Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ “đọc, viết” cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

  


1. Phần mở đầu:

1.1. Lí do chọn đề tài:

Chúng ta có thể khẳng định rằng: “Đọc, viết” là một hình thức của giao tiếp. Cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với việc nói, “đọc, viết” không chỉ nhằm giúp trẻ biết được các mặt chữ cái để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo ra cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc đọc, viết ở lớp Một Thông qua việc cho trẻ làm quen chữ cái, chữ viết, vốn từ của trẻ được nâng cao, trẻ được tập nghe để phân biệt và tập phát âm các âm của tiếng việt, được làm quen với hình dáng, cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm được ghi lại bằng chữ cái. Cho trẻ làm quen chữ viết và chữ cái còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng như cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi của học sinh....Nhờ vậy, trẻ được hình thành dần một số kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng Việt ở lớp Một.

     Tuy nhiên đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia giáo dục đưa ra kết luận: Không nên dạy trước cho trẻ em 5 tuổi biết đọc, biết viết vì ở lứa tuổi này, cơ quan thần kinh của trẻ phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, chưa phù hợp, bán cầu não phải của trẻ phát triển rất mạnh, giúp trẻ phát huy những môn năng khiếu như múa, hát, kể chuyện, đọc thơ còn bán cầu não trái, nơi tiếp thu những quy định, những kiến thức về văn hoá phát triển chậm hơn. Mặt khác, bên cạnh những lý do về sức khoẻ để không nên cho trẻ tập viết vào lứa tuổi mầm non, còn có những lý do về tâm lý như: nếu biết đọc, biết viết trước, trẻ sẽ không còn cảm giác bỡ ngỡ, thú vị với những kiến thức được học vì "mình đã biết trước hết rồi", lâu dần trẻ mất hứng thú trong học tập và thờ ơ với ngay cả những kiến thức nâng cao khác nữa. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một điều rằng nếu trẻ biết viết trước khi vào lớp Một sẽ khiến các em cảm thấy tự tin và không mấy vất vả trong việc học các chữ cái, ghép vần khi vào chương trình học chính thức ở tiểu học.

Nhưng một vài năm gần đây, hiện tượng cha mẹ cho con đang ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp Một (5 -6 tuổi) đến học công khai tại các "lò" dạy thêm, nhất là  trẻ ở khu vực thành phố. Vì sao lại có hiện tượng đó? Thứ nhất là một phần do nhu cầu các bậc cha mẹ. Với tâm lý lo lắng thái quá, muốn chuẩn bị kỹ càng cho con trước khi đi học nên một số người đã cho con đi học sớm. Và sau đó nhiều người khác cũng lo sợ con mình bị tụt hậu, không theo kịp bạn đã biết chữ. Thứ hai là một số giáo viên tiểu học hiện nay mặc nhiên cho rằng trẻ vào lớp Một là đã biết đọc, biết viết và làm được một số phép tính cộng trừ đơn giản.

Thêm vào đó những học sinh không học trước chương trình trở thành học sinh cá biệt, tâm lý hoang mang khi các bạn biết hết mà mình chưa biết, thậm chí còn bị giáo viên phân biệt đối xử nếu giáo viên đánh đồng trình độ theo số đông học trò. Vì vậy, khi trẻ lên 5 -6 tuổi học lớp mẫu giáo lớn,  nhiều cha mẹ thường tìm đến các cô tiểu học gửi trẻ sau giờ đón các cháu ở trường mầm non về.

Trước thực trạng đó, ngày 28 tháng 6 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 2325/CT  trong đó yêu cầu “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp Một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Chỉ thị được ban hành, nhiều ý kiến đưa ra. Có ý kiến đồng thuận, cho rằng trẻ  5- 6 tuổi đang tuổi ăn, tuổi chơi tại sao lại bắt trẻ học đọc-viết sớm. Nên hoàn toàn ủng hộ việc cấm dạy trẻ tập tô, tập viết chữ. Nhưng có ý kiến cho rằng giáo dục mầm non là giai đoạn quan trọng trong giáo dục. Trong giai đoạn này trẻ sẽ phát triển mạnh về nhận thức và trẻ học rất nhanh trong giai đoạn này. Vậy tại sao lại cấm dạy trẻ tập tô viết chữ?

Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rõ chỉ thị của Bộ Giáo dục là “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp Một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Tức là chúng ta vẫn có thể dạy chữ cho trẻ. Như trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… Đây là những kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng vào lớp Một, chúng tôi cho rằng nên dạy trẻ những kỹ năng trên, hình thành cho trẻ sự hứng thú với đọc, viết.

Việc dạy trẻ biết chữ trước khi vào lớp Một là cần thiết, nhưng tôi muốn làm rõ việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở đây là không dạy theo kiểu “tiểu học hoá”. Phương án 0 tuổi của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc) đã chỉ rõ cơ sở khoa học của vấn đề này. Theo ông, dạy chữ sớm cho trẻ sẽ tận dụng sự chú ý vô thức, rèn luyện khả năng quan sát, bồi dưỡng trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng, vun đắp tính cách tốt đẹp và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, bồi dưỡng khả năng và thói quen tự học cho trẻ. Ông cho rằng trước khi vào tiểu học, trẻ nên bắt đầu học cả 2 ngôn ngữ thính giác (nghe - nói) và ngôn ngữ thị giác (đọc - viết). Những đứa trẻ được học cả 2 loại ngôn ngữ từ sớm, tư duy sẽ phát triển.

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, chữ viết tiếng việt đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của các bậc phụ huynh Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn thực hiện việc thực hành các hoạt động dạy trẻ chữ cái nhằm giúp giáo viên nắm bắt quá trình chuyển tiếp cho trẻ mầm non lên tiểu học.

Trước khi tiến hành các hoạt động dạy chuyển tiếp bản thân tôi nhận thấy việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở trường mầm non hoàn toàn khác với học sinh tiểu học ở chỗ: Một là về tính chất không giống nhau: Trẻ mẫu giáo nhận biết chữ thông qua quá trình hoạt động rất tự nhiên, giáo viên lấy việc bồi dưỡng sự chú ý, hứng thú của trẻ với chữ và sách, từ đó nắm được công cụ ngôn ngữ thị giác làm xuất phát điểm. Còn học sinh tiểu học học chữ, học đọc là một phần truyền thụ tri thức văn hóa có hệ thống, nó quy định chặt chẽ bởi mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ và tài liệu dạy học. Mục tiêu của mỗi giai đoạn nhất định phải được hoàn thành và là yêu cầu chung cho tất cả học sinh tiểu học, không có sự phân biệt.

Hai là tiêu chuẩn học chữ không giống nhau. Đối với trẻ nhỏ, từng phương diện âm, hình, nghĩa đều phải có yêu cầu khác nhau. Trẻ chỉ cần có ấn tượng và hiểu từng bước, sau đó sẽ đọc một cách tự nhiên. Còn đối với học sinh tiểu học, việc học chữ phải tiến hành “bốn kỹ năng kết hợp”, tức là nhận rõ mặt chữ, đọc chuẩn âm, hiểu ý nghĩa của chữ và biết viết.  Tập tô các nét chữ ở mầm non nhằm mục đích luyện tập vận động của ngón tay, bàn tay, phát triển sự phối hợp cảm giác - vận động, làm quen với việc cầm bút, đặt vở, ngồi đúng tư thế, phát triển hứng thú với việc viết chữ chứ không nhằm hình thành kỹ năng viết chữ như ở lớp Một.

Ba là, tài liệu và phương pháp dạy học khác nhau: Học sinh tiểu học học chữ trên lớp phải theo trình tự nhất định chứ không được tự ý thay đổi. Còn khi phát triển ngôn ngữ viết cho trẻ mầm non, tính linh hoạt, đa dạng của tài liệu, trang thiết bị và phương pháp dạy học chú ý tính hứng thú, thậm chí có thể tự ý thay đổi bất kỳ lúc nào, đặc biệt chú trọng đến yếu tố khích lệ động viên. Mỗi một trẻ có nhu cầu riêng. Chương trình Giáo dục mầm non không dạy trẻ những kỹ năng đọc viết thật sự, mà dạy trẻ những kỹ năng cơ bản như xem tranh, mô tả tranh, kể chuyện theo tranh, biết ngồi đúng, biết cách cầm bút tô, đồ.

        Từ sự chỉ đạo của nhà trường cũng như những nhận định của bản thân về tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với việc nói, đọc, viết ở trẻ 5-6 tuổi bản thân tôi đã luôn tham gia đầy đủ các đợt hội thảo, tập huấn, tiến hành dạy thể nghiệm, dạy góp ý để rút kinh nghiệm trong cách tổ chức, thực hiện. Trong quá trình đó tôi nhận thấy một số thuận lợi và cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ “đọc, viết” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp:

 Trên thực tế sẽ có đồng nghiệp đã viết về đề tài này. Tuy nhiên mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc phát triển ngôn ngữ “đọc, viết” cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế ở từng đơn vị. Bên cạnh đó, qua việc vận dụng đề tài này vào thực tiễn rất nhiều giáo viên tỏ ra đam mê, yêu thích. Đặc biệt đối với trẻ có sự chuyển biến thật sự về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.Từ đó, trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động trong mọi hoạt động hơn.

Điểm mới của đề tài: Tôi đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình của nhà trường, tác động và có hiệu quả rất lớn về phát triển ngôn ngữ “đọc, viết” cho trẻ 5-6 tuổi trong toàn trường.

1.3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến: 

Đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ “đọc, viết” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” được áp dụng cho các lớp thực hiện chương trình 5 - 6 tuổi trong nhà trường, sau đó áp dụng rộng rãi cho các đơn vị có điều kiện, đặc điểm tình hình giống trường mầm non chúng tôi.

Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Previous Post Next Post