Skkn Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 3

 


I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Với tình hình hiện nay, ở trường tiểu học chỉ đạo cho giáo viên quan tâm đến chất lượng cả ba mức học sinh đó là học sinh giỏi, học sinh khá và học sinh yếu kém. Nhưng làm cách nào mà chúng ta cóthể cùng một lúc dạy học cả ba trình độ đó tiếp thu được kiến thức. Đó là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Nhiều lớp triển khai phụ đạo liên tục cho học sinh yếu kém nhưng kết quả không mấy khả quan.

    Qua việc khảo sát chất lượng đầu năm, tôi thấy hầu hết các em được học về nhân chia trong bảng qua lớp 2 nhưng kiến thức về toán học của các em nói chung và phương pháp học về nhân chia trong bảng của các em nói riêng hầu như các em chưa nắm chắc về cách thực hiện.


Xuất phát từ vấn đề đó, yêu cầu của việc thực hành 2 phép tính nhân chia trong bảng của học sinh lớp 3 là giúp học sinh nhận biết quy tắc thực hiện các phép tính nhân chia trong bảng và quan hệ của chúng . Biết vận dụng các bảng tính và các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh và tính đúng, nắm vững bảng nhân, bảng chia để thực hành thành thạo trong giải toán.

II. Mô tả giải pháp:


1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

 

      Bản thân tôi đã nhiều năm công tác, đã giảng dạy lớp 3 liên tục và  qua nhiều vùng khác nhau, tôi nhận thấy không phải học sinh nào cũng làm nhanh,  làm đúng và làm thành thạo hai phép tính  nhân, chia. Nhiều học sinh hết sức lúng túng trong thực hành bảng nhân, bảng chia. Các em còn mắc nhiều lỗi trong khi thực hiện , các lỗi này là rất cơ bản, nó hình thành cho các em kĩ năng tính toán sau này mà chủ yếu lại rơi vào học sinh yếu kém nhiều hơn học sinh khác.

    Nếu như các em không nắm chắc về kĩ năng thực hành hai phép tính nhân, chia mà không được giúp đỡ, quan tâm thì các em sẽ không còn khả năng tổi thiểu trong thực hành môn toán lớp 3. Như vậy các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hành giải toán liên quan đến hai phép nhân chia. Mặt khác nếu các em học yếu mà  giáo viên  không quan tâm thì các em không thể thực hiện được, lâu dần các em sẽ chán nản không còn hứng thú trong học tập môn toán.

     Qua nhiều năm công tác và liên tục được giảng dạy lớp 3, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công việc rèn cho các em cách thực hiện thành thạo bảng nhân, bảng chia và nhân chia ngoài bảng. Các bước thực hiện như sau:

        1/ công tác chuẩn bị.

        2/ Hướng dẫn học sinh các phương pháp thực hành nhân ,chia trong bảng.

        3/ Một số kĩ năng về thực hành nhân chia ngoài bảng.

 

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm)

Với nhận thức như vậy, bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo và nghiên cứu vấn đề về giúp đỡ học sinh học tốt nhân, chia trong và ngoài bảng là vấn đề hết sức cần thiết và cần quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu kém. Trong khuôn khổ này bản thân tôi đã chọn một đề tài để áp dụng đó là “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học tốt môn toán lớp 3”. Hy vọng với vấn đề này sẽ giúp các em học tập tiến bộ hơn.

Dưới đây là bảng thống kê chất lượng môn toán đầu năm học của lớp 3 như sau:

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

 

GIỎI

KHÁ

T. BÌNH

YẾU

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

TSHS

25/10

 

3

 

 

12%

 

7

 

28%

 

12

 

48%

 

3

 

 

 

12%

  Để dạy tốt các nội dung về nhân, chia trong bảng và sử dụng phương pháp dạy học nội dung này một cách hợp lí, giáo viên cần chú ý các điểm sau:

1/ Công tác chuẩn bị:

   Trước khi học phép tính mới (phép nhân, phép chia) học sinh đều có giai đoạn chuẩn bị. Đây là cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới, cầu nối giữa kiến thức đã học và kiến thức sẽ học. Vì vậy, khi dạy học các bài học trong giai đoạn này, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh để làm cơ sở vững chắc cho các em tiếp cận với kiến thức mới.

   - Học sinh học bài tổng của nhiều số. Trước khi học bài phép nhân. Ở đây học sinh được học cách tính tổng của nhiều số hạng mà mỗi số hạng đều bằng nhau, nhằm giúp cho các em hình dung được phép nhân sau này. Khi dạy bài này, giáo viên phải cho học sinh lưu ý để nhận ra các tổng đều có các số hạng bằng nhau nhằm giúp các em tính được kết quả phép nhân sau này thông qua cộng các số hạng bằng nhau (nhất là các bảng nhân đầu tiên).

   - Học sinh được học bài phép nhân và các bài về bảng nhân trước khi học về phép chia và bài về bảng chia. Giáo viên lưu ý học sinh phải học thuộc và nắm vũng về bảng nhân để làm cơ sở học các bảng chia thông qua bảng nhân tương ứng đã học.

   - Việc học thuộc và thực hiện thành thạo bảng nhân, bảng chia cũng là cơ sở  để học sinh học tốt nhân, chia ngoài bảng sau này và khắc sâu cho các em khái niệm về nhân, chia.

 2/ Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong từng giai đoạn lập bảng nhân, chia:

    Để lập được bảng nhân, bảng chia thì bước đầu tiên giáo viên phải chú ý là kĩ thuật sử dụng đồ dùng học tập. Mà đồ dùng ở giai đoạn lập bảng nhân, bảng chia này là các tấm bìa có các chấm tròn. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan ở giai đoan này là rất cần thiết. Tuy nhiên mức độ trực quan không giống nhau ở các giai đoạn:

   - Học kì I học sinh tiếp tục được học các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9. Lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập đã được thầy (cô) lớp 2 hướng dẫn. Vì vậy các em không mấy khó khăn khi tham gia xây dựng bảng nhân, bảng chia (các tấm bìa với số chấm tròn như nhau), các em đã quen và thành thạo khi thao tác các tấm bìa này. Hơn nữa lên lớp 3 trình độ nhận thức của các em phát triển hơn trước nên khi hướng dẫn lập bảng nhân, chia giáo viên vẫn yêu cầu học sinh sử dụng đồ dùng học tập nhưng ở mức độ nhất định và phải tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh. Chẳng hạn:

   Giáo viên không cùng học sinh lập các phép tính như ở lớp 2 mà chỉ nêu lệnh để học sinh tự suy nghĩ và thao tác trên các tấm bìa với các chấm tròn bằng nhiều cách như đếm thêm hoặc áp dụng các bảng nhân, chia đã học  để lập được 3 hoặc 4 phép tính trong bảng sau đó áp dụng tương tự để hoàn chỉnh bảng nhân, chia và học thuộc bảng nhân, bảng chia một cách thành thạo không theo thứ tự.

    VD: khi giáo viên dạy bài bảng nhân 7. Khi cho học sinh lập bảng nhân 7. GV chỉ nêu lệnh rồi cho học sinh thao tác trên các tấm bìa có 7 chấm tròn để lập được các phép tính:

                                                           7 x 1 = 7

   7 x 2 = 14

   7 x 3 = 21

     Sau khi cho học sinh nhận xét để từ 7 x 2 = 14 suy ra 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21. Cụ thể là: với 3 tấm bìa. Học sinh nêu 7 được lấy 3 lần, ta có 7 x 3 = 21

     Mặt khác học sinh cũng có thể với 3 tấm bìa này ta thấy 7 x 3 chính là 7 x 2 + 7. Vậy 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 7 x 2 + 7 = 14 + 7 = 21

    Bằng cách này học sinh có thể không cần dùng đến các tấm bìa mà vẫn lập được các phép tính tiếp theo trong bảng nhân 7 thông qua cách thao tác như trên đề lập tiếp các phép tính còn lại dựa vào kết quả phép tính trước.

7 x 4 = 7 x 3 + 7 = 21 + 7 = 28

7 x 5 = 7 x 4 + 7 = 28 + 7 = 35

    7 x 6 = 7 x 5 + 7  = 35 + 7 = 42 …

    Hoặc học sinh có thể dựa trên bảng nhân, bảng chia đã học trước để lập bảng nhân, bảng chia kế tiếp. Chẳng hạn:

7 x 4 = 4 x 7 = 28

7 x 5 = 5 x 7 = 35

   7 x 6 = 6 x 7 = 42…

    Như vậy giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí và sử dụng phương pháp dạy học đúng cách sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức một cách chắc chắn và giúp các em phát triển tư duy.

Sau khi học sinh đã lập được bảng nhân, bảng chia. Muốn học sinh học thuộc nhanh bảng nhân, bảng chia ngay tại lớp và nắm chắc bảng nhân, bảng chia không theo thứ tự, giáo viên thực hiên như sau:

     Đầu tiên giáo viên cho cả lớp đọc đồng thanh 2 lượt sau đó cho các em đọc nối tiếp thay cho đọc cá nhân (đọc cá nhân, em này đọc, em khác không chú ý dẫn đến một số em không nắm được kiến thức). Cách đọc:                                                       

    Đọc nối tiếp, mỗi em đọc một phép tính, em tiếp theo đọc phép tính kế tiếp trong bảng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trái qua phải, từ phải sang trái và đọc chéo. Như vậy em này đọc em khác đã có sự chuẩn bị nhẩm để đến lượt mình.Cứ như vậy các em hứng thú  tham gia một cách chủ động, nhiệt tình và học bảng nhân, bảng chia không theo thứ tự (tuy thời gian cho hoạt động này hơi nhiều nhưng bù lại các em nắm được kiến thức một cách chắc chắn và không phải học vẹt).

3/ Về phương pháp nhân chia ngoài bảng:

    Phương pháp chủ yếu được sử dụng là làm mẫu trên các ví dụ cụ thể. Từ đó phương pháp hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính. Đối  với những trường hợp cần lưu ý: Như phép chia có số "0" ở thương, ước lượng thương chưa hết, nhớ khi nhân chưa đúng, …. Giáo viên cần đưa ra các bài tập dưới dạng này để học sinh lưu ý hơn.

 * Biện pháp thực hiện

    Với nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, để hình thành kiến thức mới cho học sinh thì phương pháp chủ yếu trực quan, kết hợp làm mẫu; để rèn luyện kĩ năng thì phương pháp chủ yếu là thực hành-luyện tập. Tuy nhiên, trong quá trình học sinh thực hành luyện tập giáo viên phải tăng dần mức độ, yêu cầu, độ khó của bài tập; tạo điều kiện cho học sinh tự huy động kiến thức sẵn có để làm bài; đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự kiểm tra, đánh giá mình và đánh giá các bạn. Như vậy khi sử dụng phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên ở lớp 3 chúng ta cần quan tâm đến đặc điểm nhận thức của học sinh và cần sử dụng các phương pháp kích thích tư duy trưù tượng, khả năng so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá cho học sinh.

    Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số khuyết điểm sau:

   - Khi nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ một, hai hoặc ba lần liên tiếp, học sinh thường chỉ nhớ lần đầu tiên mà quên không nhớ các lần tiếp theo.

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

  VD:    1818                Hoặc        2461

                   X            4                             x       3

                   4272                                      7283

 - Trong phép nhân có nhớ nhiều hơn 1(nhớ 2, nhớ 3,…) học sinh thường chỉ ghi 1 hoắc ghi hàng chục nhớ hàng đơn vị.

     VD:      2823             Hoặc        234        Hoặc          275

                     X        4                          x      4                     x       4

                10392                              981                          990

   * Biện pháp khắc phục:

    Đối với hai lỗi trên, giáo viên cần khắc phục cho học sinh bằng cách: Trước hết yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính (vừa tính, vừa nhẩm) như phép tính mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính và luôn luôn ghi nhớ, đối với phép nhân có nhớ nhiều hơn một thì khi ghi  kết quả các em phải ghi hàng đơn vị và nhớ hàng chục

  VD: 8 nhân 6 bằng 48 viết 8 (viết hàng đơn vị) nhớ 4 (nhớ hàng chục)

     Lúc đầu khi mới học nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số, học sinh thường hay sai trong khi ghi kết quả :

   VD:       27        hoặc         236

                    X      3                    x      3

               621                      6918

  * Biện pháp khắc phục:

    Ở đây giáo viên cần giải thích cho học sinh rằng: Nếu làm như vậy thì tích có tới 62 chục nhưng thực chất chỉ có 8 chục mà thôi. Vì:

    Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 7 đơn vị được 21 đơn vị, tức là hai chục và 1 đơn vị  viết 1 ở cột đơn vị, còn 2 chục nhớ lại (ghi hai chấm tức là nhớ 2 bên lề phép nhân ở hàng chục) để khi thực hiện lượt nhân thứ hai xong sau đó thêm hai chục đã nhớ vào lượt nhân thứ hai.

    Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 2 chục được 6 chục, thêm  hai chục đã nhớ là tám chục, viết 8 vào cột chục.

    Giáo viên cũng có thể phân tích số hạng thứ nhất ra thành tổng rồi hướng dẫn học sinh thực hiên:

   4/ Về học phép chia:

   - Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có số dư nên dẫn đến tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiên chia số dư đó  cho số chia. Cuối cùng, tìm được thương lớn hơn số bị chia. Nguyên nhân của lỗi này là học sinh không nắm được quy tắc, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia thì mới cho kết quả chia đúng.

 

* Biện pháp khắc phục:                             

   Khi dạy dạng bài phép chia này thì giáo viên luôn cho học sinh ghi nhớ cách ước lượng thương trong phép chia, cần ghi nhớ số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia và thương luôn luôn nhỏ hơn số bị chia.

     VD:   48 : 5 = ?

   Cách thứ nhất có thể cho học sinh đếm ngược từ 48 cho đến khi gặp một tích (hoặc số bị chia) trong bảng nhân 5 (chia 5) 48; 47; 46 ; 45. 45 : 5 = 9 .Vậy 48 : 5 = 9 (dư 3). Số dư là 3 thì nhỏ hơn số chia là 5. Tương tự như vậy khi gặp số bị chia có dư, học sinh không mấy gặp khó khăn khi xác định thương và số dư ( học sinh luôn luôn ghi nhớ số dư trong mỗi lần chia đều phải nhỏ hơn số chia)

   Cách thứ hai tìm số lớn nhất (không vượt quá 48) trong các tích (số bị chia) của bảng nhân (chia 5) ta được 45;45 : 5 = 9 mà 48 lớn hơn 45 ba đơn vị. Vậy 48 : 5 = 9 (dư 3).

    Khi dạy về nhân chia ngoài bảng, giáo viên yêu cầu học sinh học thật thuộc và nắm thật chắc các bảng nhân, chia  trước khi dạy chia viết. Dạy cho học sinh phải từ dễ đến khó.

   Một sai lầm nữa của học sinh là các em quên ghi số "0" trong phép chia có chữ số "0" ở thương, dẫn đến thương luôn thiếu đi một số. Như vậy kết quả cuối cùng của phép chi sai.

   VD:   4218 : 6 = ?    Học sinh thực hiên như sau:

                               4218  6

                               42       73

                                 018

                                   18

                                     0

* Biện pháp khắc phục:

    Do học sinh không nắm được quy tắc thực hiện chia viết có bao nhiêu lần chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương. Giáo viên cũng cần cho học sinh lưu ý: Chỉ duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để chia, còn các lần chia tiếp theo lấy từng chữ số để chia và khi lấy một chữ số để chia thì phải viết được một chữ số ở thương. Trường hợp ở lần chia thứ hai trở lên, nếu số bị chia nhỏ hơn số chia thì bắt buộc chúng ta phải ghi vào thương một chữ số "0".Bên cạnh đó giáo viên cũng yêu cầu học sinh phải viết đủ phép trừ ở các lượt chia như sau:

  VD:        1232   4       hoặc  học sinh có thể thực hiện như sau          1232    4

                   03     308                                                                            12        308

                     32                                                                                       03

                       0                                                                                         0

                                                                                                                   32 

                                                                                                                   32

                                                                                                                      0

 

 

III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:

Sau khi áp dụng các biện pháp đó vào thực tiễn dạy học. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Hiện nay hầu hết các em đang học ở lớp 3 đều thực hiện thành thạo các bảng nhân bảng chia, nhân chia ngoài bảng, nhân có nhớ và chia có dư các em đều nắm rất chắc chắn cách thực hiên kể cả học sinh yếu. Các em tự làm các bài tập về nhân chia mà không cần hướng dẫn. Vì vậy kết quả khảo sát môn toán vừa qua tất cả học sinh lớp 3 đều có học lực trung bình trở lên, không còn học sinh yếu. Như vậy so với kết quả đầu năm, chất lượng học sinh rất tốt, tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao. Đó là một thành công bước đầu khi áp dụng phương pháp này của bản thân.

                      

KẾT QUẢ KHẢO SÁT SO VỚI ĐẦU NĂM

 

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

ĐẦU NĂM

 

3

 

 

12%

 

7

 

28%

 

12

 

48%

 

3

 

 

12%

KQ. KHẢO SÁT

 

14

 

56%

 

8

 

32%

 

3

 

12%

 

0

 

0

 

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

   - Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, uốn nén các em hướng dẫn các em thực hành thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu.

    - Cần chú ý những học sinh các biệt vì các em chậm chạp hơn so với các bạn trong lớp, giáo viên nên hướng dẫn cho em nhiều hơn hoặc chỉ định bạn học giỏi giúp đỡ em nhiều hơn để em thực hiện được như các bạn.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post