Giáo án lịch sử địa phương Hà Nội: Hà Nội thời kì tiền Thăng Long

 Lịch sử địa phương: Hà Nội thời kì tiền Thăng Long

I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm vững được:

- Quá trình biến đổi, hình thành vùng đất Hà Nội.

- Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Hà Nội cổ.

2. Tư tưởng:- Giáo dục HS ý thức biết tôn trọng, biết ơn những thành quả mà cha ông ta để lại. Hiểu và yêu lich sử quê hương, có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương.

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, sử dụng đồ dùng trực quan.

- Biết đánh giá nhận xét, so sánh. Biết liên hệ thực tiễn qua các di sản của quê hương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Tranh ảnh, công cụ phục chế:

+ Di vật đá, mũi tên đồng.

+ Đền Thượng, đền Chèm, dấu tích thành Cổ Loa.

III. CHUẨN BỊ

- Tìm hiểu cuộc sống của cư dân vùng đất Hà Nội thời Hùng Vương và An Dương Vương.

- Tìm hiểu các nhân vật lịch sử thời kì này: tướng quân Cao Lỗ, Lý Ông Trọng, Ông Nồi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: HS trình bày được những nét sơ lược về lịch sử Hà nội

2. Nhiệm vụ: Đọc thông tin quan sát các hình ảnh thảo luận và hoàn  thành câu trả lời

3. Phương thức hoạt động: tổ chức cho HS hoạt động  nhóm

4. Cách thức tiến hành hoạt động:

Quan sát hình ảnh và cho biết em biết gì về những bức tranh này

 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 I. Bình minh của lịch sử Hà Nội

1. Mục tiêu: HS trình bày được thời gian xuất hiện con người trên đất Hà nội, Hà nội thời Văn Lang  u Lạc

2. Nhiệm vụ: Đọc thông tin quan sát các hình ảnh thảo luận và hoàn  thành câu trả lời

3. Phương thức hoạt động: tổ chức cho HS hoạt động  cá nhân,nhóm

4. Cách thức tiến hành hoạt động

1. Vùng đất Hà Nội thời tiền sử:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

 (1) Chuyển giao nhiệm vụ:

-Đọc sách giao khoa và trả lời các câu hỏi:

?Dấu vết đầu tiên của con người trên đất Hà Nội cách ngày nay bao nhiêu năm?

?Vì sao cách ngày nay trong khoảng một vạn năm đến 4 ngàn năm Khu vực Hà nội chưa có người ở

? Khi nào cư dân trên vùng đất Hà Nội biết sử dụng đồ đồng và đồ sắt sớm?

  (2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. 

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

 (3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- GV có thể gọi HS trình bày trên bản đồ.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa

(4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết

1. Vùng đất Hà Nội thời tiền sử:

- Cách đây một vạn đến bốn nghìn năm, vùng đất Hà Nội ngày nay không có người ở.

- Cách đây khoảng 4 nghìn năm những cư dân sống ở vùng đồng bằng sông Hồng đã biết sử dụng đồ đồng, đồ sắt.

2. Hà Nội thời Văn Lang -  u Lạc:

1. Mục tiêu: HS trình bày được thời gian xuất hiện con người trên đất Hà nội, Hà nội thời Văn Lang  u Lạc

2. Nhiệm vụ: Đọc thông tin quan sát các hình ảnh thảo luận và hoàn  thành câu trả lời

3. Phương thức hoạt động: tổ chức cho HS hoạt động  cá nhân,nhóm

   4. Cách thức tiến hành hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

 (1) Chuyển giao nhiệm vụ:

-Thời kỳ Văn Lang  u Lạc vùng đất Hà Nội có vị trí như thế nào? Cư dân ở đây  có cuộc sống  như thế nào?

- Quan sát tranh về thành Cổ Loa và đình làng Chèm hãy nêu hiểu biết cảu em về những di tích này

  (2) HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. 

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

 (3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- GV có thể gọi HS trình bày trên bản đồ.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa

(4) Đánh giá:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết

- Thời Văn Lang -  u Lạc vùng Hà Nội ngày nay chỉ là một miền quê nhỏ ở phía Nam trung tâm đất nước.

+ Cư dân sống bằng nghề nông nghiệp, thích ca hát nhảy múa ...

+ Xây thành Cổ Loa => Hà Nội trở thành một trung tâm chính trị – xã hội của cả nước.

II.Hà nội thời Bắc thuộc

1. Mục tiêu: HS trình bày được thời kỳ bắc thuộc Hà nội có gì thay đổi

2. Nhiệm vụ: Đọc thông tin quan sát các hình ảnh thảo luận và hoàn  thành câu trả lời

3. Phương thức hoạt động: tổ chức cho HS hoạt động  cá nhân,nhóm

4. Cách thức tiến hành hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

 

Gv: Vùng đất Hà Nội thời Bắc thuộc được gọi bằng những địa danh nào?

Hs: Thảo luận.

Gv: Trình bày hiểu biết về La Thành?

Hs: Trình bày theo tư liệu sưu tầm.

Gv: Giới thiệu hình ảnh khai quật “móng gạch thời Đại La”…

 

Gv: Dựa vào phần lịch sử dân tộc đã học hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc của nhân dân ta?

Hs: Dựa vào sgk, tư liệu tìm hiểu để trả lời.

Gv: Người Hà Nội xưa đã đóng góp gì vào khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Hs: Trả lời

Gv: Ai là người đầu tiên dựng thành lũy chống giặc ngoại xâm ở khu vực nội thành Hà Nội?

Hs: Trả lời

Gv: - Giới thiệu đền thờ Hai Bà Trưng, đình Thổ Quan.

       - Yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về các công trình đó.

Hs: Trình bày.

Gv: Nhận xét, bổ sung.

Gv: Vào thế kỉ X kinh đô nước ta đặt ở đâu?

Hs: Trả lời.

1. Sơ lược về vùng đất Hà Nội thời Bắc thuộc:

- Thế kỉ V lập huyện Tống Bình

- Thế kỉ VII, Tống Bình trở thành trụ sở của chính quyền đô hộ.

- Cao Biền cho đắp “An Nam La Thành” => thành Đại La

2. Truyền thống chống ngoại xâm:

- Người Hà Nội xưa đã có đóng góp xứng đáng vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

- Thế kỉ X kinh đô của nước ta đặt ở Cổ Loa.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

                - Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút       

- Mục đích của hoạt động: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Hà nội

- Cách thức tổ chức hoạt động:

       Giáo viên có thể tổ chức cho hs hoạt động cá nhân, cặp đôi. Học sinh huy động hiểu biết của bản thân và nội dung vừa học để hoàn thành  4 câu hỏi trong sách giáo khoa

- Dự kiến sản phẩm của hs:  Học sinh hoàn thành cơ bản các dạng bài tập giáo viên giao.

   - Gợi ý tiến trình hoạt động:

     + Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân thông qua lĩnh hội kiến thức vừa học. HS làm việc cá nhân và ghi lại kết quả mình làm đc vào phiếu học tập, vào vở.

     + HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện NV cá nhân, có thể trao đổi với bạn. HS hoàn thành các bài tập do giáo viên giao.  GV quan sát, trợ giúp và yêu cầu HS thực hiện đầy đủ, hoàn chình nhiệm vụ.

   + Báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận: Sau khi có kết quả, GV có thể gọi HS trình bày.

                HS khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung sản phẩm.

                Từ kết quả làm việc của HS, GV đánh giá kiến thức, kĩ năng và sự vận dụng của HS hoàn thành bài tập. Nếu HS chưa hoàn

Về nhà tìm hiểu và sưu tầm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà nội trong thời kỳ Hùng Vương và thời kỳ Bắc thuộc.

V. DẶN DÒ: tiết sau hoạt động TNST

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post