Skkn Bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh chạy 60m

 


          1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh chạy 60m”.

          2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

          3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Thể dục thể thao)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng: ngày 01 tháng 02 năm 2020

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

- Đưa ra những bài tập bổ trợ phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Phát huy được sức nhanh tốc độ cực đại của học sinh.

5.2. Nội dung sáng kiến:                                                  

- Cái quí nhất của mỗi con người là “sức khoẻ và trí tuệ”. Có sức khoẻ tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại, thể dục thể thao (TDTT) giúp học sinh có được sức khoẻ tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn,

          Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sự phát triển sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh  rèn luyện thân thể và bồi dưỡng đạo đức tác phong, nhân cách con người mới.

Trường TH là một trường nhỏ ở thị xã. Với số lượng học sinh rất ít thể lực không đồng đều nên việc lựa chọn một số em vào đội tuyển điền kinh rất khó khăn. Trong PPCT môn học không có nội dung học điền kinh nhưng thi HKPĐ các cấp lại có như chạy 60m, bật nhảy. Do không có học nên khi tuyển chọn những nội dung này các em rất ngạc nhiên và không biết thực hiện, vì thế dẫn đến các tố chất nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo không được phát triển toàn diện nên về mặt thể lực các em cũng hạn chế. Để khắc phục điều này phát huy tối đa được sức nhanh cho học sinh trong trường, nên tôi đã tham khảo đồng nghiệp các trường bạn tìm ra một số bài tập phù hợp với lứa tuổi phát triển của các em.

          Chính vì những lý do bản thân tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học để lựa “Bài tập bổ trợ  phát triển sức nhanh chạy 60m.”           

Vận dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy 60m của học sinh trường TH, nên tôi mạnh dạn chọn Biện pháp: “Bài tập bổ trợ  phát triển sức nhanh chạy 60m.” để làm sáng kiến của mình, với mong muốn sẻ góp phần phát triển sức nhanh  nâng cao thành tích chạy 60m của học sinh trường TH.

5.2.1. Phạm vi và đối tượng thực hiện .

          Muốn có một sức khỏe tốt để học tập và vui chơi đòi hỏi các em phải có một nền tảng thể lực tốt. Thể lực tốt thì chúng ta phải luyện tập các bài tập về thề lực, ngoài phát triển thể lực ra còn phải phát triển các tố chất như nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo. Các em vốn đã sẵn có các tố chất và nền tảng thể lực nhưng chưa đủ chỉ ở một mức nhất định. Muốn phát huy hơn nữa cần phải áp dụng một số bài tập phát triển về chất đó, phương pháp tập luyện phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy đề tài này tôi nghiên cứu về phát triển sức nhanh lứa tuổi 9-10 nên đưa ra một số bài tập phù hợp với lứa tuổi để phát triển sức nhanh.

5.2.2. Mục đích của sáng kiến.

          Do xuất phát từ tình hình thực tế việc dạy và học thể dục của thầy và trò trường tiểu học Thanh Phú A, nện tôi lựa chọn một số học sinh khối 4,5 vào đội tuyển nghiên cứu.

           Ngay từ đầu buổi học giáo viên theo dõi quan sát các học sinh. Qua đó lựa chọn những em có tố chất và năng khiếu sẽ đưa vào đội tuyển điền kinh để tập luyện. Trong quá trình luyện tập lựa chọn những em có thành tích tốt nhất để thi HKPĐ các cấp.

Những học sinh có thể lực trung bình,yếu cũng có thể rèn luyện các bài tập này để nâng cao sức khỏe cho bản thân.           

5.2.3. Biện pháp của sáng kiến.

          Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó khác với những môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy cho học sinh ngoài trời, học sinh tiếp xúc trực tiếp với điều kiện ngoại cảnh như: Nắng, gió, ánh sáng, không khí…

          Vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với nguyên tắc sư phạm chung. Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe.

          a) Công tác tham mưu.

          - Có kế hoạch tìm kiếm những học sinh có tố chất, lên kế hoạch tập luyện ngay từ đầu năm học.

          - Chọn những em nhà ở gần trường có điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện.

          - Gặp phụ huynh để trao đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các em có thời gian tập luyện.

          - Tìm kiếm những sân vận động ở các nông trường để các em tập luyện hạn chế cho các em đi xa.

          - Giáo viên sắp xếp công việc dành nhiều cho tập luyện

          - Tổ chức nhiều cuộc thi chạy ở trường gây hứng thú cho nhiều học sinh tham gia nhiều và đam mê.

          - Đề nghị với nhà trường thường xuyên vẽ vôi đường chạy và nâng cấp đường chạy cho bằng phẳng.

          b) Phát động phong trào.

          - Đầu tiên giáo viện thể dục phải nắm vững về các nội dung của môn điền kinh, các nội dung thi HKPĐ các cấp một cách thành thạo và nắm rõ về điều, luật thi đấu hiện hành.

          - Giới thiệu cho học sinh một số trò chơi chạy tiếp sức để các em thường xuyên chơi đùa với nhau trong giờ ra chơi. Qua đó tìm được những em có tố chất nhanh để đưa vào đội tuyển điền kinh nhà trường chủ yếu chọn học sinh khối 4,5.

          - Thường xuyên tổ chức thi đua chạy giữa các lớp, các khối với nhau.

          - Khen thưởng tuyên dương kịp thời trước toàn trường, trước lớp khi có thành tích của các bạn đi thi có thành tích cao ở các kì HKPĐ,ĐHTDTT các cấp.

c) Khái niệm về một số tố chất.

          - Tố chất nhanh: Tố chất nhanh phát triển sớm hơn sự phát triển của tố chất mạnh.Thời kì phát triển tố chất nhanh quan trọng nhất ở học sinh tiểu học.

          - Tố chất mạnh: Sức mạnh là khả năng chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờ nỗ lực của cơ bắp.

          - Đối với môn chạy ta quan tâm đến sức nhanh tốc độ và duy trì sức nhanh đó khi về tới đích mới thôi của người chạy. Để phát triển sức nhanh tốc độ cần xen kẻ luyện tập đúng mức với các phương pháp những bài tập phù hợp. Như vậy trong quá trình cho học sinh tập luyện môn chạy chúng ta cần đưa các bài tập phát triển sức nhanh tốc độ và duy trì tốc độ, sự bền bỉ của các nhóm chi dưới  giúp cho việc thực hiện các bước chạy nhẹ nhàng linh hoạt để đạt tốc độ tối đa và duy trì tốc độ đó về tới đích mới thôi.

          - Khái niệm sức nhanh: Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất ( tính bằng m/s và tần số động tác).

         d) Lựa chọn áp dụng một số bài tập phát triển sức nhanh.

         Trong quá trình giảng dạy thể dục lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh, có rất nhiều bài tập bổ trợ nhằm phát triển sức nhanh cho các em học sinh. Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, trình độ của các em học sinh  tôi sẽ đưa vào một số bài tập bổ trợ như sau:

Một số bài tập bổ trợ.

          - Chạy bước nhỏ.

          - Chạy nâng cao đùi.

          - Chạy đạp sau.    

          - Chạy tốc độ cao 30m.                    

          - Tại chỗ đánh tay.

          - Chạy nhanh tiếp sức 30m.

          - Xuất phát cao chạy 30m.

          - Xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng - về đích cự li 60m.     

          - Để phát triển sức nhanh cần lưu ý đến sự luân phiên luyện tập và nghỉ ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền tảng của sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120- 135 lần/phút. Thời gian nghĩ trung bình để lặp lại các bài tập 3- 5 phút.

          e) Phương pháp tổ chức.

          * Các phương pháp thực hiện sáng kiến.

          Phương pháp tổng hợp và phân tích.

          - Phương pháp này dùng để phân tích kết quả, xác định nhiệm vụ và kiểm tra kết quả của SK. Ngoài ra nó còn tổng hợp các kiến thức cơ bản liên quan đến SK đang thực hiện.

          Phương pháp quan sát.

          - Qua quá trình giảng dạy theo dõi quan sát lựa chọn những em có tố chất, năng khiếu chọn vào đội tuyển điền kinh của trường để tập luyện.

          Phương pháp thực nghiệm.

          - Thời gian thực hiện bắt đầu từ 01/02/2020, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 30- 45 phút.

          Phương pháp kiểm tra và đánh giá.

          Phương pháp này dùng để kiểm tra đánh giá quá trình tập luyện của học sinh khi áp dụng những bài tập bổ trợ vào tập luyện. Đánh giá sự tiến bộ hay không tiến bộ để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Qua đó chọn được những em có thành tích tốt nhất của đội tuyển  điền kinh để dự thi cấp thị.

          Phương pháp hướng dẫn tổ chức thực hiện các bài tập.

          - Chạy bước nhỏ: Lớp tập trung thành bốn hàng dọc. Mỗi lần bốn học sinh thực hiện, thực hiện xong chạy nhẹ nhàng về đứng cuối hàng để thực hiện những lần tập sau. Mỗi học sinh thực hiện hai lần và theo hiệu lệnh giáo viên. Cự ly di chuyển 7- 10m.

          - Chạy nâng cao đùi: Phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ.

          - Chạy đạp sau: Phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ cự ly(15m).

          - Chạy tốc độ cao 30m: Mỗi lần chạy 2 em phương pháp tập luyện giống chạy bước nhỏ      .  

          - Tại chỗ đánh tay: Tập đồng loạt tại chỗ theo đội hình hàng ngang.

          - Chạy nhanh tiếp sức 30m: Mỗi lần chạy 2 em phương pháp tập luyện giống chạy bước nhỏ.

          - Xuất phát cao chạy 30m: Mỗi lần chạy 2 em phương pháp tập luyện giống chạy bước nhỏ.

          - Xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng - về đích cự li 60m: Mỗi lần chạy 2 em phương pháp tập luyện giống chạy bước nhỏ.

* Nhiệm vụ thực hiện.

          - Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm về thể lực, giới thiệu một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh.

          - Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một số bài tập áp dụng vào tập luyện.

          - Nhiệm vụ 3: Theo dõi và hướng dẫn giúp học sinh tập luyện các bài tập đã chọn.

          - Nhiệm vụ 4: Kiểm tra, đánh giá quá trình tập luyện của học sinh.     

          * Giáo án tập luyện của đội tuyển điền kinh.

          Mỗi tuần tập: 3 buổi

          - Buổi thứ nhất :

          + Chạy bước nhỏ.

          + Chạy nâng cao đùi.

          + Chạy đạp sau.

          + Tại chỗ đánh tay.

          + Chạy tốc độ cao 30m.                    

          - Buổi thứ hai :

          + Chạy bước nhỏ.

           + Chạy nâng cao đùi.

          + Chạy đạp sau.

          + Tại chỗ đánh tay.

          + Chạy nhanh tiếp sức 30m

          + Xuất phát cao chạy 30m.

          - Buổi thứ ba :  

          + Chạy bước nhỏ.

          + Chạy nâng cao đùi.

          + Chạy đạp sau.

          + Tại chỗ đánh tay.

          + Chạy tốc độ cao 30m.

          + Xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng - về đích cự li 60m. 

         Trên đây là những bài tập trong quá trình tập luyện phát triển sức nhanh của đội tuyển. Ở đây tôi chỉ đưa ra những bài tập có nội dung vừa sức. Vì vậy lượng vận động là hợp lý, lượng vận động sẽ không liên tục và không quá sức với các em.

 

 

         * Hiệu quả của tập luyện.

          Để đánh giá hiệu quả của đề tài thì tôi tiến hành kiểm tra thành tích ban đầu của đội tuyển để làm thước đo đánh giá sự phát triển sức nhanh của học sinh. Đây là thành tích ban đầu của  đội tuyển trước tập luyện và sau tập luyện:

          Bảng so sánh của đội tuyển trước tập luyện và sau tập luyện:

 

STT

Họ và Tên

Giới tính

Thành tích chạy 60m khi chưa áp dụng các bài tập

Thành tích chạy 60m sau

khi đã áp dụng các bài tập

1

Nguyễn Thị My

Nữ

10’’33

9’’80

2

Nguyễn Thị Phúc Nguyên

Nữ

10’’88

10’’40

3

Nguyễn  Khánh Linh

Nữ

11’’0

10’’45

4

Châu Phạm Thanh Thanh

Nữ

10’’56

10’’0

5

Đàm Thị Thanh Vân

Nữ

10’’59

9’’99

6

Châu Hoàng Anh

Nam

9’’20

8’’90

7

Phan Thanh Mạnh

Nam

9’’50

9’’10

8

Hà Khánh Duy

Nam

9’’45

9’’20

 

          Qua 12 tháng tập luyện liên tục theo giáo án đã lập thành tích của các em đã giảm xuống rõ rệt, như em My giảm nhiều nhất từ 10”33 xuống còn 9”80 giảm được 53% của giây. Ít nhất là em Hào cũng giảm được 10% của giây từ 9”20 xuống còn 9”10.

          Qua bảng so sánh kết quả trước và sau tập luyện ta thấy các bài tập trên đã có hiệu quả, sức nhanh của học sinh đã được nâng lên. Thành tích có tiến triển tốt đó là do áp dụng một số động tác bổ trợ phát triển sức nhanh trong đề tài này.

          5.3. Khả năng áp dụng sáng kiến:

- Sáng kiến này có thể áp dụng đối với tất cả các trường trong địa bàn thị xã, mỗi giáo viên đều có thể vận dụng những biện pháp này trong quá trình tập luyện để mang lại hiệu quả cao.

- Bản thân tôi đã áp dụng đạt hiệu quả cao, giá trị sử dụng lâu dài.

6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đường chạy, còi, thước dây, đồng hồ bấm giờ, vôi.

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

          a. Kết quả:

          * HKPĐ cấp thị xã năm học 2019 - 2020.

 

STT

Họ và Tên

Giới tính

Chạy 60m

Thành tích

1

Chạy tiếp sức

Nam

 Tiếp sức 4 x 50m

I

2

Châu Hoàng Anh

Nam

        60m

II

3

Phan Thanh Mạnh

Nam

        60m

III

          * HKPĐ cấp tỉnh năm học 2019 - 2020.

 

STT

Họ và Tên

Giới tính

Chạy 60m

Thành tích

1

Châu Hoàng Anh

Nam

Tiếp sức 4 x 50m

I

2

Phan Thanh Mạnh

Nam

Tiếp sức 4 x 50m

I

b. Bài học kinh nghiệm:

 - Phải có phương pháp huấn luyện phù hợp với khả năng của từng học sinh.

 - Nhiệt tình trong công tác huấn luyện.

 - Dành nhiều thời gian tập luyện, thi đấu cọ sát.

 - Phải có chiến thuật, đấu pháp phù hợp cho từng trận đấu, từng đối thủ.

 - Rút kinh nghiệm cho học sinh qua từng trận đấu.

 - Lựa chọn đúng học sinh năng khiếu.

 - Bồi dưỡng tập trung và học sinh có khả năng đạt thứ hạng cao, tránh tình trạng bồi dưỡng đại trà.

 - Có lực lượng kế thừa.

 - Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu, Cha mẹ học sinh để nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ.

           - Đối với Nhà trường:

           -  Hỗ trợ thêm kinh phí để mua sắm dụng cụ tập luyện, thi đấu.

 * Đối với GVCN:

 - Hạn chế một số hoạt động của lớp như: múa, hát, lao động… để các em có thời gian tập luyện.

 * Đối với Cha mẹ học sinh.

 - Tạo mọi điều kiện để các em có thời gian đến trường để tập luyện.

           - Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm của tôi khi tập luyện môn Điền kinh nội dung chạy 60m cho học sinh tiểu học. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến này được hoàn chỉnh.

 Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post