Skkn làm thế nào để giáo viên và học sinh dạy học tốt và ôn thi tốt môn giáo dục công dân thpt

 


I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

1.CƠ SỞ LÍ LUẬN  

     GD&TĐ - Năm 2017, môn Giáo dục công dân (GDCD) được chọn lựa để thi tốt nghiệp và đến nay đã thực hiện được sang năm thứ tư. Với nhiều thầy, cô giảng dạy GDCD, việc này thực sự là niềm vui bởi nó sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời vị thế thầy cô giảng dạy bộ môn GDCD cũng được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn.

Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia lần này cũng thấy được một bước đi quan trọng của Bộ GD&ĐT trong việc cụ thể hóa các kế hoạch, hành động để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức tuân thủ và thượng tôn pháp luật, các kiến thức về kinh tế, chính trị xã hội của đất nước, của địa phương cho học sinh cần có một thước đo để làm động lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD tiếp tục phấn đấu.

Vậy thì, một câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để dạy và học tốt môn GDCD, đáp ứng tốt nhất cho các em chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia thi và thi tốt môn GDCD?

Nhất là trong điều kiện chương trình kiến thức pháp luật lớp 12 lại tương đối khó với nhận thức lứa tuổi các em, thời lượng ít ỏi (chỉ có 1 tiết/tuần), lực lượng giáo viên thì mỏng (bình quân mỗi trường chỉ có khoảng 2 đến 3 giáo viên, mỗi giáo viên lại phải đến 13, 14 lớp, thậm chí có giáo viên phải dạy đến 18, 20 lớp/học kỳ). Đây thực sự là một thách thức rất lớn với đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GCDC trong nhiều trường THPT hiện nay.

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

a. Thuận lợi

Thứ nhất: Đa số giáo viên hào hứng, hăng hái với kỳ thi.

Thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ cho 100 giáo viên cốt cán giảng dạy môn GDCD tại các trường THPT trên địa bàn Nam Định trong đợt tập huấn xây dựng đề thi trắc nghiệm môn GDCD, với hai câu hỏi: Một là: Đồng chí có đồng ý với việc Bộ GD&ĐT đưa môn GDCD vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia không? Tôi nhận được 95% ý kiến cho rằng đồng ý thi.

Hai là: Mức độ hào hứng của các đồng chí khi bộ môn lần đầu tiên được tham gia thi tốt nghiệp? Chúng tôi nhận được 90 ý kiến hào hứng, 10 đồng chí còn lại giữ ở mức độ bình thường. Điều này chứng tỏ, đa số cán bộ, giáo viên phụ trách bộ môn thực sự đã chuẩn bị tâm thế cho kỳ thi lần này.

Thứ 2: Ban giám hiệu các trường THPT tạo điều kiện cho hoạt động dạy học và chỉ đạo kịp thời.

Điều này thể hiện ở việc, ngay sau khi công văn 4818 của Bộ GD&ĐT được ban hành, Ban giám hiệu, Ban chuyên môn nhà trường đã tiến hành rà soát lại chương trình bộ môn, tiến hành tổ chức khảo sát và thăm dò nhu cầu của học sinh bằng cách phát đơn cho các em tự nguyện chọn lựa và đăng ký thi các môn Khoa học xã hội hay Khoa học tự nhiên. Từ đó đề ra các phương án kịp thời để tăng cường chất lượng và thời lượng dạy học, đối với cá lớp có học lực học sinh trung bình và yếu thì tăng tiết dạy chính khóa để bồi dưỡng kiến thức cho các em

Thứ 3: Có đề minh họa nhanh để GV-HS tiếp cận tham khảo, rút kinh nghiệm.

Ngay sau khi có đề minh họa mà Bộ GD&ĐT phát hành, giáo viên và học sinh thở phào nhẹ nhõm, bởi họ đã có kim chỉ nam, có hướng đi.

Thứ 4: Nhìn chung đa số học sinh yêu thích môn học và có quyết tâm lựa chọn và theo học môn GDCD.

Như đã trình bày ở trên, trong chương trình GDCD bậc THPT thì chương trình pháp luật khối 12 khá khó đối với nhận thức lứa tuổi của các em, tuy vậy nhìn chung kiến thức pháp luật lại gần gũi và sát với thực tiễn cuộc sống.

Do đó, khi giảng dạy, giáo viên có thể lựa chọn những ví dụ, những tình huống pháp luật phát sinh trong thực tiễn để liên hệ và giáo dục cho học sinh thì các em lại rất hào hứng và thích thú.

Có lẽ chính vì điều này nên khi trao đổi với chúng tôi về đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT đưa ra, nhiều học sinh cho rằng đề không khó, việc đạt điểm trung bình là trong tầm tay, nhưng để đạt điểm cao thì lại không hề đơn giản. Chính điều này, chúng tôi tin rằng, nếu được hướng dẫn học và ôn tập một cách bài bản thì việc làm bài thi môn GDCD nằm trong tầm tay.

Thứ 5: Ưu thế của công nghệ thông tin kết nối GV lại gần nhau hơn

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin mà nhất là mạng Internet đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho đội ngũ giáo viên dễ dàng tiếp cận, nắm bắt và trao đổi thông tin; từ đó đội ngũ giáo viên có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ cho nhau một cách tích cực. Người học vì vậy cũng sẽ có nhiều kênh thông tin thuận lợi hơn trong việc tiếp cận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm chất và năng lực.

b. Khó khăn

Thứ nhất: Nhận thức tư tưởng của một bộ phận học sinh còn hạn chế. Lâu nay HS ít ưu tiên cho bộ môn nên khó thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các em đối với bộ môn. Nhiều em vẫn còn tư tưởng chờ đợi, ỷ lại, thậm chí lười biếng trong học tập và rèn luyện. Việc học của một số em vẫn còn dừng lại ở học đối phó với thầy cô mà chưa nhận thức được rằng, việc học là nhằm để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm chất năng lực để mai sau lập nghiệp.

Thứ hai: Lần đầu thi nên tâm lí của học sinh sẽ có phần hoang mang. Chính tâm lí này mà khi đứng trước việc chọn lựa môn thi, nhiều em vừa muốn chọn nhưng lại vừa không dám chọn. Tâm sự với tác giả bài viết, không ít học sinh cho rằng, mặc dù rất thích môn GDCD vì kiến thức pháp luật gần gũi, dễ hiểu nhưng không dám chọn môn này thi vì sợ lần đầu tiên thi nên sẽ khó hơn vì chưa có tiền lệ.

Thứ ba: Một số giáo viên chưa thật sự hăng hái, thậm chí còn đứng ngoài cuộc. Một số khác thì không mong đợi kỳ thi. Không ít giáo viên thở dài khi biết rằng môn GDCD sẽ là môn thi tốt nghiệp THPT. Chính tâm lí của một bộ phận giáo viên là rào cản trong chất lượng dạy và học GDCD.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

   Muốn nâng cao chất lượng học tập và ôn thi có kết quả cao thì trước hết phải làm thay đổi suy nghĩ của cả giáo viên và học sinh khi dạy và học môn GDCD

III. NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Về phía giáo viên.

* Cần xác định tư tưởng giáo viên thông qua “5 phải”, “5 bám” trong dạy học, ôn tập môn Giáo dục công dân

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, theo tôi để dạy học và ôn tập tốt môn GDCD, thầy cô cần thực hiện tốt các yêu cầu và nguyên tắc sau đây:

Năm phải:

+ Phải đảm bảo nội dung chương trình dạy học không bị cắt xén.

+ Phải đảm bảo không gây áp lực, căng thẳng, quá tải cho học sinh.

+ Phải phát huy tinh thần, trách nhiệm của cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn.

+ Phải cung cấp cho HS kiến thức đảm bảo 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, và vận dụng.

+ Phải lựa chọn phương pháp và nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Năm bám:

+ Bám sát Tài liệu GDCD 12.

+ Bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 12.

+ Bám sát chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT.

+ Bám sát tình huống, bài tập GDCD 12 và các tình huống pháp luật trong thực tiễn.

+ Bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.

 

* Cụ thể: Làm thế nào để dạy - học hiệu quả

Thứ nhất: Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho học sinh

Có thể khẳng định rằng, công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức đối với học sinh hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết, cần phải được coi trọng. Bởi thực tế làm công tác giảng dạy và giáo dục chúng tôi nhận thấy, ở đâu và khi nào, nhà trường làm tốt công tác giáo dục tư tưởng nhận thức thì ở đó nền nếp sẽ tốt hơn, tạo thuận lợi cho công tác giáo dục toàn diện của nhà trường.

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập, thầy cô cần phải quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho học sinh nhận thức được việc học tập đối với bản thân là một nhu cầu tự thân, học để ngày mai lập nghiệp, lập thân chứ không đơn thuần là học để thi cử. Nhất là trong điều kiện môn GDCD lần đầu tiên tham gia thi tốt nghiệp THPT.

Thứ 2: Tăng cường đầu tư soạn giảng, đi sâu khai thác trọng tâm bài học, giúp HS nắm được bản chất vấn đề, chứ không nhất thiết học thuộc.

Luật giáo dục đã khẳng định, người thầy đóng vai trò trong việc quyết định chất lượng giáo dục; chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu cho ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia đạt kết quả cao, người thầy cần tăng cường đầu tư soạn giảng có chất lượng cao; tập trung thời gian khai thác trọng tâm bài học, giúp học sinh hiểu và nắm chắc được bản chất bài học, chứ không nhất thiết học vẹt, học thuộc lòng.

Đầu tư xây dựng giáo án theo hướng khai thác trọng tâm giúp cho học sinh nhận thức được bản chất của bài học thay vì việc học thuộc lòng. Bởi bộ môn GDCD trong kì thi THPT Quốc gia được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Như vậy trong quá trình giảng dạy nội dung, đặc biệt các khái niệm giáo viên nên chỉ ra nội dung cốt lõi, những từ khóa để học sinh nhanh chóng nhận biết được nội dung kiến thức và dễ dàng ghi nhớ phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia.

     VD: Khi ta giảng dạy mục 1b bài 2 GDCD 12

            Ngay tiêu mục ta có thay “ Các hình thức thực hiện pháp luật” bằng “ 4 hình thức thực hiện pháp luật” diều này giúp các em học sinh ghi nhớ ngay trong đầu việc thực hiện pháp luật được chia là 4 hình thức khác nhau- điều này phục vụ cho việc giải quyết câu hỏi trắc nghiệm có liên quan.

            Để giảng dạy 4 hình thức thực hiện pháp luật, thay việc dạy để học sinh ghi nhớ tất cả đầy đủ các từ ngữ của câu văn ta sẽ chỉ ra cho học sinh cốt lõi của các hình thức thực hiện pháp luật: Sử dụng pháp luật là làm việc được làm, thi hành pháp luật là làm việc phải làm, tuân thủ pháp luật là không làm việc bị cấm, áp dụng pháp luật là việc ra quyết định của cơ quan nhà nước đồng thời chỉ ra chủ thể của hình thức áp dụng pháp luật là nhà nước khác với các hình thức còn lại là công dân tổ chức. Điều này giúp học sinh thuận lợi trong giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi bao gồm cả loại câu nhận biết đến loại câu vận dụng. Như câu 89,105 đề minh họa lần 3 của Bộ GD&ĐT.

           Câu 89: Cá nhân tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức:

      A. sử dụng pháp luật                         C. phổ biến nội quy

      B. thi hành pháp luật                         D. thực hiện nội quy

            Hướng dẫn giải đề: làm việc cho phép là đáp án A

         Câu 105: Khi đến Ủy ban Nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn của cán bộ Ủy ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

      A. Áp dụng pháp luật                          C. Thi hành pháp luật

      B. Tuân thủ pháp luật                          D. Điều chỉnh pháp luật

      Hướng dẫn giải đề: A làm việc phải làm là đáp án C.

 

Thứ 3: Trong quá trình giảng dạy phải chú ý đến đối tượng học sinh, nhất là học sinh có học lực trung bình, yếu.

- Phân loại học sinhtrong quá trình ôn tập

Là giáo viên ai cũng mong muốn học sinh của mình đều học tốt đạt điểm 9,10 trong các kì thi nhưng điều đó là bất khả thi. Trong lớp học sinh luôn có sự phân loại trong khả năng nhận thức, thái độ học tập khác nhau do đó dẫn đến trình độ khác nhau nên việc phân loại học sinh rong quá trình giáo dục là rất quan trọng nhắm phát huy tối đa khả năng học tập của các em. Nếu việc phân loại học sinh trong quá trình giảng dạy là cần thiết thì trong quá trình ôn tập lại càng cần thiết hơn cả vì đây là thời gian nước rút với thời lượng 1 tháng đến 1,5 tháng nên việc giáo viên thay đổi được học lực của học sinh là rất khó. Do vậy, ta nên mặc định học lực của học sinh ở thời điểm hiện tại để có hướng ôn thi phù hợp nhắm giúp học sinh có được cơ hội giành được kết quả cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia ở trình độ của mình. Như:

       + Đối với học sinh yếu kém lúc này ta đặt ra mục tiêu giúp các em giành 2 đến 3 điểm để chống liệt trong kì thi THPT Quốc gia.  Để đạt được điều này tất nhiên với thay đổi của việc sắp xếp đáp án không cho phép học sinh chọn tất cả một đáp án bất kì trong bài thi đều có cơ hội chống liệt từ kì thi THPT Quốc gia. Nên việc lựa chọn 1 đáp án duy nhất các em vẫn có rủi ro.   

Thực tế chỉ ra rằng, trong các lớp học bao giờ cũng có sự phân hóa các đối tượng học sinh. Do vậy, để giúp đỡ các học sinh yếu, kém tiến bộ, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phối hợp với thầy, cô giáo bộ môn phải thật sự quan tâm, phát hiện ra những học sinh non về kiến thức, yếu về kĩ năng để giúp đỡ các em khắc phục. Từng bước vươn lên trong học tập để có kết quả như mong muốn.

Thứ 4: Phải thật sự nghiêm túc trong khâu kiểm tra, đánh giá học sinh.

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Mục đích của kiểm tra, đánh giá là để phân xếp loại học sinh, kiểm định chất lượng dạy học cuối cùng của thầy và trò. Nếu chúng ta làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ và thường xuyên tốt, phản ánh được một cách khách quan kết quả học tập, để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học, chúng tôi tin rằng chất lượng sẽ tăng lên.

 

Ngược lại, nếu công tác kiểm tra, đánh giá không được coi trọng, không được làm bài bản, nghiêm túc, chắc chắn kết quả dạy học sẽ ngày càng trì trệ. Cũng qua khâu kiểm tra, đánh giá, phân loại học sinh giáo viên cũng có thể tiến hành dạy ôn thi, phụ đạo khi cần thiết. Cũng như các môn học khác, môn GDCD với tư cách là môn khoa học trực tiếp trong việc giáo dục và xây dựng con người toàn diện đáp ứng yêu cầu của đất nước, Và hiện là một môn thi trong bài thi KHXH của kì thi THPT quốc gia được Bộ giáo dục qui định. Để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đặt ra đối với học sinh trong môn học, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu và nguyên tắc của việc kiểm tra đánh giá để từ đó có tác dụng đổi mới phương pháp cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Mục đích và nguyên tắc của kiểm tra đánh giá cần được xác định như sau:

  * Mục đích của kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức đó học của học sinh vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

- Kiểm tra đánh giá kiểm tra sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn và phù hợp với đối tượng học sinh.

- Kiểm tra đánh giá để học sinh tiếp cận và là quen với phương án ôn thi THPT quốc gia

Thứ 5: Tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm.

Để giúp học sinh làm quen với dạng đề trắc nghiệm và rèn luyện tốt kiến thức, kỹ năng, ngoài việc thầy cô cũng phải tăng cường cho học sinh cả trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới. Trước đây với hình thức kiểm tra đánh giá là dựa trên hình thức tự luận là chính do đó yêu cầu dạy học đối với giáo viên là dạy cho học sinh cách thức trình bày, diễn đạt, diễn giải, lập luận sao cho logic, đúng với nội dung bài học, đồng thời yêu cầu học sinh phải ghi nhớ và học thuộc lòng nội dung bài học. Hiện nay với việc đưa môn GDCD vào danh sách các môn thi của kỳ thi THPT Quốc gia với đề thi trắc nghiệm khách quan, giáo viên và học sinh phải thay đổi tinh thần và phương pháp dạy học môn GDCD. Việc dạy và học sẽ được thực hiện theo hướng tích cực hơn và sẽ hạn chế tình trạng học sinh coi nhẹ môn học; dạy học qua loa như trước đây. Với quan điểm “mưa dầm, thấm lâu”,  tôi tin rằng, việc tăng cường kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình dạy học sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng và giúp học sinh rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cần thiết để các em tự tin hướng đến kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Nội dung đề thi trắc nghiệm nằm trong tất cả các bài học (trừ các bài và những nội dung giảm tải) ở lớp 12, giáo viên và học sinh sẽ phải dạy và học đầy đủ tất cả các bài, các nội dung trong Chương trỡnh GDCD lớp 12. Nếu học sinh học tủ, học lệch, coi trọng bài này và coi nhẹ bài cụ thể sẽ dẫn đến kết quả không tốt. Tôi nghĩ, đây là điểm mới, tích cực của môn GDCD trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay.

 

Thứ 6: Tăng cường sử dụng các tình huống pháp luật, video, tòa tuyên án để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp các em có khả năng vận dụng vào thực tiễn.

Trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay, việc khai thác các tình huống pháp luật, các video hay các phiên tòa xử án trên mạng internet đã trở thành một công cụ để đội ngũ có thể vận dụng vào dạy học.

Muốn vậy, thầy cô cần tranh thủ thời gian để tìm kiếm, chọn lựa những tình huống pháp luật, những video phù hợp với nội dung bài học để triển khai giảng dạy, qua đó khắc sâu kiến thức pháp luật, gắn nội dung bài học với việc vận dụng kiến thức pháp luật vào đời sống thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

Thực tế giảng dạy cho thấy, một khi người thầy khai thác tốt phương tiện, thiết bị và công nghệ thông tin vào giảng dạy thì tiết ấy sôi nổi, học sinh tích cực hào hứng. Chất lượng, hiệu quả dạy học vì thế sẽ ngày càng cao hơn.

2. Về phía học sinh

        n GDCD trở thành một cấu phần trong tổ hợp môn thi Khoa học xã hội khiến cho các thí sinh rất lo lắng khi các em không biết nên ôn tập từ đâu và bắt đầu như thế nào? Căn cứ vào đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo, thì nội dung đề thi nằm trong chương trình môn GDCD lớp 12. Với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời, và có duy nhất 1 phương án trả lời đúng, trong đề thi có các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT (nhận biết: 40%, thông hiểu: 20%) và các câu hỏi phân hóa (vận dụng bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%) phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng. Với cấu trúc này, đề thi đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả học tập, đảm bảo tính phân hóa rõ rệt, tạo thuận lợi cho học sinh làm bài theo lực học thực tế của mình.

Do đó, để học sinh có thể làm bài đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần chuyển từ dạy học theo kiểu tự luận sang dạy học trắc nghệm; thay vì dàn trải kiến thức người thầy nên xoáy sâu vào những vấn đề trọng tâm và dạy cho học sinh cách ghi nhớ kiến thức cơ bản và các dấu hiệu nhận biết nội dung kiến thức; đồng thời trang bị cho học sinh các kĩ năng phân tích, liên hệ, so sánh, loại trừ để làm bài tập trắc nghiệm một cách hiệu quả. Trong đề thi minh họa có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan mang tính tổng hợp nên theo tôi học sinh cần vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng bộ môn một cách tích cực mới có thể có câu trả lời đúng được.

Để làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, học sinh không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa, nội dung như trong sách giáo khoa, mà điều quan trọng là biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Đây là điểm mới mang tính lợi thế nổi bật của đề thi môn GDCD theo hình thức trắc nghiệm, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay trên thế giới.

Do đặc thù của môn GDCD là có nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội. Trong đề thi sẽ có 30% câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Để làm được những câu hỏi này, giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực hơn: Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phự hợp với lứa tuổi một cách nhiều hơn.

Học sinh cần rèn luyện các năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích – tổng hợp, năng lực nhận xét đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện trách nhiệm công dân,… phù hợp với yêu cầu dạy học theo định hướng trắc nghiệm khách quan.

Đề thi trắc nghiệm môn GDCD cũng rất thuận lợi cho việc tổ chức học tập của học sinh. Với cấu trúc đề thi này, học sinh không nên quá lo lắng mà chỉ cần học đầy đủ, học kỹ kiến thức ở trên lớp và làm bài tập luyện tập củng cố, đồng thời cần tránh cách học thuộc lòng, ghi nhớ  hoặc trình bày giải thích theo kiểu trả lời câu hỏi tự luận mà cần chuyển sang cách học hiểu, nắm chắt kiến thức cơ bản và vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt  cụ thể làm được và làm tốt bài thi.

    Qua đó giúp HS biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi các em.

Có như vậy, tôi tin rằng, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung và chất lượng dạy-học môn GDCD nói riêng sẽ đáp ứng được yêu cầu của đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW trong những năm tiếp theo

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

 

1.     Kết luận:

        Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm là một yêu cầu tất yếu đang được các cấp quản lý và các đơn vị giáo dục đặc biệt quan tâm. Phương pháp dạy học theo khuynh hướng đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả nhận thức của học sinh. Và một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm nổi bật đó là phương pháp trắc nghiệm khách quan.

Đánh giá học sinh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan là một trong những xu hướng để nâng cao độ tin cậy, tính khách quan của việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh, đồng thời tạo ra sự phản hồi thường xuyên để cải tiến chương trỡnh, phương pháp giảng dạy. Hiện nay, đổi mới phương pháp Kiểm tra đánh giá môn GDCD lớp 12 theo hình thức trắc nghiệm khỏch quan cũng là điều kiện quan trọng cần thiết để đảm bảo thực hiện theo đề án thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học của bộ môn.Vì vậy Giáo viên và học sinh  cần phải chú trọng thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để làm cơ sở, động lực cho việc thực hiện hoạt động dạy và học một cách hiệu quả thiết thực nhằm chủ động đáp ứng với yêu cầu của kì thi sắp tới, giúp học sinh nắm vững kiến thức đạt kết quả tốt trong học tập. Tôi tin nếu chúng ta tận dụng được ưu thế của phương pháp này sẽ tạo điều kiện để quá trình kiểm tra - đánh giá phù hợp, phục vụ cho quá trỡnh đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh trường ta và học sinh sẽ đạt được kết quả tốt trong các kỡ thi sắp tới.

2.     Các đề xuất, kiến nghị:

Nhà trường phải có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất về hỡnh thức,kết cấu, nội dung, thời lượng của việc ra đề kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khỏch quan và cú kinh phớ hỗ trợ cho quá trình thực hiện in sao đề theo hình thức này.

Trên đây là những giải pháp mà tôi rút ra từ thực tế giảng dạy của cá nhân, rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cụ giáo.

 Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Post a Comment

Previous Post Next Post