Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn địa lí thành phố Hồ Chí Minh năm học 2021-2022 có đáp án file word

Khotailieuonthi247.com xin chia sẻ đến thầy cô và các em học sinh Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn địa lí thành phố Hồ Chí Minh năm học 2021-2022 có đáp án. Tài liệu file word, giúp chỉnh sửa tham khảo tiện lợi.

Link tải file word ở cuối trang.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

Đề thi gồm 2 trang

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP THÀNH PHỐ

NĂM HỌC 2021 - 2022

Khóa thi ngày07/4/2022

Môn thi: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 120 phút

 (Không kể thời gian giao đề )

 

 

Câu 1. (4 điểm) Dựa vào Tập bản đồ Địa lí lớp 12 và kiến thức đã học, hãy so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Hướng địa hình vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?

Câu 2. (4 điểm) Dựa vào Tập bản đồ Địa lí lớp 12 và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 3. (4 điểm) Dựa vào Tập bản đồ Địa lí lớp 12 và kiến thức đã học, hãy phân tích việc khai thác thế mạnh về kinh tế biển của Đông Nam Bộ.

Câu 4. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau:

TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

(Đơn vị: nghìn ha)

 

 

Tổng diện tích rừng

2010

2015

2016

2019

2020

Cả nước

13388,1

14061,9

14377,7

14609,2

14677,2

Đồng bằng sông Hồng

434,9

491,6

487,8

486,9

487,3

Trung du miền núi phía Bắc

4675,0

5082,6

5098,0

5278,5

5327,5

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

4726,9

5179,8

5522,0

5553,6

5569,9

Tây Nguyên

2874,4

2562,0

2558,7

2559,9

2562,0

Đông Nam Bộ

408,0

473,9

485,1

480,9

480,1

Đồng bằng sông Cửu Long

268,9

272,0

226,1

249,3

250,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, Tổng cục Thống kê)

a.  Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng diện tích rừng nước ta phân theo vùng năm 2020.

b.  Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng tổng diện tích rừng nước ta phân theo vùng giai đoạn 2010 – 2020.

Câu 5. (4 điểm) Đọc văn bản dưới đây:

XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU NÔNG, LÂM SẢN ĐẠT CHUẨN

 

Ngày 29/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025 và Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2022 - 2025.

 Một trong những hạn chế lớn nhất của ngành nông nghiệp hiện nay là việc phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm sản vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự hợp tác liên kết giữa các hộ nông dân và liên kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Nhiều vùng nguyên liệu tuy đã dần hình thành nhưng chưa được tổ chức và quản trị, hạ tầng yếu kém, thiếu cơ sở thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã vùng trồng, nhất là ở các vùng nguyên liệu hàng hóa lớn liên vùng phục vụ chế biến và xuất khẩu. Do chưa hình thành được các vùng nguyên liệu gắn với liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với các doanh nghiệp nên việc triển khai các chính sách của nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là các chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn với liên kết theo chuỗi giá trị. Tất cả những hạn chế trên là nguyên nhân dẫn đến chất lượng và tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao. Trong khi rủi ro, lãng phí sản xuất còn cao, tổn thất sau thu hoạch còn đáng kể, thu nhập của người nông dân còn thấp.

 Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND 14 tỉnh xây dựng “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025” và “Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2020 - 2025”. Trong đó, “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025” hướng đến hình thành 5 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, xây dựng 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô hàng hóa tập trung với tổng diện tích gần 167 nghìn ha, gồm: Cây ăn quả vùng miền núi phía bắc; Gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững vùng Duyên hải miền trung; Cà phê vùng Tây Nguyên; Lúa gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên; Trái cây vùng Đồng Tháp Mười.

 Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc triển khai 2 đề án trên là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế và những thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng lớn. Đồng thời, tạo động lực, khơi dậy được tiềm năng phát triển cho các địa phương để có thể mở rộng và phát triển các vùng nguyên liệu, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho nông dân.

CAO TÂN https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/xay-dung-vung-nguyen-lieu-nong-lam-san-dat-chuan691134/

 

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Ý nghĩa của việc triển khai “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025” và “Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2020 - 2025”?

b. Trình bày mục tiêu của “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”?

c. Nêu những hạn chế của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay?

d. Những hạn chế trên ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp nước ta?

 

- Hết -

Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Tập bản đồ Địa lí lớp 12

 

Họ và tên thí sinh: .......................................................................................

Số báo danh: ................................................................................................


 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

Đề thi gồm 2 trang

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP THÀNH PHỐ

NĂM HỌC 2021 - 2022

Khóa thi ngày07/4/2022

Môn thi: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 120 phút

 (Không kể thời gian giao đề )

 

 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1. (4 điểm). Dựa vào Tập bản đồ Địa lí lớp 12 và kiến thức đã học, hãy so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Hướng địa hình vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?

 NỘI DUNG

ĐIỂM

*Giống nhau

 

-  Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam

-  Xen kẽ giữa các dãy núi là các cao nguyên và các thung lũng sông

-  Có các thung lũng sông cùng hướng với địa hình

0,25

0,25

*Khác nhau

 

- Phạm vi: Vùng núi Đông Bắc nẳm ở tả ngạn sông Hồng; vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả

0, 25

-Về hướng: Vùng núi Đông Bắc có hướng vòng cung; vùng núi Tây Bắc có hướng tây bắc - đông nam

0,25

- Về cấu trúc: Vùng núi Đông Bắc gồm 4 cánh cung lớn (kể tên), mở rộng ra về phía bắc và phía đông, chụm lại ở Tam Đảo; Vùng núi Tây Bắc gồm 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc –đông nam.

0,5

- Về độ cao: Vùng núi Đông Bắc là vùng đồi núi thấp; Vùng núi Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta

0,5

- Về hình thái:

+Vùng núi Đông Bắc: Những đỉnh núi cao trên 2000m nẳm trên thượng nguồn sông Chảy; Giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng; còn ở trung tâm là vùng đồi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

+ Vùng núi Tây Bắc: phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ với đỉnh Phanxipang 3143m; phía tây là các dãy núi cao trung bình sát biên giới Việt – Lào, ở giữa là các cao nguyên (kể tên). Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Đông Bắc đến khí hậu của vùng

1,0

- Do hướng núi vòng cung đã ảnh hưởng đến khí hậu của vùng:

+ Mùa đông: gió mùa Đông Băc tràn về, cánh cung núi sẽ hút gió làm cho mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.

+ Mùa hạ: do cánh cung Đông Triều quay mặt lồi về phía đông nam, gió mùa Đông Nam từ vịnh Bắc Bộ thổi lên gây mưa nhiều tại các sườn đón gió như Yên Tử, Móng Cái,… và mưa ít tại các sườn khuất gió

 

0.5

 

0,5

 

 

 

 

 

Câu 2. (4 điểm). Dựa vào Tập bản đồ Địa lí lớp 12 và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

NỘI DUNG

ĐIỂM

Giống nhau:

0,5

- Không có đô thị loại đặc biệt.

0,25

- Các đô thị chủ yếu phân bố ở ven biển.

0,25

Khác nhau:

 

* Qui mô:

3,5

- Qui mô đân số đô thị ở Duyên Hải Nam Trung Bộ lớn hơn ở Bắc Trung Bộ.

0,25

- Bắc Trung Bộ:

 

+ Có 3 đô thị từ 200 001 – 500 000 người: Thanh Hóa, Vinh, Huế.

+ Có 3 đô thị từ 100 000 – 200 000 người: Hà Tĩnh, Ba Đồn, Đồng Hới. + Có 8 đô thị dưới 100 000 người: Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Hoàng Mai, Cửa Lò, Hồng Lĩnh, Kỳ Anh, Đông Hà, Quảng Trị.

0,75

- Duyên hải Nam Trung Bộ:

 

+ Có 1 đô thị từ 500 001 - 1000 000 người: Đà Nẵng.

+ Có 4 đô thị từ 200 001 – 500 000 người: Quy Nhơn, Ninh Hòa, Nha Trang, Phan Thiết.

+ Có 7 đô thị từ 100 000 – 200 000 người: Tam Kỳ, Quảng Ngãi, An Nhơn, Sông Cầu, Tuy Hòa, Cam Ranh, Phan Rang – Tháp Chàm.

+ Có 2 đô thị dưới 100 000 người: Hội An, La Gi.

0,5

* Phân cấp đô thị:

 

- Bắc Trung Bộ: đa số là đô thị loại 3, 4.

0,25

+ 3 đô thị loại 1: Thanh Hóa, Vinh, Huế.

+ 1 đô thị loại 2: Đồng Hới.

+ 5 đô thị loại 3: Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Hà Tĩnh, Đông Hà.

+ 5 đô thị loại 4: Hoàng Mai, Hồng Lĩnh, Kỳ Anh, Ba Đồn, Quảng Trị.

0,75

- Duyên hải Nam Trung Bộ: nhiều đô thị loại 2.

0,25

+ 3 đô thị loại 1: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

+ 5 đô thị loại 2: Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang – Tháp Chàm, Phan Thiết.

+ 2 đô thị loại 3: Hội An, Cam Ranh.

+ 4 đô thị loại 4: An Nhơn, Sông Cầu, Ninh Hòa, La Gi.

0,5

- Duyên hải Nam Trung Bộ có có Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương.

0,25

Câu 3. (4 điểm). Dựa vào Tập bản đồ Địa lí lớp 12 và kiến thức đã học, hãy phân tích việc khai thác thế mạnh về kinh tế biển của Đông Nam Bộ.

 NỘI DUNG

ĐIỂM

- Khai thác nguồn lợi sinh vật biển:

0,25

+ Nằm gần ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang

0,25

+ Có nguồn lợi hải sản phong phú: cá biển và tôm biển

0,25

+ Có vùng nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn

0,25

- Khai thác tài nguyên du lịch biển đảo:

0,25

+ Du lịch biển: Vũng Tàu

0,25

+ Khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cần Giờ

0,25

+ Điểm du lịch: Cần Giờ, Vũng Tàu, Quần đảo Côn Sơn

0,25

- Khai thác khoáng sản biển:

0,25

+ Mỏ dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng/Bể dầu Cửu Long và Nam Côn Sơn

0,25

+ Khí tự nhiên: Lan Đỏ, Lan Tây

0,25

+ Sản xuất muối: Vũng Tàu

0,25

- Khai thác giao thông vận tải biển:

0,25

+ Có cảng biển: Vũng Tàu, Sài Gòn, Nhà Bè, Đồng Nai

0,25

+ Có đường biển trong nước (dẫn chứng) và thế giới (dẫn chứng)

0,5

Câu 4. (4 điểm).

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng diện tích rừng nước ta phân theo vùng năm 2020.

NỘI DUNG

ĐIỂM

Vẽ biểu đồ: tròn đúng, đẹp, chính xác.                                                                       2,0

            Vẽ sai, thiếu yếu tố biểu đồ : - 0,25 điểm/yếu tố sai, thiếu sót

2,0

b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng tổng diện tích rừng nước ta phân theo vùng giai đoạn 2010 – 2020.

NỘI DUNG

 

ĐIỂM

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA

PHÂN THEO VÙNG, GIAI ĐOẠN 2010-2020

(Đơn vị: %)

 

 

 

 

Tổng diện tích rừng

 

 

2010

2015

2016

2019

2020

 

 

Cả nước

100

105

107,4

109,1

109,6

Đồng bằng sông Hồng

100

113

112,2

111,96

112,04

Trung du miền núi phía Bắc

100

108,7

109,04

110,8

114

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

100

109,6

116,8

117,5

117,8

Tây Nguyên

100

89,1

89,01

89,05

89,13

Đông Nam Bộ

100

116,2

118,9

117,9

117,7

Đồng bằng sông Cửu Long

100

101,2

84,0

92,7

93,1

Trong giai đoạn 2010 - 2020:

- Tốc độ tăng trưởng tổng diện tích rừng của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,6%, Trung du miền núi phía Bắc tăng 12,04%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 17,8%, Đông Nam Bộ tăng 17,7% do chính sách bảo vệ rừng và trồng rừng mới được quan tâm.

 

 

 

0,5

Trong giai đoạn 2010 – 2020:

- Tốc độ tăng trưởng tổng diện tích rừng của Tây Nguyên giảm 10,87% và Đồng bằng sông Cửu Long giảm 6,9% do nạn chặt phá rừng bừa bãi, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy và việc sử dụng tài nguyên rừng không hợp lí……

 

0,5

 


Câu 5. (4 điểm).

a. Ý nghĩa của việc triển khai “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025” và “Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2020 - 2025”?

 NỘI DUNG

ĐIỂM

- Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế và những thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng lớn.

0,25

- Tạo động lực, khơi dậy được tiềm năng phát triển cho các địa phương.

0,25

- Mở rộng và phát triển các vùng nguyên liệu, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với thị trường tiêu thụ,

0,25

- Tăng thu nhập cho nông dân.

0,25

b. Trình bày mục tiêu của “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”?

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Hướng đến hình thành 5 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

0,5

Cụ thể, xây dựng 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô hàng hóa tập trung với tổng diện tích gần 167 nghìn ha, gồm: Cây ăn quả vùng miền núi phía bắc; Gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững vùng Duyên hải miền trung; Cà-phê vùng Tây Nguyên; Lúa gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên; Trái cây vùng Đồng Tháp Mười.

0,5

c. Nêu những hạn chế của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay?

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự hợp tác liên kết giữa các hộ nông dân và liên kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.

0,25

- Nhiều vùng nguyên liệu tuy đã dần hình thành nhưng chưa được tổ chức và quản trị, hạ tầng yếu kém, thiếu cơ sở thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã vùng trồng, nhất là ở các vùng nguyên liệu hàng hóa lớn liên vùng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

0,25

- Chưa hình thành được các vùng nguyên liệu gắn với liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với các doanh nghiệp nên việc triển khai các chính sách của nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là các chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.

0,5

d. Những hạn chế trên ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp nước ta?

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Chất lượng và tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao.

0,25

- Rủi ro, lãng phí sản xuất còn cao.

0,25

- Tổn thất sau thu hoạch còn đáng kể,

0,25

- Thu nhập của người nông dân còn thấp.

0,25

Chỉ những thí sinh làm bài ngắn gọn, khoa học, chính xác, dàn ý rõ ràng, logic mới đạt điểm tối đa.

 

===== HẾT =====

Link Google Drive tải file word đầy đủ, miễn phí


Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/

Post a Comment

Previous Post Next Post