệ thuật nhân hoá : “ Thác gầm, cọp trêu” -> gợi tả dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dạo của núi rừng miền Tây.

+ Thanh: 2 thanh trắc âm vực cao

“ thác thét”; 2 thanh nặng âm vực thấp “ hịch cọp” -> sự de doạ nặng nề của thú dữ ở vùng thấp tối

+ Từ láy “ chiều chiều, đêm đêm”

 -> tuần hoàn, lặp lại, vĩnh hằng của thời gian.

+ Núi rừng miền Tây là nơi ngự trị muôn đời của sức mạnh thiên nhiên dữ dội, bí hiểm

=> Qua bút pháp hiện thực và lãng mạn khắc hoạ thiên nhiên miền Tây dữ dội, hiểm trở, hùng vĩ, thơ mộng. Đó cũng là con đường hành quân vô cùng gian khổ mà người lính đã đi qua.

 

Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 12 : Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp năm 1946 - 1954

 

GV tích hợp kiến thức địa lí:

- Bản đồ Việt Nam (Bài 2 – Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ). Địa lí lớp 12- Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”

GV tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

GV tích hợp kiến thức Môn Âm nhạc:

- Ngợi ca cảnh đẹp của non sông đất nước.

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

( Âm nhạc- Bài hát Qua miền Tây Bắc của cố  nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu)

     GV tích hợp kiến thức Môn Tin học: Cách khai thác các thông tin trên mạng. (Tin học lớp 10- Bài 22: Một số dịch vụ của internet. Cách khai thác các thông tin trên mạng.)

- Tích hợp kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kĩ năng sống: Đúng đắn, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức gia đình và đạo đức xã hội.

c. Nỗi nhớ về đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến

Nhóm 2Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được tái hiện  như thế nào? Biện pháp nghệ thuật?

 

 

GV gọi HS trình bày phần thảo luận nhóm.

– HS trình bày, thảo luận, bổ sung

 

Tác giả tả thực về sự hi sinh mất mát: Gợi cảm giác cái chết như lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc nhằn. Người chiến sĩ như đột ngột dừng chân trong cuộc hành trình của đơn vị. Câu thơ gợi một kí ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội TT)

– GV: Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ; giảng, chốt kiến thức.

  

GV: Hai câu kết đã gợi nhắc tới kỉ niệm nào? Tâm trạng của người lính thể hiện ra sao..?

HS trả lời:

 

GV: Liên hệ :

“Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở.

Nồi cơm nấu dở bát nước chè xanh.

Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”.

(Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông)

 

GV: Hãy khái quát nội dung, nghệ thuật đoạn thơ?

HS trả lời:

 

 

 

 

*.  Hồn nhiên, tinh nghịch: súng ngửi trời, cọp trêu người (chất lính).

*. Kí ức về người lính trên đường hành quân:

“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên súng mũ bỏ quên đời.”

+ Anh bạn: gọi đồng đội tình cảm thân thiết, gắn bó.

Từ láy dãi dầu: vất vả, khó khăn, nhọc nhằn mà người lính phải đối mặt, vượt qua trên đường hành quân.

Không bước nữa, bỏ quên đời: Có thể hiểu là nghỉ ngơi buông mình vào giấc ngủ vô tư lự trẻ trung/ có thể hiểu kiệt sức – xót xa/ có tthể hiểu là cái chết nhẹ nhõm quên đời –> Nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không luỵ, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng,

 

 

 

 

*. Hai câu kết đoạn thơ: Kỉ niệm một lần dừng chân ở Mai Châu :

Nhớ ôi: sắc thái cảm thán của cảm xúc trào dâng mãnh liệt.

+ Tập hợp cảm nhận bằng thị giác, khứu giác ( khói, nếp xôi)

Mùa em: mùa lúa chín; liên tưởng xao xuyến nồng nàn trước nukcười rặng rỡ, ánh mát sóng sánh từ tình người miền tây

=>Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình,tạo cảm giác êm dịu, ấm áp.

 

Tiểu kết: Bằng bút pháp hiện thực kết hợp cảm hứng lãng mạn; chát hoạ kết hợp với chất nhạc đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ, thơ mộng. Ở đó đoàn quân Tây Tiến hào hùng đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người

Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 12 : Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp năm 1946 - 1954

 

GV tích hợp kiến thức địa lí:

- Bản đồ Việt Nam (Bài 2 – Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ). Địa lí lớp 12- Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”

GV tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GV tích hợp kiến thức Môn Âm nhạc:

- Ngợi ca cảnh đẹp của non sông đất nước.

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

( Âm nhạc- Bài hát Qua miền Tây Bắc của cố  nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu)

 

2. Đoạn 2: Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

– Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 2:

– HS: Đọc đoạn 2 của bài thơ

 

 

a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ

 

 

 

 

 

GV: Đêm liên hoan văn nghệ bắt đầu từ khi nào? Từ nào cho em biết điều đó?

- HS tìm từ ngữ, hình ảnh trong mỗi cảnh.

 

 

GV: Linh hồn của đêm văn nghệ là hình ảnh nào? Hình ảnh đó có đặc điểm gì?

- HS xác định, phân tích.

 

 

 

 

 

 

GV: Hai chữ “kìa em” biểu lộ thái độ gì? Của ai? Yếu tố nào tạo nên hồn thơ cho người nghệ sĩ?

- HS phân tích.

 

 

 

 

b) Cảnh sông nước Tây Bắc

GV: Cảnh sông nước Tây Bắc gợi cảm giác gì?

 

- HS phân tích.

 

 

 

 

 

GV: Ở 4 câu thơ này gợi hay tả?

- HS bình luận

 

 

 

 

 

 

GV: Trên dòng sông ấy là hình ảnh của ai?

- HS phân tích.

 

 

GV: Ngòi bút miêu tả tinh tế của Quang Dũng thể hiện ở điểm nào?

- HS bình luận.

GV: Nhận xét cho đoạn hai.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

 

Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng đã đẩy lùi khung cảnh hùng vĩ núi rừng hoang vu, hiểm trở, dữ dội mở ra một thế giới khác của Tây Bắc. Đó là cảnh một đêm liên hoan văn nghệ, cảnh sông nước mênh mang trong buổi chiều sương.

 

* Cảnh đêm liên hoan văn nghệ

- Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc đêm liên hoan văn nghệ bắt đầu.

  Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

+ Chữ “bừng”: vừa diễn tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ, vừa tỏa sáng không gian, xua đi màn đêm bóng tối.

+ Hai chữ “đuốc hoa”: chỉ ngọn đuốc thắp sáng trong đêm văn nghệ, vừa chỉ ngọn đuốc thắp sáng trong đêm tân hôn. Ý thơ thể hiện sự tinh nghịch của chàng trai Tây Tiến.

- Hình ảnh của “em” chính là trung tâm, là linh hồn của đêm văn nghệ:

       Kìa em xiêm áo tự bao giờ

      Khèn lên man điệu nàng e ấp

      Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

+ Đó là cô gái dân tộc dịu dàng, duyên dáng (e ấp), trong trang phục dân tộc (xiêm áo), trong vũ điệu dân tộc “man điệu”. Vẻ đẹp của em đã thu hút sự chú ý của các chàng trai Tây Tiến.

+ Hai chữ “kìa em” biểu lộ sự ngỡ ngàng đến ngạc nhiên của chàng trai Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái.

+ Âm thanh của tiếng khèn, cảnh vật và tình quân dân ấm áp đã thăng hoa cảm xúc của người nghệ sĩ: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

 

* Cảnh sông nước Tây Bắc.

 - Nếu đêm liên hoan văn nghệ đem đến cho người đọc không khí say mê ngây ngất, thì cảnh sông nước Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang huyền ảo:

     Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

     Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

     Có nhớ dáng người trên độc mộc

     Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

+ Nhà thơ không tả mà chỉ gợi. Vậy mà cảnh vẫn hiện lên thơ mộng.

+ Không gian của buổi chiều giăng mắc một màn sương – “chiều sương”.

+ Bông hoa lau như có hồn, phảng phất trong gió.

+ Bến bờ tĩnh lặng, hoang dại như thời tiền sử.

+ Bông hoa rừng không “đung đưa” mà “đong đưa” như làm duyên với cảnh, với người.

- Trên dòng sông ấy là hình ảnh một cô gái duyên dáng, uyển chuyển, khéo léo trên chiếc thuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnh đó tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn cho bức tranh thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.

- Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng thể hiện tập trung ở đoạn này, chất nhạc hòa quyện chất thơ. Vì thế, Xuân Diệu có lí khi cho rằng: “Đọc đoạn thơ này như ngâm nhạc trong miệng”.

=> Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên thơ mộng, duyên dáng, mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc.

Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 12 : Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp năm 1946 - 1954

 

GV tích hợp kiến thức địa lí:

- Bản đồ Việt Nam (Bài 2 – Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ).

GV tích hợp kiến thức Môn Âm nhạc:

- Ngợi ca cảnh đẹp của non sông đất nước.

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

( Âm nhạc- Bài hát Qua miền Tây Bắc của cố  nhạc sĩ Nguyễn Thành và bài hát Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu)

   - GV tích hợp kiến thức văn hóa các dân tộc Việt Nam.

3 Đoạn 3: Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến

 

– Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 3:

– HS: Đọc đoạn 3 của bài thơ

 

GV: Phân tích bút pháp lãng mạn khắc họa chân dung người lính Tây Tiến của Quang Dũng?

(Tích hợp kiến thức tiếng việt, sinh học, lịch sử)

- HS phân tích.

- GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Phân tích bút pháp lãng mạn khắc họa thế giới nội tâm người lính Tây Tiến của Quang Dũng?(Tích hợp kiến thức địa lý, giáo dục công dân)

- HS phân tích.

- GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Bình luận cách nói về sự hi sinh mất mất mà Quang Dũng đề cập trong bài?

HS phân tích, bình thơ.

GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   Đoạn thơ khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến vừa kiêu hùng, vừa lãng mạn, vừa bi tráng.

a) Vẻ đẹp kiêu hùng của lính Tây Tiến

- Chân dung của người lính Tây Tiến được vẽ bằng nét bút khác lạ:

 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

  Quân xanh màu lá dữ oai hùm

+ Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành làm cho mái tóc xanh hôm nào rụng hết (không mọc tóc) và hậu quả của bệnh sốt rét rừng đã để lại làn da xanh xao như “màu lá”. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng những mái đầu “không mọc tóc, màu nước da xanh như màu lá lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng. Dường như họ xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn.

- Nét độc đáo trong cách miêu tả của nhà thơ là không miêu tả cụ thể một gương mặt nào của người lính Tây Tiến mà tập trung khắc họa rõ nét mặt chung của cả đoàn quân Tây Tiến.

+ Hai chữ “đoàn binh” tạo một âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát còn hình ảnh “không mọc tóc” lại gợi lên nét ngang tàng của người lính Tây Tiến.

- Thơ ca kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Quang Dũng không hề che dấu những gian khổ đó nhưng ông không miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn.

b) Vẻ đẹp lãng mạn

- Những chàng trai Tây Tiến không chỉ có vẻ đẹp oai hùng cuả con hổ nơi rừng thiêng mà còn có tâm hồn lãng mạn:

  Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

  Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Cái nhìn nhiều chiều đã giúp nhà thơ nhìn qua cái dằn dữ mắt trừng của họ là những tâm hồn, trái tim rạo rực yêu thương. Họ chiến đấu trong điều kiện gian khổ nhưng vẫn mơ về Hà Nội. Ở đó có dáng hình của người đẹp “dáng kiều thơm”. Hình bóng người đẹp ở quê hương là động lực tinh thần thúc giục các anh cầm súng tiêu diệt kẻ thù.

c) Vẻ đẹp bi tráng

- Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng:

  Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

   Áo bào thay chiếu anh về đất

  Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

+ Hình ảnh những nấm mồ rái rác nơi biên cương, viễn xứ gợi một cảm xúc bi thương.

+ Hình ảnh “đời xanh” là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵn sàng vượt lên cái chết hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

+ Người lính Tây Tiến khi chết chỉ có manh chiếu (thậm chí không có) quấn thân nhưng tác giả đã thay vào đó tầm áo bào sang trọng. Và khúc nhạc tiễn đưa anh là âm thanh gầm réo của dòng sông Mã. Sự thật bi thương vậy mà dưới ngòi bút của Quang Dũng, người lính Tây Tiến vẫn chói ngời vẻ đẹp lý tưởng và mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa.

- Tinh thần xả thân của người lính Tây Tiến được diễn đạt bằng những từ Hán Việt hết sức trang trọng: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành… Cách nói giảm nói tránh “về đất” làm mờ đi cái bi thương rồi bị át hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.

=> Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến.

    GV tích hợp kiến thức môn sinh học lớp 10, Tiết 33: Virút gây bệnh, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch- ứng dụng của virút;

   Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 12 : Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp năm 1946 - 1954

 

GV tích hợp kiến thức địa lí:

- Tích hợp địa lí lớp 12: Bản đồ vùng miền.

 

    GV tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

4 Đoạn 4: Lời thề và lời hẹn ước

– Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 4:

– HS: Đọc đoạn 4 của bài thơ

GV: Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được tác giả tô đậm bằng hình ảnh nào?

- HS phân tích.

 

 

 

 

 

 

GV: Em có nhận xét gì về nhịp điệu và giọng điệu của đoạn thơ?

GV: Tác dụng của việc đưa địa danh vào khổ thơ?

GV: Nhận xét đoạn 4.

- HS làm theo hướng dẫn.

- Nhớ đến Tây Tiến, tác giả nhớ đến tháng ngày đẹp đẽ, hào hùng say mê:

   Tây Tiến người đi không hẹn ước

    Đường lên thăm thẳm một chia phôi

+ Hình ảnh “người đi không hẹn ước” thể hiện tinh thần chung của Tây Tiến. Tinh thần ấy thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm người lính Tây Tiến.

- Xa Tây Tiến nhưng tâm hồn, tình cảm nhà thơ vẫn gửi lại nơi ấy, những nơi mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua.

    Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

  Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

- Nhịp thơ chậm, giọng điệu thơ buồn nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng.

- Các địa danh được nói tới tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của thiên nhiên, cuộc sống con người.

=> Đoạn kết gợi lại không khí của một thời Tây Tiến một đi không trở lại.

GV tích hợp kiến thức địa lí:

- Bản đồ Việt Nam (Bài 2 – Địa lí lớp 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ).

GV tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

GV hướng dẫn HS tổng kết bài

GV: Xác định nội dung chính của bài thơ?

- HS trả lời theo hướng dẫn (hoạt động tập thể).

GV: Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm của tác giả?

 

 

GV: Nghệ thuật đặc sắc trong thơ Quang Dũng?

III. Tổng kết

1. Nội dung

  - Tây Tiến là một bài thơ toàn bích. Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của đoàn quân Tây Tiến.

  - Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với đoàn quân Tây Tiến của tác giả.

2. Nghệ thuật

- Bài thơ kết tinh nhiều sáng tạo nghệ thuật của tác giả: bút pháp tạo hình đa dạng, ngôn ngữ vừa quen thuộc, vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính vừa mới lạ; bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng.

GV tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

4. Củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà

a. Củng cố:

Bài tập 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất

1.1 Hình tượng trung tâm trong bài thơ Tây Tiến là:

          A. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội

B. Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, lãng mạn

C. Người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn

D. Cô gái Tây Bắc duyên dáng, dịu dàng

1.2 Bút pháp nghệ thuật chủ đạo trong bài thơ Tây Tiến là:

A. Lãng mạn và bi tráng

B. Miêu tả và dựng cảnh

C. Tả thực và bao quát

D. Đặc tả và gợi tả

* Gợi ý trả lời:   1.1. C             1.2. A

Bài tập 2. Bài tập về nhà

Chọn và phân tích một hình ảnh thơ trong bài Tây Tiếncủa Quang Dũng mà em cho là độc đáo nhất.

b. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học thuộc lòng bài thơ Tây Tiến; Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm bài tập về nhà.

- Chuẩn bị bài Việt Bắc cho tiết sau.

5. Rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện:
7.3.7 Quy trình tổ chức dạy tích hợp liên môn tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng

Bước 1: Xác định bài dạy tích hợp liên môn

Bước 2: Biên soạn giáo án tích hợp liên môn: Gồm các bước sau:

* Xác định mục tiêu của bài học

  Xác định chi tiết mục tiêu học tập của từng bài ở 3 mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Xác định nội dung bài học
       Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích và  để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ dàng.

* Xác định các hoạt động dạy-học của GV và HS
     -   Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu
     -   HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác
     -   Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học
     -   HS phải học cách tìm kiếm thông tin
     -   HS bộc lộ năng lực lĩnh hội kiến thức tổng hợp, linh hoạt.
     -   HS rèn luyện để hình thành kỹ năng sống
        Từ việc xác định các hoạt động học tập trên thì người giáo viên sẽ lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài dạy
Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy
        Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên lựa chọn các phương tiện dạy học nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy - học của bài học.
* Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án. 

* Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án: Công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh lĩnh hội được.

Bước 3: Thực hiện bài dạy tích hợp liên môn
         Bài dạy tích hợp liên môn tương ứng với kỹ năng, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Trong kỹ năng này thường gồm nhiều tiểu kỹ năng. Vì vậy, để thực hiện bài dạy tích hợp liên môn, GV cần dạy từng tiểu kỹ năng.

   Bước 4: Kiểm tra đánh giá

    - Học sinh: Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu bài học đề ra.

     - Giáo viên: Từ kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được, giáo viên sẽ điều chỉnh nội dung, thay đổi phương pháp dạy học để chất lượng dạy - học ngày một
tốt hơn.

7.3.8. Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp liên môn

     - Chương trình dạy học:Chương trình đào tạo được xây dựng mới theo hướng tích hợp

     - Phương pháp dạy học:Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng  tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho người học năng lực thực hành nghề.

     - Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được thiết kế, phát triển phù hợp với chương trình đào tạo.

     - Giáo viên: Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học.

     - Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác.
     - Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thong qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ.

     - Cơ sở vật chất: Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó. Do đó phòng dạy tích hợp sẽ khác phòng dạy lý thuyết và phòng chuyên dạy thực hành, tức là phải trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, cũng như dụng cụ thực hành kỹ năng, cụ thể phải đáp ứng điều kiện dạy được cả lý thuyết và thực hành: hiện tại chưa có chuẩn quy định về loại phòng này. Tuy nhiên do đặc điểm của việc tổ chức dạy học tích hợp cho nên phòng học phải có chỗ để học lý thuyết đồng thời cũng phải có chỗ để bố trí máy móc thiết bị thực hành. Vì vậy, diện tích phòng dạy học tích hợp phải đủ lớn để kê bàn, ghế học lý thuyết, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy lý thuyết, lắp đặt đủ các thiết bị thực hành cho học sin.

         Như vậy, trong quá trình tổ chức cho học sinh khai thác nội dung của bài học, giáo viên đã vận dụng và hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tích hợp một cách linh hoạt, đa dạng  ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và nhiều phạm vi.

7.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

          - Sáng kiến đã được sử dụng một cách hiệu quả trong công tác dạy học theo định hướng tích hợp môn Ngữ văn nói chung và bài “Tây Tiến” của Quang Dũng nói riêng.

          - Sáng kiến có tính khả thi trong việc giảng dạy bài “Tây Tiến”trong hệ thống nhà trường THPT.

          - Lợi ích từ sáng kiến: Học sinh dễ tiếp thu, nhớ lâu, liên hệ tốt và có kĩ năng sống linh hoạt, năng động và hoàn thiện.

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

          - Phải có kiến thức về các bộ môn có liên quan như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...

          - Phòng học bộ môn đảm bảo cơ sở vật chất về: Máy chiếu, máy tính xách tay,…

          - Sưu tầm hệ thống hình ảnh có giá trị đối với học sinh về lịch sử dân tộc từ năm 1945 đến năm 1954.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

          Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân nhận thấy những lợi ích do áp dụng sáng kiến như sau:

* Về phía học sinh :

- Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.

- Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn.

- Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho các em có cơ hội tham gia vào các  hoạt động vô bổ ngoài giờ học.

- Học sinh vừa nắm được bài học lại đồng thời có điều kiện ôn lại kiến thức Lịch sử, hiểu thêm về Địa lý, về những hiểu biết xã hội...

* Về phía giáo viên :

- Thúc đẩy giáo viên  đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với  tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy  học sinh làm trung tâm”

- Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh  giúp các em chiếm lĩnh  nội dung bài học. Đặc biệt chú trọng đến kiến thức của phân môn tiếng Việt và làm văn.

- Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng  dẫn học sinh tự khai thác và chiễm lính kiến thưc; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin  liên quan.

- Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì  khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều.

*Bảng chất lượng bài kiểm tra 15 phút sau khi học bài “Tây Tiến” của Quang Dũng khi tôi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên môn.

 

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Tb

Yếu

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

12A2

42

0

0

12

28,6

24

57,1

6

14,3

12A4

44

01

2,3

15

34,1

19

43,2

9

20,4

12A5

44

0

0

8

18,2

24

54,5

12

27,3

 

*Bảng chất lượng bài kiểm tra 15 phút sau khi học bài “Tây Tiến” của Quang Dũng khi tôi sử dụng phương pháp tích hợp liên môn.

 

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Tb

Yếu

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

12A2

42

3

7,1

21

50

17

40,5

1

2,4

12A4

44

7

15,9

23

52,3

13

29,5

1

2,3

12A5

44

2

4,5

16

36,4

22

50

4

9,1

         

    Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng”, góp phần nâng cao chất lượng giờ học Ngữ văn ở trường THPT. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học  nhà trường cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

     Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này tổ, nhóm bộ môn Ngữ văn trường chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:

- Các tiết dạy được thực hiện lần đầu với các lớp 12A4, 12A5 khóa học 2016-2017 và những năm kế tiếp ở các khóa sau tại trường THPT Triệu Thái cũ nay là trường THPT Ngô Gia Tự, qua thực tế dạy học, chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

- Khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh xem vi deo, xem hình ảnh, phóng sự về những địa danh, sự kiện, thông tin liên quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em đã có thêm những cảm nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám phá về bài học.

 - Khi tích hợp với các kiến thức liên môn, học sinh cảm thấy bài học thú vị hơn, có nhiều em reo lên vì mình vừa khám phá ra một điều mới mẻ.

  - Đồng thời chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục, tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.

 -  Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

 

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

01

Tổ Văn – Giáo dục công dân

  Trường THPT Ngô Gia Tự

 

- Phạm vi: Môn Ngữ văn 12, bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.

- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường THPT.

02

 Nguyễn Thị Nhung

  Trường THPT Ngô Gia Tự

 

- Phạm vi: Môn Ngữ văn 12, bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.

- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường THPT.

 


                              TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Dạy học văn bản ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt, NXB GD, 2006.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình THPT môn ngữ văn, NXB GD, Hà Nội, 2002.

3. Một số vấn đề về phương pháp dạy- học Văn trong nhà trường, NXBGD, 2001.

4. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, Hà Nội, 2001.

5. Sách giáo khoa Sinh học 10, NXB GD, 2009.

6. Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB GD, 2009

7. Sách giáo khoa Lịch sử 12, NXB GD, 2009

8. Sách giáo khoa GDCD 12, NXB GD, 2009

9. Một số tư liệu khác trên mạng Internet.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Post a Comment

Previous Post Next Post