Skkn áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn tin học



DVTUAN.COM tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Skkn áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn tin học

A. PHẦN MỞ ĐẦU:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Về lý luận:

Trong thời đại hiện nay Công nghệ thông tin đã thực sự bùng nỗ và có tác động rất lớn đến công cuộc pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ một trong những nền tảng để đất nước phát triển là các ứng dụng của Tin học-Công nghệ thông tin được đưa vào ứng dụng triệt đễ trong các lĩnh vực phát triển kinh tế và xã hội.

Chính vì xác định được tầm quan trọng đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Tin học vào nhà trường và giảng dạy ngay ở bậc Tiểu học. Tin học bậc Tiểu học là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành Tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh, hình thành những kỹ năng ban đầu, lầm nền tảng để các em phát triển kỹ năng về Công nghệ thông tin - Tin học trong những năm tiếp theo. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập Tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Như vậy thông qua môn Tin học, học sinh không chỉ được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn được bồi dưỡng về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo.

Dạy học hợp tác là một trong những xu hướng mới có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao của giáo dục thế kỷ XXI. Có thể coi dạy học hợp tác là những phương pháp dạy học mang tính tập thể, trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân và kết quả là người học tiếp thu được kiến thức thông qua các hoạt động tương tác khác nhau giữa người học với người học, giữa người học với người dạy, giữa người học và môi trường. Đối với bộ môn Tin học, khi điều kiện cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo 1 máy/1 học sinh thì việc tổ chức thực hành theo nhóm áp dụng phương pháp hợp tác là yếu tố cần thiết và đem lại hiệu quả cao, học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ thụ động tiếp thu từ giáo viên.

2. Về mặt thực tiễn

Qua các năm giảng dạy, tôi nhận thấy bộ môn Tin học là một bộ môn mới ở trường Tiểu học. Học sinh tuy nhỏ tuổi nhưng luôn muốn học muốn khám phá những điều mới lạ, học sinh rất thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận thấy đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Với chương trình Tin học ở Tiểu học các yêu cầu về kiến thức luôn đi kèm với kỹ năng thực hành. Đối với giáo viên đòi hỏi sự linh hoạt rất cao, sự  nhạy bén, tư duy, khả năng quan sát, sáng tạo và kỹ năng sử dụng máy tính để giải quết vấn đề, vì vậy đòi hỏi phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để học sinh dễ hiểu, có hứng thú, dễ dàng tìm được sự móc nối giữa các kiến thức, kỹ năng đặc biệt là trong giờ thực hành.

Với những lí do như trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học nói chung cũng như giờ thực hành môn Tin học nói riêng.

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

1. Mục đích nghiên cứu

Xác định cơ sở thực tiễn của một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đổi mới phương pháp dạy học-lấy người học làm trung tâm.

Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, thì phải nâng cao được chất lượng từ các bộ môn, trong đó có môn Tin học. Làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức từ nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết đi đến thực hành và ứng dụng, học sinh hiểu được kiến thức, có những tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành ngay, dẫn tới ham học hỏi, yêu thích môn học. Từ thực tế đó ta thấy được việc cần thiết phải có sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy và đó cũng là điều cần để có sáng kiến “Áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học”.

2.  Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng công tác dạy học thực hành môn Tin học ở trường Tiểu học Gio Bình.

Đề xuất việc ứng dụng phương pháp dạy học hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học, các em có hứng thú yêu thích môn học đồng thời giáo dục nhân cách học sinh là sự đoàn kết, hợp tác, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đó là kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẽ trong nhóm.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

1. Đối tượng nghiên cứu

        Học sinh các khối  3, 4, 5 với phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học.

        2.  Phạm vi nghiên cứu

        Học sinh khối 3, 4, 5 trường Tiểu học Gio Bình.

        3. Thời gian nghiên cứu và thực hiện

        Từ ngày 09/9/2015 đến 19/9/2015: Lập đề cương

        Từ ngày 20/9/2015 đến 05/5/2016: Nghiên cứu và áp dụng

        Từ ngày 06/5/2016 đến 30/10/2016: Hoàn tất đề tài

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy, tiếp xúc với học sinh, khảo sát, so sánh sản phẩm, kết quả thực hành qua các tiết học có bảng thống kê và đối chiếu. Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì kỹ năng của học sinh.

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

B. PHẦN NỘI DUNG:

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG.

1. Cơ sở lí luận

Phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứu những mối liên hệ có tính quy luật giữa các thành phần của quá trình dạy học môn Tin học chủ yếu là giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn này theo các mục đích đặt ra (Trích Phương pháp dạy học đại cương môn Tin học - Nhà xuất bản ĐHSP)

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

2. Thực trạng việc sử dụng phương pháp hợp tác rèn kỹ năng cho học sinh trong giờ thực hành môn Tin học

2.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ cấp trên xây dựng phòng thực hành Tin học trang bị một máy chiếu, một màn hình lớn và hệ thống mạng internet.

Hàng năm nhà trường luôn mua sắm bổ sung, sữa chữa, bảo trì hệ thống máy tính phục vụ giảng dạy và học tập.

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xác định rõ trọng tâm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh qua từng bộ môn, từng thời điểm, từng giai đoạn. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

Các em học sinh hứng thú, yêu thích môn học, đoàn kết giúp đở lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu vươn lên trong học tập.

Giáo viên trực tiếp giảng dạy được đào tạo đúng chuyên môn, trình độ đạt chuẩn, có tâm huyết, yêu nghề.

2.2. Khó khăn

         Trường Tiểu học Gio Bình phân chia thành hai khu vực nên số lượng máy phải san sẻ không đáp ứng yêu cầu thực hành: Phòng thực hành A tỷ lệ 3 học sinh/1 máy, phòng thực hành B tỷ lệ 5 học sinh/1 máy.

 Đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, gia đình chưa được trang bị máy tính nên đa số các em không có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính, nên chưa có kỹ năng sử dụng máy tính tốt.

Đa số học sinh còn rụt rè đặc biệt học sinh lớp 3 lần đầu làm quen với máy tính còn sợ và ngại tiếp xúc với máy tính.

Qua những năm giảng dạy thực tế tại trường tôi nhận thấy rằng kỹ năng thực hành thành thạo của học sinh chủ yếu rơi vào những em giỏi, khá còn những em trung bình và yếu thì thao tác thực hành chậm, nhiều em vẫn chưa mạnh dạn thậm chí có cảm giác sợ sệt khi tiếp xúc với máy tính và quên các bước thực hiện dẫn đến kết quả chưa cao.

Vào đầu năm học 2015-2016 tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng thực hành các em và được kết quả như sau:

Báo cáo khảo sát kỹ năng thực hành học sinh

Môn Tin học

Khối/lớp

TS

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

Khối 3

41

13

31.7

10

24.4

15

36.7

3

7.2

3A

23

8

34.8

5

21.7

8

34.8

2

8.7

3B

18

5

27.8

5

27.8

7

38.9

1

5.5

Khối 4

47

12

25.5

19

40.4

13

27.6

3

6.5

4A

26

7

26.9

10

38.5

7

26.9

2

7.7

4B

21

5

23.8

9

42.8

6

28.5

1

4.9

Khối 5

39

10

25.6

15

38.5

12

30.7

2

5.2

5A

24

7

29

10

41.7

6

25

1

4.3

5B

15

3

20

5

33

6

40

1

7

 

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC TRONG GIỜ THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC

Phương pháp dạy học hợp tác nhằm hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ. Học sinh phải trao đổi với nhau, chia sẻ kinh nghiệm và có sự hỗ trợ lẫn nhau khi thực hành trên máy tính.

Để áp dụng phương pháp này thành công vào quá trình giảng dạy các giờ thực hành môn Tin học tôi tiến hành như sau:

1. Thiết kế bài dạy thực hành

         Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đây là một phần không thể thiếu đối với một giáo viên trước mỗi giờ dạy, đặc biệt là với giờ thực hành. Để thiết kế được một bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu cần làm được những công việc sau:

         1.1. Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ từ đó đưa ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng cho các bài thực hành, phù hợp từng đối tượng học sinh trong nhóm. Với mỗi yêu cầu cần đưa ra thời gian nhất định để hoàn thành nhằm thúc đẩy học sinh hoàn thành nhiệm vụ. Tìm ra được những kỹ năng cơ bản học sinh yếu kém cần đạt được và những kiến thức kỹ năng nâng cao dành cho học sinh giỏi. Gợi ý học sinh nhiều cách thực hiện để phát triển kỹ năng toàn diện, khơi dậy sự sáng tạo cho học sinh.

        1.2. Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết.

        1.3. Chuẩn bị tốt phòng thực hành, cài đặt phần mềm, bài thực hành mẫu, các thiết bị dạy và học.

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

2. Thành lập nhóm học hợp tác

2.1. Xác định số lượng học sinh trong nhóm hợp tác

Sau khi xác định mục tiêu của bài thực hành, tôi quyết định số lượng học sinh mỗi nhóm. Số lượng học sinh trong nhóm phụ thuộc vào nội dung bài thực hành cũng như số lượng máy. Đối với những yêu cầu bài thực hành đơn giản, tôi cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, yêu cầu bài thực hành cao hơn tôi cho học sinh thảo luận và thực hành theo nhóm 4 - 5 học sinh.

2.2. Lựa chọn các thành viên vào nhóm hợp tác

Tôi thường sắp xếp các thành viên vào nhóm theo hai cách:

Cách 1: Các nhóm cố định trong thời gian dài trong một tháng và được đặt tên riêng.

Cách 2: Nhóm học sinh có năng lực đa dạng là nhóm có học sinh khá hỗ trợ học sinh yếu, những học sinh khá đảm nhận trách nhiệm hỗ trợ những học sinh yếu. Với nhóm như vậy, mỗi một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc, toàn diện hơn.

2.3. Xác định thời gian duy trì nhóm hợp tác

Cần duy trì hoạt động nhóm đến thời điểm đủ độ ổn định và có thể thành công. Khi các nhóm cũ có vấn đề và hoạt động kém hiệu quả tôi giải tán nhóm và thành lập nhóm mới để đảm bảo tất cả học sinh đều được học tập cùng nhau. Việc học sinh lần lượt được hoạt động cùng nhóm với tất cả các bạn trong lớp, sau một học kì hay năm học là điều hết sức có ý nghĩa. Nó giúp cho việc xây dựng cho các em cảm nhận tích cực và lành mạnh về sự hợp tác, mang lại cho các em nhiều cơ hội để thực hành các kĩ năng cần thiết cho việc hoạt động trong các nhóm mới. Học sinh có cơ hội giao tiếp với nhiều nét tính cách riêng, khác nhau... Điều đó, làm tăng ý nghĩa giao lưu, giao tiếp, mở rộng và nâng cao kiến thức môn học.

3. Tổ chức, điều hành hoạt động học tập trên lớp

         Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã có bước đầu thành công nhưng đó mới chỉ là buớc khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều hành các hoạt động học tập trên lớp. Trong điều kiện cơ sở vật chất  của nhà trường không đảm bảo với một giờ thực hành, việc quan trọng là chia nhóm thực hành theo số lượng máy phù hợp. Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu nội dung thực hành cụ thể, rõ ràng. Yêu cầu các nhóm phân tích yêu cầu, trao đổi, thảo luận đưa ra phương án giải quyết. Giáo viên chốt và  chỉ rõ những kỹ năng, thao tác nào được dành cho học sinh yếu trong nhóm, những kỹ năng, thao tác nào dành cho học sinh khá và giỏi.

 Giáo viên cần theo dõi và bám sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời khi cần thiết, gợi ý các cách khác nhau để rèn luyện, nâng cao kỹ năng cho học sinh. Luôn có ý thức giáo viên chỉ trợ giúp, tránh việc đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh.

Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và phù hợp cho mỗi thành viên. Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng quản lý nhóm đảm bảo tất cả các thành viên đều hoạt động và làm đúng nhiệm vụ của mình. Học sinh khá, giỏi hỗ trợ học sinh yếu kém khi cần thiết.

Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả bằng cách chỉ định một học sinh
bất kỳ trong nhóm thực hiện các yêu cầu đặt ra của nội dung thực hành. Hoặc cho nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm kiểm tra nhau theo vòng tròn. Làm như vậy các em sẽ có ý thức hơn trong thực hành.

       4. Đánh giá kết quả hoạt động nhóm hợp tác

       4.1. Đánh giá hoạt động trong nhóm

          Nhóm trưởng đánh giá hoạt động các thành viên trong nhóm mình về kỹ năng, thái độ, tinh thần hợp tác học tập.

4.2. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau

Cách 1: Giáo viên trình chiếu kết quả các nhóm, đại diện các nhóm chia sẽ, đánh giá.

Cách 2: Các nhóm tham quan sản phẩm của nhóm bạn và chia sẽ,  đánh giá lẫn nhau.

4.3. Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm hợp tác

Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhóm với nhau. Đánh giá khả năng làm việc của nhóm, các nhóm làm việc có khoa học hay không. Những ai tích cực, những ai lười biếng hay làm chuyện riêng, cần rút kinh nghiệm gì.

5. Kết hợp sử dụng phần mềm Netop School trong thực hành

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi mạnh dạn đưa phần mềm Netop School vào ứng dụng giảng dạy trong trường học.

Tôi đã sắp xếp lại phòng máy một cách có trật tự và khoa học, đặt tên cho các máy, kiểm tra sự thông mạng nội bộ và tiến hành download và cài đặt phần mềm quản lý dạy học Netop School phiên bản mới nhất. Chọn máy có cấu hình mạnh làm máy giáo viên còn lại dùng cho máy học sinh. Sau đó tổ chức cho học sinh học tập môn Tin học thông qua phần mềm Netop School thường xuyên vào các tiết thực hành. Ứng dụng phần mềm này có ưu điểm nỗi bật là giáo viên có thể giám sát triệt để việc học tập của từng máy. Vấn đề này khó có thể thực hiện đối với việc chỉ sử dụng máy chiếu. Khi đã giảng xong bài giáo viên sẽ tắt chế độ chiếu bài giảng để học sinh thực hành. Tại máy chủ giáo viên điều hành các hoạt động thực hành như sau:

+ Giúp đỡ các em trong quá trình thực hành khi các em làm sai hoặc gặp khó khăn bằng cách quan sát trên máy chủ mà không cần về tận vị trí học sinh sau đó gửi lời nhắc nhở qua tin nhắn.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

+ Đưa kết quả, các lỗi hay mắc phải của một máy nào đó đến các máy khác cùng xem, thảo luận tìm cách khắc phục, rút kinh nghiệm. Đặc biệt giáo viên từ xa có thể giúp học sinh cùng điều khiển chuột và bàn phím để tăng kỹ năng thực hành cho các em mà không phải xuống tận máy cầm tay giúp học sinh cùng làm.

        + Ngoài ra người giáo viên còn gửi các yêu cầu đến các máy học sinh và thu bài về để nhận xét.

Đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành cũng thuận lợi hơn nhiều. Có thể chiếu bài mẫu của một học sinh nào đó cho tất cả các máy khác theo dõi, thảo luận, đánh giá, tham khảo, hoặc gửi kết quả của một máy bất kì đến các máy khác khi đó các nhóm quan sát, đánh giá sản phẩm nhóm bạn ngay trên máy mình.

 Trong quá trình giáo viên giảng giải thì giáo viên có thể khóa chuột và bàn phím của tất cả học sinh, học sinh chỉ có thể xem ngoài ra không thể sử dụng máy để chạy chương trình nào khác. Khi đó giáo viên dễ dàng thực hiện các nội dung tiếp theo mà học sinh không bị mất tập trung.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Từ thực tế dạy học của bản thân trong những năm gần đây ở các lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Gio Bình tôi nhận thấy phương pháp này có những mặt tích cực sau:

1. Về thái độ, ý thức học tập

Giờ học trở nên sinh động, gây hứng thú thực sự cho học sinh, sự yêu thích môn học tăng lên rõ rệt. Đặc biệt các em tự tin, mạnh dạn, không còn cảm giác sợ sệt khi tiếp xúc với máy tính, phát huy được sự tích cực chủ động của học sinh trong nắm bắt kiến thức từ thực tiễn và từ kỹ năng thực hành.

Các em được hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết trong các quan hệ xã hội như tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, đoàn kết, tự tin... Mỗi người đều có thể học cách làm việc cùng nhau.

Các em được rèn luyện các kỹ năng như diễn đạt, trình bày, chia sẽ ý kiến cá nhân, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu người khác.

2. Về mặt kiến thức, kỹ năng bộ môn

Sau khi tiếp thu xong các nội dung bài học, học sinh giúp đỡ nhau trong thực hành và kết quả cao hơn.

Với việc ứng dụng những biện pháp trên trong từng tiết dạy thực hành tôi thấy rằng kỹ năng của học sinh yếu và trung bình được chắc chắn và thành thạo hơn, có sự  tiến bộ nhanh. Các em khá giỏi thực hành nhanh hơn, một số học sinh thao tác thực hành trở thành kỹ xảo.

Thông qua những nội dung thực hành các em chủ động lĩnh hội thêm những kiến thức cần thiết của môn học, tự tìm tòi những kiến thức mới, sang tạo trong các kỹ năng và ứng dụng các kỹ năng vào thực tế.

 Kết quả thể hiện rõ hơn qua kết quả khảo sát kỹ năng vào cuối năm học 2015-2016 như sau:

Báo cáo khảo sát kỹ năng thực hành học sinh cuối năm

Môn Tin học

Khối/lớp

TS

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

Khối 3

41

20

48.7

16

39

5

12.3

0

0

3A

23

12

52

8

34.8

3

13.2

0

0

3B

18

8

44

8

44

2

12

0

0

Khối 4

47

18

38

22

46.8

7

15.2

0

0

4A

26

10

38.5

12

46

4

15.5

0

0

4B

21

8

38

10

47.6

3

14.4

0

0

Khối 5

39

17

43.5

16

41

6

15.5

0

0

5A

24

10

42

10

42

4

16

0

0

5B

15

7

47

6

40

2

13

0

0

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

        Để  áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học có hiệu quả giúp các em hoàn thành những kỹ năng cơ bản, phát triển kỹ năng khó, phù hợp với các đối tượng học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề như sau:

        Một là: Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kỹ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ ràng, chính xác để thiết kế bài dạy thực hành phù hợp.

       Hai là: Chuẩn bị tốt các điều kiện phòng máy, đồ dùng dạy học.

       Ba là: Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối tượng học sinh. Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho các đối tượng học sinh được thực hành.

       Bốn là: Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm túc.

 

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN       

Để thực hiện tốt chủ trương của ngành, của đơn vị tôi luôn trăn trở rằng làm thế nào để nâng cao chất lượng của bộ môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Từ đó tôi đã áp dụng các phương pháp như đã trình bày ở trên, ban đầu do học sinh chưa quen, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếunên cũng găp nhiều khó khăn. Nhưng sau một thời gian thực hiện cũng đã cho kết quả tốt. Học sinh hứng thú học, ham học, yêu thích môn học, những học sinh yếu không còn cảm giác sợ, lo lắng khi làm việc với máy tính, các em tiếp thu bài tốt hơn và kết quả cao hơn. Giờ thực hành môn Tin học đã đi vào nề nếp và điều quan trọng là kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh cao hơn rõ rệt.

Với thực trạng chất lượng môn Tin học trong nhà trường và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Tin học, có thể coi đây là một số giải pháp của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng bộ môn Tin học trong trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Gio Bình nói riêng.

II. KIẾN NGHỊ

        1. Đối với nhà trường

Chú trọng mua sắm bổ sung thêm máy tính, máy chiếu để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh đặc biệt là ở điểm trường số 2.

Bổ sung thêm một số tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn Tin học.

Tạo điều kiện để giáo viên bộ môn Tin học tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Đối với  cơ quan quản lý giáo dục các cấp

        Cần có kế hoạch tập huấn và bồi dưỡng thêm về các phương pháp dạy học mới cho giáo viên bộ môn Tin học, đặc biệt là ở bậc Tiểu học.

        Cần tổ chức nhiều chuyên đề Tin học cấp cụm, cấp huyện trở lên để giáo viên trao đổi và học hỏi thêm kinh nghiệm dạy học.

        Cần hỗ trợ thêm các tài liệu tham khảo về chuyên môn, sách giáo viên Tin học vì các tài liệu giảng dạy bộ môn Tin học ở Tiểu học còn quá ít.

Tạo điều kiện, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí giúp nhà trường mua sắm, bổ sung thêm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập bộ môn Tin học.

Trên đây là nội dung sáng kiếnÁp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học. Để hoàn thành được sáng kiến này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công việc nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn tại nhà trường.

Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các các bạn đồng nghiệp đưa ra các giải pháp tối ưu hơn nữa để sáng kiến được ứng dụng rộng rãi nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. TS. Lê Văn Hảo, Phương pháp pháp dạy học dựa trên vấn đề lý luận và ứng dụng.

2. Ths. Tạ Thị Thanh Bình, Phương pháp giảng dạy Tin học (2010).

3. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, Dạy và học tích cực- Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Post a Comment

Previous Post Next Post