Skkn Một số giải pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

 


Một số giải pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi

3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

4. Mô tả bản chất của sáng kiến:

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Đây là một trong những hình thức tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ, giúp trẻ phát triển về mọi mặt: Đức, trí, thể, mĩ và lao động. Hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được tự mình trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, được hít thở không khí trong lành, góp phần nâng cao sức khỏe, đồng thời góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, thích ứng với môi trường tự nhiên, phát triển ngôn ngữ, tư duy, ghi nhớ, đồng thời giúp trẻ mạnh dạn hơn và tự tin hơn trong giao tiếp. Suất phát từ tầm quan trọng của hoạt động vui chơi ngoài trời, tôi đã thực hiện và đưa ra một số giải pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động ngoài trời theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (Phân tích ưu, nhược điểm)

*Ưu điểm:

*Đối với giải pháp 1: Giáo viên chú trọng trong việc Tạo hứng thú cho trẻ

trước khi tổ chức hoạt động và luôn hòa mình vui chơi cùng trẻ, trẻ thích thú tham gia hoạt động và tự tin nói lên những suy nghĩ của mình cùng cô và các bạn

*Đối với giải  pháp 2:

Tạo môi trường hợp lý và có tính phát triển nhằm cung cấp những thông tin mới lạ về thế giới tự nhiên xung quanh, giúp trẻ luôn hứng thú, chú tâm đến hoạt động của cô. Chính vì vậy tôi luôn tìm kiếm làm mới các nội dung với một môi trường hợp lý cho trẻ tham gia hoạt động.

* Đối với giải pháp 3:

Sưu tầm,  sáng tạo trò chơi mới và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt độngnhằm giúp trẻ quan sát sự vật, hiện tựơng một cách trực quan, trẻ có cơ hội được trải nghiệm từ đó trẻ nhận thức sâu hơn nội dung bài học.

*Nhược điểm:

Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về hoạt động  ngoài trời đối với trẻ. Một số trẻ thiếu sự tập trung, chú ý khi tham gia hoạt động.

          4.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:

*Biện pháp nhằm khắc phục nhược điểm:

Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cùng cô

Một số phụ huynh ngại việc con ra ngoài trời hoạt động không đảm bảo cho sức khỏe vì các yếu tố ngoài trời, do đó muốn trẻ được thoải mái tham gia hoạt động ngoài trời cùng cô thì việc phối kết hợp với phụ huynh để phụ huynh hợp tác trong việc chon trẻ tham gia mọi hoạt động cô tổ chức. Vì thế trong giờ đón, trả trẻ tôi nhắc nhỡ phụ huynh về những lợi ích của việc tham gia hoạt động ngoài trời.

Đối với những trẻ ít tập trung thì tôi thường để trẻ ngồi bên cạnh để dễ nhắc nhở trẻ khi tham gia vào hoạt động.

Qua việc thực hiện giải pháp phối kết hợp với phụ huynh trong việc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và chú ý quan tâm đối với những trẻ thiếu trập trung tôi thấy đạt kết quả rất khả quan.

4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:

          Về điều kiện: Giáo viên và phụ huynh phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc trao đổi và tổ chức hoạt động

          Về phương tiện: Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị kĩ nội dung truyền tải, tận dụng những nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. Chuẩn bị đồ dùng trực quan để dạy trẻ

4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp (nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên)

Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho trẻ trước khi tổ chức hoạt động và luôn

hòa mình vui chơi cùng trẻ:

Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ ở 3-4 tuổi nói riêng, sự tạo hứng thú cho trẻ trước khi tổ chức một hoạt động nào đó là điều rất quan trọng. Bởi nó luôn tạo cho trẻ cảm giác thỏa mái, thích thú, phấn khởi và muốn tham gia vào hoạt động. Chính vì thế, bản thân tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ những hình thức mới lạ để lôi cuốn, thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động.

Ví dụ: “Các con ơi, các con có muốn làm đoàn tàu cùng cô không nào? Vậy bây giờ, cô sẽ làm người lái tàu còn các con là những toa tàu nhỏ nối đuôi nhau để tạo thành một đoàn tàu dài thật dài các con nhé! Lúc đầu nhiều trẻ chưa biết làm thế nào để nối thành một toa tàu thì tôi đến và hướng dẫn cho từng cháu, tôi cho cháu này bắt tay lên vai cháu kia. Nhiều lần như vậy, tôi không những hình thành thói quen nề nếp cho trẻ mà còn tạo cho trẻ sự hứng thú trước khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời. Và những lần sau đó, tôi lại nghĩ ra nhiều hình thức khác và có thể thay đổi tên trò chơi như: Đàn kiến ngộ nghĩnh, gà đi tìm mồi… để tạo hứng thú cho trẻ.Tôi luôn tạo cho trẻ sự thân thiện, tôi cùng chơi với trẻ giống như một người bạn hòa mình với trẻ.

Ngoài ra, khi chơi tôi thường tổ chức cho trẻ ngồi xúm xít quanh tôi, tôi đặt những câu hỏi gần gũi, dể thương để trẻ trả lời, giao tiếp với cô, với bạn, có lúc tôi lại trò chuyện về sở thích của từng trẻ. Qua đó, tạo cho trẻ sự gần gũi, mạnh dạn, bên cạnh đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ. Với nhiều cách làm như thế, tôi thấy trẻ rất vui và hứng thú trong buổi hoạt động ngoài trời mà còn lan tỏa sự hứng thú ra các hoạt động tiếp theo

Giải pháp 2: Tạo môi trường hợp lý và có tính phát triển cho trẻ hoạt động ngoài trời

Bản thân tôi là một giáo viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cũng như trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Vì thế mà trong năm học này, tôi không ngừng học hỏi ở chị em đồng nghiệp, ở các trường bạn, tìm đọc các loại sách, báo, mạng internet. Từ đó, tôi có thể tự suy nghĩ tìm ra những nội dung mới lạ để tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời với một môi trường hợp lý và có tính phát triển bởi vì môi trường cho trẻ hoạt động chính là nơi cung cấp nguồn thông tin về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ, là nơi khuyến khích tính độc lập và tích cực hoạt động của trẻ. Vì vậy tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, từ đó giúp tôi cũng cố và bổ sung cho trẻ các kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần, đồng thời còn góp phần nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với các bạn, tạo cho trẻ sự hiểu biết và dần hình thành những kiến thức về môi trường xung quanh

Một trong những hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên và xã hội

xung quanh trẻ đạt hiệu quả đó là tổ chức cho trẻ quan sát. Đây là một hình thức kích thích óc tìm tòi, khám phá của trẻ rất tốt. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ có thể nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu cho từng trường hợp quan sát. Nhằm giúp trẻ quan sát hiệu quả nhất, tôi hướng trẻ cùng tham gia chuẩn bị nội dung trước khi quan sát. Ví dụ: Ở chủ đề Thực vật có thể tận dụng cho trẻ nhặt và quan sát lá cây trong sân trường cho trẻ xếp lá cây thành các hình… Hoặc nhặt những quả bang rụng trong sân cho trẻ ươm mầm, và sang ngày khác cho trẻ ra chăm sóc tưới nước, những ngày sau nữa cho trẻ tiếp tục quan sát đến lúc cây nảy mầm như vậy vừa kích thích tính tò mò, tìm hiểu, vủa thu hút khiến trẻ mong chờ vào hoạt động những ngày tiếp theo. Tôi có thể yêu cầu trẻ về nhà tìm và mang đến lớp một số loại cây, hoa để cả lớp cũng quan sát. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị các câu hỏi gợi ý nhằm phát triễn tư duy cho trẻ thông qua việc tổ chức các thí nghiệm như “Thí nghiệm sự kì diệu của hoa giấy”; “Trứng nổi trứng chìm”; “Tổ chức cho trẻ quan sát”… Với những nội dung trên thì tôi đã tổ chức bằng cách tôi đan xen giữa hình thức này với hình thức kia giúp trẻ hứng thú và không bị nhàm chán.

Ví dụ:  Tổ chức cho trẻ cùng thực hiện “Thí nghiệm sự kì diệu của hoa giấy”. Tôi đã chuẩn bị một bể nước và rất nhiều loại hoa giấy đủ màu sắc đã gấp sẵn. Sau đó, tôi cùng trẻ thả các loại hoa giấy vào nước rồi quan sát. Tôi đặt câu hỏi “khi thả hoa giấy vào nước thì con thấy điều gì xảy ra? Thế vì sao hoa giấy lại nở?” nếu trẻ không trả lời được thì tôi sẽ gợi ý cho trẻ hoặc có thể giải thích cho trẻ hiểu là khi hoa giấy gặp nước, cacnhs hoa sẽ mền và tự bung ra tạo thành những bông hoa nở.

Hoặc tôi cho trẻ thực hiện “Thí nghiệm trứng nổi trứng chìm”.  Khi tổ chức thí nghiệm này, tôi đã chuẩn bị 2 quả trứng gà và 2 cốc thủy tinh có chứa lượng nước bằng nhau (một cốc nước lọc và một cốc nước muối đã hòa tan). Sau đó tôi đố trẻ “Cô đố các con, khi quả trứng cho vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?”. Để chứng minh điều trẻ nói thì tôi liền cho hai trẻ lên thực hiện thí nghiệm thả trứng vào hai cốc nước đã chuẩn bị sẵn. Lúc đó, trẻ sẽ tư duy, suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao? Vì sao? Qua đó, tôi giải thích rõ hiện tượng, vì sao trứng nổi? Vì sao trứng chìm? cho trẻ nghe. Với hình thức tổ chức như vậy, tôi thấy mình đã lôi cuốn được trẻ, trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn.

Khi tổ chức hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức phần quan sát có mục đích một cách nhẹ nhàng với hình thức chơi là chính, tôi không đưa ra yêu cầu quá cao về kiến thức đối với trẻ mà quan trọng là trẻ được dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Tôi rất chú trọng vào việc cho trẻ chơi các trò chơi vận động và vui chơi tự do với các đồ chơi ở sân trường và các đồ chơi do tôi tự tạo.

 Giải pháp 3: Sưu tầm, sáng tạo trò chơi mới và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động:

Đồ dùng đồ chơi, trò chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời là một yếu tố rất quan trọng. Để lựa chọn đồ dùng đồ chơi, trò chơi sao cho phù hợp với khả năng, độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tôi đã tìm tòi và sưu tầm trên tạp chí, sách báo, mạng internet…để tạo ra những đồ đồ dùng, đồ chơi vừa đẹp, đảm bảo tính khoa học, an toàn, thẫm mỹ và nhiều trò chơi mới phục vụ cho trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi mà tôi đang giảng dạy, cụ thể là:

+ Ví dụ về trò chơi:

Ví dụ 1: * Trò chơi vận động: “Bắt đuôi”

Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một chiếc đuôi xinh xắn bằng len đủ màu sắc, cho trẻ lên chọn chiếc đuôi mà trẻ thích.

Cách chơi:Trẻ sẽ dùng những sợi dây này lận vào sau lưng quần làm đuôi thỏ hoặc đuôi mèo cho trẻ vừa hát vừa dạo chơi, khi nghe tiếng nhạc xập xình vang lên, các con chạy đuổi thật nhanh chân để bắt được cái đuôi của bạn, nhưng đừng quên giữ cái đuôi của mình. Bạn nào bị mất đuôi thì phải nhảy lò cò

Luật chơi:Mỗi bạn chỉ được bắt một cái đuôi.

Ví dụ 2: Trò chơi “Chuyền bóng bằng đầu”

Chuẩn bị: Bóng nhựa, sọt đựng bóng.

Cách chơi: Trẻ đứng thành hai hàng dọc với hai đội, khi có hiệu lệnh, hai trẻ đầu tiên của hai hàng chạy lên sọt đựng bóng, cầm quả bóng để lên trán, rồi hai trẻ dùng trán của mình giữ quả bóng đi về đến vị trí để bóng. Sau đó, về đứng ở cuối hàng, hai trẻ tiếp theo cũng tiếp tục lên lấy bóng và thực hiện tương tự. Trong một thời gian, đội nào nhiều bóng hơn là thắng.

Luật chơi: Trẻ chỉ được dùng trán để giữ bóng, không được dùng tay.( Ví dụ 3: Trò chơi “Ai cao hơn nào”

Chuẩn bị: Bong bóng hoặc bông hoa, chiếc lá, những con vật, buộc lại thành dây cột ở trên cao(vừa với tầm với của trẻ), tôi thiết kế sợi dây đó bằng cách kéo di chuyển được, để khi đến giờ chơi tôi chỉ việc kéo sợi dây là những đồ vật đó sẽ thòng xuống trên đầu trẻ ngang qua lớp học

Cách chơi: Trẻ nhảy cao với để bắt được các đồ vật trên sợi dây của tôi trên nền nhạc, tôi có thể nâng sợi dây lên và hạ sợi dây xuống tùy thích để tạo sự hứng thú cho trẻ.

+ Ví dụ về làm đồ chơi: Tôi vận động phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu như chai nhựa, lon sữa để tạo ra một số đồ chơi ngoài trời

Ví dụ 1: * Thiết kế đồ chơi với nước: “Chiếc phễu kỳ điệu”

Để tạo hứng thú cho trẻ khi chơi với cát, nước, tôi đã nghĩ ra và thiết kế một đồ chơi mới có tính liên hoàn mà nhiều bạn có thể cùng chơi nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ. Tôi dùng các ống nước nhựa và 5 chai sprite loại lớn, cắt lấy phần đầu làm 5 chiếc phễu và tôi cố định thật chắn chắn, nối giữa hai phểu bằng một ống dây đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Khi các bạn đổ nước vào phễu thì nước sẽ chuyền qua ống dây chảy xuống bể cá, lúc này nước trong bể chuyển động làm cho những chú cá uyển chuyển giống như đang bơi gây khó khăn cho các bạn khi chơi câu cá. Với bộ đồ chơi này, số lượng trẻ có thể tới 10 cháu cùng chơi, 3 cháu chơi đổ nước vào phễu, còn lại 7 cháu kia cùng chơi câu cá.

 Ví dụ 2:  Thiết kế đồ chơi đi “Cà kheo”

Để thiết kế đồ chơi này, tôi đã dùng hai lon sữa bột của trẻ, khoan hai lỗ đối xứng ở phần gần đáy mỗi lon sữa và dùng dây thừng cột chặt lại sao cho vòng dây vừa tầm với tay trẻ. Khi chơi trẻ sẽ giữ được thăng bằng.

Ngoài ra, tôi còn tận dụng các đồ dùng sẵn có của nhà trường và làm thêm các đồ chơi để trẻ được thỏa thích, đắm mình trong phần chơi tự do như: Thả vật chìm, vật nổi, thả thuyền trên nước, câu cá, đập bong bóng, ném vòng cổ chai, đi theo bước chân, bò chui qua cổng, phóng máy bay…và sưu tầm sử dụng các trò chơi dân gian theo chương trình mới để tổ chức cho trẻ trong phần vui chơi tự do.

Bằng cách thiết kế đồ chơi và sưu tầm, sáng tạo trò chơi như trên đã góp phần làm cho kho tư liệu đồ chơi và trò chơi của bản thân tôi thêm phong phú, trẻ rất hứng thú khi được tham gia hoạt động ngoài trời.

4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế -  kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác):

Những giải pháp mà bản thân thực hiện điều dựa vào tình hình cơ sở vật chất, khả năng tiếp thu của các cháu, sự đồng thuận phối hợp cùng giáo dục của các bậc phụ huynh tại đơn vị Trường MN Đại Hòa.

          5. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không

6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Qua việc thực hiện các biện pháp tổ chức tốt hoạt động ngoài trời theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi đã đạt được kết quả như sau:

- Qua việc vận dụng các biện pháp trên, đến nay khi tôi tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời tôi thấy đa số trẻ đều tiến bộ rõ rệt, 100% trẻ hứng thú với hoạt động của cô

- Trẻ biết phối hợp, giúp đỡ các bạn khi hoạt động ngoài trời

- Trẻ rất hứng thú, thích khám phá, tìm tòi, tập trung chú ý và tham gia hoạt động tích cực.

- Trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, vốn từ phong phú, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc hơn, biết diễn đạt trọn câu…

- Trẻ rèn luyện và thích ứng với các điều kiện khí hậu ngoài trời, nhận biết

được cái đẹp của môi trường xung quanh , có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ

sự vật hiện tượng xung quanh

- Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế giới xung quanh.

7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó ; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi):

- Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng  thực tế khi tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

+ Dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ mà cần đưa ra những nội dung, hình thức hoạt động thích hợp để nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình giáo dục trẻ.

+ Tạo hứng thú cho trẻ trước khi vào hoạt động.

+ Sử dụng những trò chơi dân gian để áp dụng cho trẻ chơi ở phần chơi tự do.

+ Cô giáo phải thường xuyên suy nghĩ, nghiên cứu, sáng tạo nhiều trò chơi mới lạ, đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, thu hút trẻ.

+ Phải luôn tạo sự hứng thú cho trẻ bằng nhiều nhiều thức khác nhau để kích thích, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động

+ Và một điều quan trọng hơn là cô giáo phải luôn hòa mình cùng chơi với trẻ, cô là bạn, là mẹ của trẻ, luôn tạo cho trẻ sự than thiện, gần gũi, ân cần, yêu thương và hết lòng quan tâm đến trẻ.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post