Skkn Ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy tiếng Anh tiểu học hiệu quả hơn

 

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Thực trạng của yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục môn ngoại ngữ

          Hiện tại, trường Tiểu học Khánh Thành được trang bị 01phòng tiếng Anh, 01 phòng máy tính dành riêng cho việc dạy  và họctiếng Anh và Tin học, màn hình + projector dùng trong trường hợp cả có 2 lớp cùng lúc học tiếng Anh; mạng internet cáp quang và wifi có thể đáp ứng tốt cho vài chục máy tính cùng truy cập mạng Internet cùng lúc với tốc độ nhanh. Các giáo viên đều có trang bị laptop, hệ thống âm thanh di động, thiết bị trợ giảng …Ngoài ra, nhiều phụ huynh của trường rất quan tâm đến việc học tiếng Anh của con em mình nên đã sẵn sàng trang bị cho con laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để tham gia vào việc học tiếng Anh khi giáo viên yêu cầu.

          Từ thuận lợi về cơ sở hạ tầng CNTT như trên, kết hợp với việc tự nghiên cứu, thu lượm và chia sẻ từ các đồng nghiệp ở các địa phương khác nhau trên cả nước, từ các trang mạng… tôi đã ứng dụng kiến thức, các công cụ, các phần mềm vào trong giảng dạy tiếng Anh nhằm phát huy tối đa các tính năng sử dụng của các  trang thiết bị mà các cấp đã quan tâm trang bị cho trường, đồng thời làm cho việc dạy tiếng Anh của mình thực sự chuyên nghiệp, nhẹ nhàng, nhanh chóng, hiệu quả tối đa, lôi cuốn, thu hút học sinh vào việc học, nhằm từng bước đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. 

          Để chia sẻ những kinh nghiệm, những công cụ, phần mềm tôi đã ứng dụng thành công vào trong chương trình dạy tiếng Anh tiểu học, nay tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy tiếng Anh tiểu học hiệu quả hơn.”

2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:

          -Khai thác và sử dụng tối đa tính năng của các trang thiết bị được ngành cấp cho trường nhằm tạo môi trường dạy và và học năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả.

          -Hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học tập chủ động, tích cực và tự chủ. Từng bước chuyển từ việc “giáo viên làm trung tâm” sang “học sinh làm trung tâm”.

-Thu hút cao độ sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh nhờ vào bài giảng với những hình ảnh đẹp, âm thanh sống động, những cuộc thi có xếp hạng trực tiếp vị thứ của mỗi học sinh sau mỗi câu trả lời.

-Có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh trên nền của các công cụ, phần mềm.

-Học sinh được nghe phát âm chuẩn từ giọng của người bản xứ qua công cụ phát âm từ vựng như Quizlet, công cụ luyện ngữ điệu của câu qua công cụ GoAnimate và NaturalReader.

-Sử dụng các công cụ, phần mềm dạy học này giúp học sinh trung bình,  yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập vì các em rất nhạy với các thiết bị công nghệ.

 -Tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài giảng ở nhà hơn so với sử dụng công cụ trình chiếu Powerpoint, tiết kiệm thời gian dạy trên lớp hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống.  Giáo viên có nhiều thời gian mở rộng cho cho đối tượng học sinh khá giỏi hoặc giúp đỡ học sinh yếu hoặc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.

-Giúp phụ huynh học sinh theo dõi, giám sát và thậm chí có thể học cùng con qua phần bài tập về nhà theo địa chỉ URL giáo viên cung cấp trong vở dặn dò của học sinh.

3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

          Đề tài này đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong phạm vi của trường tiểu học Khánh Thành trong năm học  2016-2017.

B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

1.Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu và giải pháp của đề tài:

1.1 Cơ sở lí luận:

-Mục tiêu của đề án 2020: Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ.

-Phần mềm, tiện ích, công cụ hữu ích phục vụ cho giáo dục ngày càng nhiều. 

-Đặc điểm tâm lý học của học sinh tiểu học.

-Tài liệu giảng dạy môn tiếng Anh.

1.2 Cơ sở thực tiễn:

-Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của hầu hết  giáo viên trong tổ chuyên môn không nhiều, chỉ dừng lại ở việc sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint nhưng thực tế Powerpoint không phải là phần mềm chuyên dụng để soạn bài giảng do đó để thiết kế được một bài giảng cho một tiết dạy giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.

-Kinh nghiệm ứng dụng CNTT được đúc kết trong quá trình nghiên cứu ứng dụng, học hỏi từ đồng nghiệp các tỉnh thành khác, tham khảo các nguồn thông tin từ mạng Internet.

-Trường tiểu học Khánh Thành nói riêng và nhiều trường tiểu học trong huyện Yên Khánh  đang dần được trang bị phòng tiếng Anh phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ.

-Nhiều phụ huynh học sinh có điều kiện và sẵn sàng trang bị thiết bị cho con em tham gia học khi giáo viên yêu cầu.

2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:

2.1 Các biện pháp tiến hành:

          -Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

          -Phương pháp nghiên cứu kết quả thực hiện của học sinh.

          -Phương pháp quan sát. 

          -Phương pháp đối thoại, phỏng vấn.

 2.2. Thời gian tạo ra giải pháp:

-Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017:

-Tháng 9/2016: Nghiên cứu những tài liệu, hướng dẫn có liên quan đến đề tài, khảo sát học sinh.

-Tháng 9/2016– 4/2017: Tiến hành thực hiện áp dụng những phương pháp mới vào thực tế giảng dạy

-Từ tháng 4/2017 đến nay: Hoàn thành đề tài.

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

C. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM

Khi dạy phần Warm up, tôi thường cho học sinh hát một bài hát liên quan đến bài đã học để kiểm tra xem học sinh có nắm được bài không  hoặc liên quan tới bài mới để dẫn dắt vào bài mới. Cũng  có khi tôi cho học sinh chơi một trò chơi khoảng 3 đến 5 phút để làm cho học sinh vui vẻ lên hoặc dẫn dắt vào bài mới.

Khi dạy các đoạn hội thoại trong sách giáo khoa, tôi thường dựa vào sách giáo khoa để dạy hội thoại đó theo quy trình dạy hội thoại. Về âm thanh trong hội thoại có lúc tôi mở loa để học sinh nghe, có lúc tôi đọc để học sinh đọc theo…

Khi dạy từ vựng, tôi khuyến khích học sinh ghi chép từ, giáo viên đọc, học sinh đọc theo, dùng flash cards…

Dạy kĩ năng viết cho học sinh, tôi làm theo hướng dẫn của sách giáo viên để khai thác sách giáo khoa. Cho học sinh viết vào sách hoặc vào vở.

Dạy các hoạt động nghe thì tôi dựa hoàn toàn vào phần âm thanh có sẵn trong đĩa theo sách học sinh.

Tôi tiến hành khảo sát lớp 5A trường Tiểu học Khánh Thành  ngày 14/9/2016 kết quả như sau:

Tỏng số HS

33

Đạt từ điểm 7 trở lên

Nghe

Nói

Đọc

Viết

15

14

17

13

45,5%

42,4%

51,5%

39,4%

 

Tổng số học sinh

33

Hứng thú của học sinh với việc học tiếng Anh

Không hứng thú

Hứng thú

Rất hứng thú

20

10

3

60,6%

30,3%

9,1%

 

* Ưu điểm:

- Tiết kiện thời gian: Giáo viên không phải mất nhiều thời gian để thiết kế các hoạt động dạy học, chỉ sử dụng sách giáo khoa và làm theo hướng dẫn.

- Không đòi hỏi nhiều về ứng dụng công nghệ thông tin.

- Học sinh đã quen với cách dạy truyền thống.

* Nhược điểm:

- Các hoạt động dạy học không phong phú, đa dạng nên làm cho học sinh chán nản, không hứng thú trong học tiếng Anh.

- Không kích thích tính sáng tạo trong dạy và học tiếng Anh.

- Không bắt kịp yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả trong giảng dạy.

...

Link tải file word đầy đủ miễn phí có hình ảnh: TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post