Skkn Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

 


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài

Văn học là một loại hình nghệ thuật có vai trò to lớn trong việc hình thành và pháttriển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học mà đặc biệt là những tác phẩm thơ có sự chọn lọc phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển thẩm mỹ, trí tuệ và đặc biệt là ngôn ngữ.

Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn, vì thế thơ rất dễ đi sâu vào lòng người. Ngay từ thuở lọt lòng, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, dù chưa biết thưởng thức những nhịp điệu êm dịu lúc lên bổng xuống trầm, lúc ngân nga của lời thơ đã góp phần tạo lên một thế giới tình cảm của bé

 Thậm chí khi đã về già, ông, bà, cha, mẹ vẫn còn nhớ những cảm giác của buổi ban đầu khi được nghe tiếng ru hời, ru hỡi. Đó là những kí ức đã ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi nhân cách và mỗi con người. Rời vòng tay của mẹ, của bà trẻ đến với trường mầm non với bao bỡ ngỡ thắc mắc, hàng ngày được nghe cô giáo đọc thơ, kể chuyện, học hát…đã giúp trẻ có cảm giác ấm áp hơn, gần gũi, thân quen hơn với con người và cuộc sống xung quanh.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Hiện nay trong chương trình giáo dục mầm non lĩnh vực phát triển ngôn ngữ có hoạt động cho trẻ làm quen văn học nói chung và các đề tài dạy thơ giành cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng rất phong phú, trẻ được làm quen với các bài thơ theo chủ đề khác nhau. Qua đó trẻ được giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè,.. trẻ cũng được học tập những đức tính tốt như: lòng dũng cảm, lòng biết ơn và được mở rộng nhận thức về cuộc sống thiên nhiên và xã hội. Đặc biệt là trẻ 4 – 5 tuổi vốn từ của trẻ còn hạn chế, đôi khi phát âm nhiều lúc còn chưa chuẩn, chưa mạch lạc. Nên việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm sẽ giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ và tạo cho trẻ có thêm những cảm xúc tinh tế, phong phú trong tâm hồn trẻ. Trong thực tế, việc dạy trẻ 4 – 5 tuổi đọc thơ diễn cảm có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức tư duy và phát triển năng lực của bản thân trẻ. Tuy nhiên trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm thì năng khiếu của giáo viên trong nhà trường còn hạn chế, giọng đọc chưa truyền cảm, cử chỉ nét mặt thờ ơ chưa lôi cuốn được trẻ, thủ thuật chưa phù hợp, chưa linh hoạt, sáng tạo dẫn đến hiệu quả hoạt động còn chưa cao do đó chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. Vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Là một giáo viên trẻ với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn nghĩ rằng việc dạy trẻ có được kiến thức cũng như kĩ năng về đọc thơ diễn cảm đóng một vai trò rất quan trọng và góp phần vào việc giáo dục phát triển ngôn ngữ và phát triển toàn diện cho trẻ. Đồng thời kiến thức, kĩ năng tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Với mong muốn trẻ lớp mình có thêm được nhiều kiến thức cũng như kĩ năng đọc thơ diễn cảm. Nên trong quá trình giảng dạy tôi đã luôn băn khăn và trăn trở để làm sao tìm ra  được các biện pháp dạy trẻ lớp mình có thêm được kiến thức, kĩ năng đọc thơ diễn cảm, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Sau thời gian nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng các biện pháp có hiệu quả trong việc dạy đọc thơ diễn cảm cho trẻ lớp tôi đã có kết quả rõ rệt. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” để nghiên cứu và góp phần nhỏ bé của mình vào việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.

II Mục đích nghiên cứu:

- Tìm ra các biện pháp để rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non.

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Các biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

- Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4- 5 tuổi) trong trường mầm non, năm học 2019 – 2020. 

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

            Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế về khả năng diễn đạt và tư duy phát triển chưa cao. Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên xây dựng các kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non phát triển toàn diện thì ta cần đi sâu vào 5 lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội, lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Trong 5 lĩnh vực thì lĩnh vực phát triển ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 4 tuổi vì khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ còn chưa được mạch lạc, trẻ vẫn còn nói ngọng và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Năm học 2019 – 2020 nhà trường phân công tôi vào dạy ở lớp 4 – 5 tuổi, tôi đã rất chú trọng vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt thì trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thì hoạt động dạy trẻ đọc thơ có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mẫu giáo, nó rất gần gũi với trẻ, thơ giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc, giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình vào bài thơ.

            Với các tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục kỳ diệu đối với con người, đặc biệt là đối với trẻ thơ bởi tác phẩm văn học là tác phẩm nghệ thuật. Trong trường mầm non cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học có một ý nghĩa hết sức to lớn. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. Mục đích của việc dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm trước hết là cho trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật làm cho trẻ cảm nhận nhịp điệu của thơ. Giúp cho trẻ thể hiện được thái độ, cảm xúc, tình cảm trước một bài thơ. Kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ.

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1. Đặc điểm, tình hình trường lớp:

- Trường mầm non nơi tôi đang công tác  nằm ở Quận Hoàng Mai. Trường đã đạt danh hiệu trường tiên tiến nhiều năm. Trường được xây dựng khang trang, rộng rãi, được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Trường nằm ở trung tâm khu dân cư nên rất thuận tiện cho phụ huynh đưa đón con đi học.

- Năm học 2019 - 2020 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ. Lớp có 2 giáo viênđã tốt nghiệp Đại học sư phạm.

- Tổng số trẻ lớp tôi là 46 trẻ, trong đó có 13 trẻ nam và 33 trẻ nữ.

- Phụ huynh rất nhiệt tình, luôn ủng hộ giáo viên.  

2. Thuận lợi:  

         2.1 Cơ sở vật chất:

-  Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên thăm lớp dự giờ góp ý để nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên.

-  Lớp tôi được nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

2.2 Về giáo viên:

-  Bản thân tôi là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tích cực tham dự những buổi kiến tập, tập huấn do trường, phòng giáo dục tổ chức.

- Bên cạnh đó 100% giáo viên trong lớp đã được học tập bồi dưỡng chương trình đổi mới hình thức dạy kết hợp chơi trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ được phòng triển khai.

2.3 Về học sinh:

-  100% trẻ đúng độ tuổi 4 - 5 tuổi, đa số trẻ đã được học qua lớp MGB  nên việc rèn nề nếp học tập, vui chơi cũng gặp thuận lợi.

2.4 Về phụ huynh:

- Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con. Quan tâm ủng hộ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

3. Khó khăn

3.1 Cơ sở vật chất

- Nguồn tài liệu tham khảo như sách truyện, băng đĩa hình còn hạn chế

- Nguồn kinh phí, nguyên liệu dể phục vụ cho việc trang trí môi trường còn hạn hẹp.

3.2 Về giáo viên

- 2 giáo viên trong lớp kĩ năng đọc thơ diễn cảm còn hạn chế

3.3 Về học sinh

- Trẻ lớp tôi là 46 trẻ rất đông. Trong đó số trẻ trai gái không đồng đều chính vì vậy việc đưa trẻ vào nề nếp rất khó khăn. Nhiều cháu là con em các gia đình ở tỉnh ngoài đến tạm trú, sinh sống làm ăn nên nhận thức của trẻ không đồng đều.

3.4 Về phụ huynh

- Nhiều phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau, bận nhiều công việc nên đôi khi chưa quan tâm đến việc học của các con cũng như quan tâm đến việc giáo dục trẻ  đọc sách tại nhà.

4. Khảo sát thực trạng:

            Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã chia trẻ thành 2 nhóm và mỗi cô phụ trách đánh giá khảo sát trẻ của nhóm mình.

- Đánh giá về khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt của trẻ:

      + Tôi và các giáo viên của lớp đã trò chuyện với trẻ thông qua các hoạt động trong ngày để nắm bắt được khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt của trẻ, sự  hiểu biết của trẻ về các bài thơ mà trẻ được học.

      + Trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu xem phụ huynh đã đọc cho con nghe và cho con đọc các bài thơ gì ở nhà, khả năng diễn đạt của trẻ ở nhà như thế nào?

- Khảo sát kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ:

      + Tôi sẽ đánh giá kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ thông qua các hoạt động trong ngàynhư:  

* Hoạt động góc ( Góc sách truyện): Tôi sẽ quan sát trẻ chơi, đọc thơ, truyện xem kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ như thế nào?

* Không gian sáng tạo ( hiệu sách mini):  Tôi sẽ cùng đọc thơ, sách truyện với trẻ để nghe giọng đọc, phát âm và cách diễn đạt của trẻ qua từng bài thơ, từng câu chuyện mà trẻ đọc.

* Hoạt động chiều: Vào buổi chiều tôi sẽ cho trẻ ôn lại các bài thơ mà trẻ được học từ buổi trước và hướng dẫn trẻ các cách đọc thơ diễn cảm. Thông qua hoạt động chiều sẽ sẽ mạnh dạn, tự tin đọc từ đó tôi sẽ quan sát cách mà trẻ đọc diễn cảm để đánh giá kỹ năng của từng trẻ.

          Hình ảnh trẻ đọc thơ, truyện tại không gian sáng tạo và hoạt động góc (Phụ lục 2)

          Với việc khảo sát đánh giá trẻ ngay từ đầu năm có rất nhiều những kỹ năng có trong đọc thơ diễn cảm, tôi đã lựa chọn kỹ năng sau để phù hợp với trẻ 4-5 tuổi và có kết quả qua bảng dưới đây: 

BẢNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CỦA TRẺ

(Đầu năm)

STT

Các kỹ năng của trẻ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL/ 46 trẻ

%

SL/ 46 trẻ

%

SL/

46 trẻ

%

SL/ 46 trẻ

%

1.

Đọc thuộc thơ

5

11

12

26

23

50

6

13

2.

Đọc biết lấy hơi, ngắt nghỉ

3

6,5

13

28

20

43,5

10

22

3.

Đọc có nhịp điệu, ngữ điệu, vần điệu

2

4

12

26

17

37

15

33

4.

Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc

3

6,5

10

22

20

43,5

13

28

       Vi nhng yếu tố trên bn thân tôi đãluôn trăn trsuy nghĩ đểtìm ra mt sbin pháp biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Sau đây tôi xin chia s nhng bin pháp mà tôi đãáp dng có hiu qu.

 

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

       1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm.

          Muốn dạy trẻ đọc được thơ diễn cảm thì trước hết bản thân 2 giáo viên phải tự rèn luyện, tìm hiểu, sáng tạo học hỏi nâng cao kỹ năng đọc diễn cảm những bài thơ dạy cho trẻ. Vì thế giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu tính nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào trong từng bài thơ: thể thơ, nhịp thơ, các từ luyến láy trong từng câu thơ để xác định được mục đích yêu cầu khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Sau khi đã tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ thì giáo viên cần rèn luyện giọng đọc, cử chỉ nét mặt của mình bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần, chú ý cách ngắt nhịp, nhịp thơ tạo nên sự truyền cảm, thể hiện được tình cảm của mình đối với tác giả và tác phẩm.

* Ví dụ :Dạy thơ “ Bố là lính hải quân” – Trần Anh

                        Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 4 chữ nên khi đọc ngắt nhịp thơ 2/2 đọc với giọng nhẹ nhàng kết hợp cử chỉ nét mặt vui tươi, trìu mến thể hiện tình cảm vui sướng của bố và con được gặp nhau sau một thời gian dài xa cách.

“ Hôm bố về nhà

    Cõng bé trên vai

     Bố nhún bố nhảy

Bố bảo như là

        Tàu bố ngoài khơi”

………..

           Ngoài ra cô cần tập trung đọc đi đọc lại nhiều lần những từ khó và từ điệp ngữ

“ Lắc lư lắc lư”. Chú ý trẻ phát âm chưa chuẩn như: “ Bố nhún bố nhảy” để khi vào dạy dễ dàng, chủ động hơn. Khi giáo viên đã tự rèn luyện cách thuộc thơ và đọc diễn cảm rồi thì tổ chức tiết dạy tự tin hơn và lôi cuốn trẻ vào tiết học hiệu quả hơn.

- Tôi thường xuyên nghiên cứu và học tập kiến thức thông qua các cuốn sách, tài liệu có liên quan đến cách dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Bên cạnh đó tôi còn lên mạng internet tải những tài liệu, thông tin có liên quan đến dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm để nghiên cứu và tham khảo.

 - Thường xuyên trao đổi với  giáo viên ở lớp và tự rèn luyện với nhau, nhận xét giúp đỡ nhau trong quá trình giảng dậy. Rèn luyện qua những  góp ý, đánh giá của tổ chuyên môn.

- Tích cực tham gia các buổi kiến tập, tập huấn về nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng về phát triển ngôn ngữ cho trẻ,… do Phòng giáo dục huyện và nhà trường tổ chức. Từ đó tôi học hỏi được rất nhiều các kinh nghiệm quý báu của chị em đồng nghiệp và những kiến thức chuyên ngành do các thầy cô của Sở, của Phòng giáo dục truyền đạt.

- Ngoài ra tôi còn tham gia kiến tập chuyên đề về phát triển ngôn ngữ do Phòng giáo dục kết hợp cùng nhà trường tổ chức.

* Kết quả đạt được:

 - Với những cách làm trên bản thân tôi đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, kỹ năng khi tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ nói chung và dạy trẻ đọc thơ diễn cảm nói riêng.

- Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ của tôi cũng tiến bộ rõ rệt, được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Kiến thức và kỹ năng của tôi ban đầu còn hạn chế nay đã được nâng cao hơn rất nhiều, đã biết đọc thơ đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng lúc, một số kỹ năng của tôi đã khéo léo và thuần thục hơn. Tôi thấy bản thân mình có thêm được rất nhiều các kiến thức để dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.

- Thông qua những kiến thức mà tôi đã học được, tôi đã xây dựng được các giáo án dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ một cách khoa học, có tính logic và quan trọng là nắm vững được các kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần đạt được thông qua tiết đọc thơ diễn cảm. Từ đó, kỹ năng soạn và trình bày giáo án của tôi cũng cải thiện một cách rõ rệt như: Cách trình bày, xác định đúng mục đích – yêu cầu, nội dung và phương pháp hình thức tổ chức hoạt động. 

Sau đây tôi xin minh họa một giáo án mà tôi đã tổ chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. (Ở phần phụ lục 1)

2.     Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dậy trẻ đọc thơ diễn cảm

            Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đãcùng quan sát và nhận thấy các con kỹ năng đọc thơ còn yếu kém nên 2 cô đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu cập nhật những bài thơ mới để đưa vào chương trình giáo dục của lớp nhằm giúp các con hứng thú hơn với hoạt động đọc thơ.

   * Cách làm:

- 2 giáo viên cùng bàn bạc, nghiên cứu tài liệu và cập nhật những bài thơ mới

- Lựa chọn những bài thơ phù hợp với lứa tuổi

- Xây dựng kế hoạch phải xen kẽ những tiết thơ với truyện.

- Trẻ được làm quen nhiều bài thơ mới, nhiều thể loại khác nhau, nhiều đề tài phong phú.

- Học hỏi đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để chắt lọc những cái mới.

- Giáo viên cần phải nắm được đặc điểm về ngôn ngữ cũng như kỹ năng đọc thơ, diễn đạtcủa trẻ lớp mình. Từ đó giáo viên mới đưa ra được những biện pháp, kế hoạch giáo dục trẻ hiệu quả, phù hợp.

- Giáo viên  xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện tác động đến sự phát triển của từng trẻ và từng lứa tuổi.

* Kết quả đạt được:

           Tôi đã xây dựng được một kế hoạch xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm học, giúp cho giáo viên chủ động hơn trong việc dậy trẻ đọc thơ diễn cảm.

          Tôi đã lập ra một kế hoạch giáo dục trẻ như sau:

Tháng

Trong giờ học

Ngoài giờ học

9

-         Trăng sang

-         Cô dậy

- Bạn Mới

- Nghe lời cô giáo

- Đồng dao: dung răng dung rẻ

10

-         Em yêu nhà em

-         Lấy tăm cho bà

- Thăm nhà bà

- Phải là hai tay

- Đồng dao: Tay đẹp

11

-         Bé làm bao nhiêu nghề

-         Bố là lính hải quân

- Cô giáo của con

- Làm bác sĩ

- Đồng dao: dệt vải

12

-         Chú giải phóng quân

-         Xe chữa cháy

- Con đường của bé

- Giúp bà

- Đồng dao: đi cầu đi quán

1

-         Tết đang vào nhà

-         Bé chúc tết

- Xuân

- Đồng dao: Tập tầm vông

2

-         Bác bầu bác bí

-         Cây dây leo

- Gà trống và hoa mào gà

- Vườn cải

- Đồng dao: Trồng đậu trồng cà

3

-         Em vẽ

-         Rong và cá

- Cá ngủ ở đâu

- Chhim chích bông

- Đồng dao: Mèo đuổi chuột

4

-         Ông mặt trời

-         Mây và gió

-Mùa hạ tuyệt vời

- Cầu vồng

- Đồng dao: Mưa

5

-         Bác Hồ của em

-Ảnh bác

- Đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ

          Việc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ là khâu đầu tiên và rất quan trọng. Nó giúp cô và trẻ chủ động trong quá trình học. Việclựa chọn những bài thơ, ca dao đồng dao phù hợp, ngắn hay dài,… hay bài thơ có các nhân vật gần gũi với trẻ sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi đọc thơ diễn cảm.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.

          Trẻ không thể lĩnh hội ngay bài thơ qua một hoạt động dạy trẻ đọc thơ, vì vậy để cho hoạt động đó đạt kết quả cao giáo viên cần linh hoạt lồng ghép vào các hoạt động khác như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do để khắc sâu hơn bài học cho trẻ. Giáo viên cần linh hoạt các thời gian trong ngày để có thể cho trẻ làm quen thơ, hay ôn thơ, rèn luyện cho trẻ thuộc thơ, trả lời rõ ràng, trọn câu, ghi nhớ được bài thơ lâu hơn.

      3.1 Trong giờ học:

- Tôi xác định mục đích – yêu cầu dạy trẻ sao cho phù hợp với độ tuổi cũng như những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đạt được thông qua việc đọc thơ diễn cảm.

- Tôi luôn vận dụng những kiến thức mình đã trau dồi được truyền đạt lại cho học sinh qua các giờ dạy trẻ đọc thơ.

- Trong quá trình tổ chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi chú ý quan sát, sửa chữa cách đọc và khắc phục những khuyết điểm, động viên trẻ giúp trẻ tự tin đọc thơ một cách diễn cảm.

- Để thu hút trẻ vào hoạt động đọc thơ diễn cảm tôi đã sử dụng rất nhiều các đồ dùng như: Tranh, câu đố, hình ảnh, video,… giúp gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm. Từ đó trẻ sẽ có cảm hứng để đọc diễn cảm các bài thơ.

- Truyền cho trẻ cảm xúc trong các giờ học

- Thường xuyên thay đổi hình thức dạy trẻ trong giờ học gây hứng thú cho trẻ: 

      + Cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức: tranh thơ, xa bàn....

      + Ghi âm cá nhân hay tổ nhóm trẻ trong lớp đọc thơ và mở lại cho cả lớp nghe, cho trẻ đoán tên bạn, hay tổ nhóm đọc thơ.

      + Quay video cá nhân, tổ nhóm trẻ đọc thơ và mở lại cho trẻ xem lại mình và bạn để trẻ nhận xét, động viên khuyến khích trẻ tự tin hơn.    

      3.2 Ngoài giờ học:

- Trong các giờ trò chuyện sáng, hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ làm quen với các bài thơ mới, lời thơ hay nội dung bài thơ, giúp trẻ khắc sâu hơn và thích thú vào bài học ở hoạt động chung hoặc cô có thể cho trẻ ôn thơ ở hoạt động ngoài trời bằng những câu hỏi gợi mở để cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ và đọc thơ theo yêu cầu của cô.

- Trong hoạt động chiều cũng có thể cho trẻ ôn thơ hay làm quen thơ mới, việc ôn lại bài thơ đã học, giáo viên có thể cho trẻ xem tranh và đọc thơ theo tranh. Việc này giúp trẻ nhớ sâu hơn về cả phần lời thơ, đồng thời có thể giúp trẻ nhớ về nội dung bài thơ, tình tiết của bài thơ, rèn kỹ năng đọc thơ qua tranh hay lớn hơn trẻ có thể nhìn tranh và sáng tạo ra thơ.

- Hoạt động góc tôi cho trẻ đọc, xem tranh các bài thơ mà trẻ đã được học hay các câu chuyện mới.

- Trong hoạt động ngủ tôi cho trẻ nghe các bài thơ, câu chuyện nhằm ôn lại những kiến thức mà trẻ đã được học vào buổi sáng giúp cho trẻ có thêm những kỹ năng đọc thơ diễn cảm và giúp cho trẻ bổ sung thêm những kiến thức mà trẻ còn thiếu hụt qua giờ học, đồng thời giúp trẻ dễ đi sâu vào giấc ngủ của mình hơn.

- Ngoài các hoạt động góc, ngủ,.. thì hoạt động ăn cũng là hoạt động để cho tôi và trẻ được gần gũi nhau hơn tôi ổn định trẻ bằng cách cho trẻ đọc lại các bài thơ mà trẻ được học nhằm giúp trẻ bước vào một giờ ăn với tâm lí thật là thoải mái, để trẻ có thể ăn tốt và ăn được hết suất của mình.

- Bên cạnh đó, các ngày hội, ngày lễ như 2/9, 20/11, Tết nguyên đán, 8/3,... tôi cũng thường xuyên dạy trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm các bài thơ để trẻ có thể tự tin biểu diễn cho các bạn cũng như các cô nghe.

- Thông qua các hoạt động giáo viên giáo dục cho trẻ những điều hay, lẽ phải, lễ phép với người khác, yêu quý mọi người và biết ơn điều tốt mà người khác làm cho mình, tránh những thói hư tật xấu,..

     3.3 Bồi dưỡng trẻ yếu kém và trẻ có năng khiếu đọc thơ:

- Trẻ yếu kém tôi thường đọc thơ cho trẻ nghe; luôn động viên, khuyến khích, sửa sai và quan tâm trẻ hơn để trẻ được tư tin, mạnh dạn thể hiện bản thân mình. Tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình của con ở tại lớp và cung cấp các tài liệu về các bài thơ mà trẻ được học ở trên lớp cho phụ huynh để cùng dạy con ở tại nhà.

- Những trẻ có năng khiếu tôi gợi ý, yêu cầu trẻ không những đọc thuộc thơ mà đọc diễn cảm, thể hiện điệu bộ cử chỉ phù hợp với mỗi câu thơ. Ngoài ra, khi trẻ đã thuộc thơ và đọc diễn cảm thì tôi thường có những yêu cầu cao hơn một chút như: Cho trẻ đọc thơ cùng với diễn rối, cho trẻ đọc thơ nối tiếp,…

- Qua đó tôi còn chú ý động viên, khuyến khích và sửa sai cho các trẻ còn yếu kém về các kỹ năng đọc thơ diễn cảm như: cách ngắt nghỉ, cách phát âm hay cách mà trẻ sử dụng các cử chỉ, điệu bộ của mình cho bài thơ còn chưa đạt. Bên cạnh đó, các trẻ đã giỏi tôi tìm mọi cách để khai thác và phát huy các năng khiếu của trẻ.

      3.4 Kết quả:

- Khi tổ chức các hoạt động như vậy đối với trẻ, tôi cảm thấy trẻ tiến bộ hơn rất nhiều so với lúc đầu mà trẻ mới được làm quen. Trẻ đã thuộc được thơ, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, nhịp điệu đọc thơ cũng phù hợp hơn và trẻ đã biết cách thể hiện được cảm xúc của mình thông qua bài thơ.

- Qua đó, trẻ đã lĩnh hội được rất nhiều các kiến thức, kỹ năng và các cách để đọc thơ diễn cảm như: Đọc thuộc thơ, biết ngắt nghỉ đúng chỗ và biết thể hiện cảm xúc của mình. Tôi thấy những trẻ yếu đã tự tin, mạnh dạn không còn nhút nhát sợ sệt như hồi đầu. Những trẻ khá giỏi có giọng điệu, cử chỉ phù hợp với từng bài thơ, phát âm chuẩn hơn.

- Giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, khả năng diễn đạt của trẻ trôi chảy hơn, giao tiếp tự tin hơn và bớt đi được tính nhút nhát của độ tuổi, đồng thời cũng giúp cho trẻ phát triển trí tuệ. Từ đó, trẻ trở nên hoàn thiện về phẩm chất, nhân cách, trở thành người tốt và là người sống có ích.

Hình ảnh bồi dưỡng thêm cho trẻ có năng khiếu và yếu kém(Phụ lục 2)

 

4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh

          Như chúng ta đã biết “Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ”. Gia đình là nơi có điều kiện để hiểu trẻ sớm nhất, toàn diện nhất. Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng sớm nhất, mạnh mẽ nhất, mang tính quyết định nhất tới sự hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ. Để rèn trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ, ngoài các hoạt động do giáo viên tổ chức cho trẻ tại lớp thì rất cần có sự phối hợp với phụ huynh để cùng dạy dỗ và rèn luyện cho trẻ tại nhà. Chính vì vậy, giáo viên và phụ huynh trẻ cần có sự kết hợp chặt chẽ.

* Cách làm:

- Tôi trao đổi với phụ huynh cách dậy và chơi cùng trẻ thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm.

- Trao đổi với phụ huynh bằng các bài viết nội dung phối hợp thông qua bảng tuyên truyền của lớp

- Tôi thường xuyên trao đổi trong giờ đón trả trẻ với phụ huynh động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ hiểu rõ.

- Cha mẹ và người thân phải phát âm đúng để trẻ bắt chước.

- Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương cho trẻ nghe.

- Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền, cung cấp các bài thơ mà trẻ đã được học cho phụ huynh để phụ huynh hướng dẫn con đọc thêm ở nhà.

- Do tình hình dịch bệnh covid-19 khiến học sinh không được đến trường, tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh thông qua Zalo của lớp. Gửi cho phụ huynh những bài thơ, câu truyện để phụ huynh dậy thêm con ở nhà, giúp trẻ không nhàn chán trong thời gian nghỉ dịch.

- Trao đổi với phụ huynh quay lại những video trẻ đọc thơ gửi vào Zalo nhóm lớp cho các bạn ở lớp cùng được xem.

- Phát động phong trào thì đua với các mẹ trong lớp quay lại video con đọc thơ đăng lên facebook cá nhân. Thi đua xem bạn nào được nhiều like hơn.

* Kết quả đạt được:

- Phụ huynh rất nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên để cùng dạy con ở nhà. - Phụ huynh cũng như các con rất hứng thú tham gia quay những video trẻ đọc thơ up nên nhóm lớp, trang facebook cá nhân. Các con vui vẻ và không bị nhàn chán trong thời gian nghỉ dịch.

- Mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh và nhà trường rất chặt chẽ. Phụ huynh rất yên tâm và tin tưởng khi gửi con ở trường.

 

IV. KẾT QUẢ CHUNG:

- 100% trẻ thích và hứng thú đọc thơ diễn cảm.

- Trẻ biết nhiều thể loại thơ và giọng điệu đọc thơ khác nhau.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia các phong trào kể chuyện theo tranh, đọc thơ diễn cảm.

- Trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có những phản xạ phù hợp với môi trường mới.

- Trẻ có vốn từ phong phú, diễn đạt mạch lạc.

- 70% trẻ nắm bắt được cách đọc thơ diễn cảm

- Soạn được nhiều giáo án hay, được Ban giám hiệu đánh giá cao và dạy trẻ có hiệu quả. Kỹ năng sư phạm được nâng cao, có thêm những kiến thức về phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.

- Phụ huynh rất tin tưởng giáo viên và phối hợp tốt với giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ. Phụ huynh đã ủng hộ rất nhiều các nguyên vật liệu làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi, làm sách cho các con.      

BẢNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CỦA TRẺ

 

Thời gian

Đánh giá

SL trẻ

%

Đọc thuộc thơ

Đọc biết lấy hơi, ngắt nghỉ

Đọc có nhịp điệu, ngữ điệu, vần điệu

Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc

Đầu năm

Tốt

SL/46 trẻ

5

3

2

3

%

11

6,5

4

6,5

Khá

SL/46 trẻ

12

13

12

10

%

26

28

26

22

Trung bình

SL/46 trẻ

23

20

17

20

%

50

43,5

37

43,5

Yếu

SL/46 trẻ

6

10

15

13

%

13

22

33

28

Giữa năm

Tốt

SL/46 trẻ

24

18

15

17

%

52

39

33

37

Khá

SL/46 trẻ

13

22

19

16

%

28

48

41

35

Trung bình

SL/46 trẻ

6

4

8

7

%

13

9

17

15

Yếu

SL/46 trẻ

3

2

4

6

%

7

4

9

13

 

 

Trên đây là những kết quả đạt được của trẻ lớp tôi từ đầu năm học đến cuối tháng 12 năm 2019. Do tình hình dịch bệnh covid-19 các con chưa thể đến trường nhưng tôi mong rằng với sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong thời gian nghỉ dịch này các con vẫn tiến bộ từng ngày để đến cuối năm 100% trẻ lớp tôi đạt được những kết quả mong muốn.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Kết luận chung:

          Việc cho trẻ làm quen văn học ngay từ lứa tuổi mầm non là một cơ sở tốt để trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người. Thông qua các tác phẩm văn học giúp trẻ hình thành và phát triển nhanh một cách toàn diện về trí tuệ - đạo đức – tình cảm – thẩm mỹ giúp trẻ tích lũy vốn kinh nghiệm sống. Từ văn học giáo dục nhân cách cho trẻ là hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người qua đó trẻ biết kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị. Dành tình cảm quan tâm, thương yêu tới bạn bè em nhỏ.

          Là một giáo viên đứng lớp, là người có trách nhiệm truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho trẻ như kỹ năng đọc, nghe, nói và là người định hướng sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì thế mà giáo viên phải luôn tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, luôn tìm tòi khám phá những cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn học, tích lũy kiến thức, hiểu biết về văn học nói chung và cụ thể là các bài thơ, câu chuyện, đặc biệt là thơ chuyện mầm non. Tạo cho trẻ niềm đam mê sự hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói chung và làm quen với thơ nói riêng. Bản thân người giáo viên luôn cố gắng rèn luyện giọng đọc, rèn luyện phát âm chuẩn, rèn luyện những cử chỉ điệu bộ của mình cho phù hợp với từng bài thơ trước khi lên lớp để giúp cho trẻ tiếp thu tốt bài học, trẻ ngày càng tiến bộ, phụ huynh yên tâm khi đưa trẻ đến trường và tôi luôn cố gắng là tấm gương sáng để trẻ noi theo.

II. Bài học kinh nghiệm:

 Tổ chức dạy trẻ thường xuyên, tận dụng mọi tình huống trong cuộc sống và sinh hoạt để rèn luyện thêm cho trẻ và tôi luôn luôn thực hiện các viêc sau khi dạy trẻ.

                   Tôn trọng ýkiến của trẻ, không áp đặt trẻ.

Không hạ thấp hay doạ nạt trẻ.

                   Không nên bắt trẻ hứa hẹn.

                   Không nên bao bọc trẻ quá mức, và dung túng trẻ.

                   Không nên yêu cầu một sự phục tùng ngay lập tức

                   Không nên giáo huấn và nói quá nhiu.

                   Không tước đoạt trẻ quyn được làm trẻ con.

 Dạy trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm thông qua việc giáo dục tích hợp vào các môn học. Xây dựng môi trường học tập mang tính sư phạm, “cô giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan”. Tuyên truyn, phối hợp với phụ huynh và trao đổi những kinh nghiệm dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.

-> Vậy tất cả chúng ta những người luôn quan tâm và giành nhiu tình yêu mến trẻ thơ hãycùng nhau nuôi và dạy trẻ thật tốt để xây dựng hội ngày càng tốt đẹp hơn.

 Thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.

  Luôn tìm tòi các biện pháp mới và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp trong việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm rèn luyện đọc thơ diễn cảm cho trẻ.

III. Khuyến nghị và đề xuất:

          Kính mong Phòng giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho tôi được tham gia các lớp tập huấn, kiến tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

          Trên đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng cho trẻ lớp mình biết cách đọc thơ diễn cảm. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cấp xét duyệt và các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn nữa. 

          Tôi xin chân thành cảm ơn!

  

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ( Bộ giáo dục và đào tạo, dự án SRPP)

2. Chương trình bồi dưỡng công chức viên chức quản lý, giáo viên mầm non ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội : Chuyên đề “ Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ”.

3. Bộ giáo dục và đào tạo: Chương trình giáo dục Mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

4. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).

5. Giáo trình phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm non ( Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội)

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post