Skkn Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tin học 8

 


 

1.     Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tin học 8 cấp trường, năm học 2020-2021.

2.     Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Không có.

3.     Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Tin học 8).

4.     Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 5/10/2020.

5.     Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trong Tin học 8, các tiết học lý thuyết thường rất khô khan, làm cho học sinh không hứng thú học tập. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy truyền thống bằng cách kết hợp học lý thuyết và thực hành cùng lúc, điều này đã làm cho học sinh hứng thú và mau hiểu phần lý thuyết hơn, đặc biệt khi vận dụng vào thực hành các em không bỡ ngỡ.

5.2. Nội dung sáng kiến:

 5.2.1. Thực trạng vấn đề

Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát ba lớp 8 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:

 


Mức độ kiến thức

Trước khi thực hiện đề tài

Số học sinh

Tỷ lệ

Chưa nhận biết

15/99

15.2%

Nhận biết

27/99

27.3%

Thông hiểu

29/99

29.3%

Vận dụng thấp

23/99

23.1%

Vận dụng cao

5/99

5.1%

a) Nguyên nhân

- Không nắm được kiến thức cơ bản của một số môn như Toán, Tiếng Anh… và vận dụng kiến thức đó vào môn Tin Học.

     Như chúng ta đã biết kiến thức Tin Học 8 là về lập trình và các bài toán tin học thường liên quan đến Toán Học. Nếu học sinh không nắm vững kiến thức Toán thì sẽ rất khó để tư duy thuật toán trong Tin Học dẫn đến khả năng viết chương trình gặp nhiều khó khăn. Ví dự như:

     Tìm UCLN của 2 số nguyên dương M, N. khi được hỏi thì một số em không nhớ UCLN của 2 số nguyên dương là như thế nào.

Hoặc các từ khoá và các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình thường được viết bằng Tiếng Anh. Nhưng một số từ cơ bản như while, else, read, write… nhưng các vẫn không hiểu nghĩa của những từ này.

- Tiếp thu kiến thức chậm, không nắm được cú pháp và ý nghĩa của các câu lệnh.

     Nhìn chung đây là kiến thức cơ bản của Tin Học nhưng với một số học sinh thường tiếp thu kiến thức này rất chậm hoặc chỉ học vẹt theo kiểu học thuộc lòng còn đến khi vận dụng kiến thức đó vào thực hành làm bài tập thì rất khó khăn đôi khi không thực hiện được.

- Năng lực tư duy yếu, kém:

     Do kiến thức cơ bản của môn Tin Học có liên quan nhiều đến môn Toán Học nên những học sinh học yếu môn Toán thì cũng đồng nghĩa với việc tư duy viết chương trình môn Tin Học cũng rất kém. Đến lúc này việc áp dụng kiến thức Tin Học để làm bài tập thực hành gặp rất nhiều khó khăn, chỉ trông chờ vào giáo viên giải bài trên lớp và chép vào vở.

- Thao tác với máy tính chưa thành thạo hoặc biết sử dụng máy tính quá ít.

     Do điều kiện cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện, phòng máy với một số lượng rất hạn chế (24 máy) mà học sinh của một lớp thì rất đông, hôm nào thực hành phải ghép 2 em sử dụng một máy nên việc thao tác trên máy là cực kỳ hạn chế.

b) Một số thuận lợi và khó khăn

-         Thuận lợi:

Về phía nhà trường: Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy vi tính, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.

Về phía giáo viên: Giáo viên được đào tạo chuẩn chuyên ngành về Tin học để đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học môn Tin học ở bậc THCS.

Về phía học sinh: Một số em học sinh ở nhà có điều kiện đã trang bị máy vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với môn học.

-         Khó khăn:

Về phía nhà trường: Hiện tại nhà trường phòng vi tính chỉ có 24 máy trong đó có một số máy không hoạt động, trong khi đó mỗi lớp học trung bình khoảng 35 đến 40 học sinh vì vậy mỗi máy phải hai học sinh sử dụng, nên thời gian thực hành thực tế của các em đã giảm đi một nửa.

Về phía giáo viên: Do trường còn khó khăn, không có máy dự phòng nên mỗi khi máy tính hỏng, giáo viên phải kịp thời sửa chữa để học sinh có máy thực hành.

Về phía học sinh: Do đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, dẫn đến việc tự rèn luyện các kỹ năng thực hành với các em còn rất hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính thụ động.

5.2.2. Giải pháp:

Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh

 Học sinh không có hứng thú với môn học là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp chưa quan tâm tới suy nghĩ, thái độ của học sinh. Một phần là học sinh lười học, không chịu học dẫn đến ngày càng tụt hậu so với yêu cầu chung của học sinh.

Nếu giáo viên không sớm nhận ra hiện tượng này thì nhận thức của học sinh ngày càng thụ động trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến các em không đáp ứng được chuẩn kiến thức của môn học và những kĩ năng cơ bản. Không cần kể nguyên nhân do đâu, cần phải làm sao để học sinh có thể hứng thú với môn học. Chủ động tiếp thu kiến thức, tăng khả năng tự học đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với con người trong xã hội ngày nay.

Để tạo cho học sinh một niềm hứng khởi với môn học tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.

1. Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh

Một trong những yếu tố khiến các em không có hứng thú khi tiếp xúc với bộ môn này là do giáo viên tạo áp lực cho học sinh. Một số giáo viên luôn đòi hỏi cao đối với những học sinh nhưng không tìm hiểu xem liệu học sinh có thể đáp ứng được những yêu cầu đó không. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiếp xúc với các em tôi đã tạo cho các em tâm lí thoải mái, sự thân thiện, chân thành tin cậy trong các hoạt động dạy và học.

Làm sao để cho học sinh thấy được đối với mỗi học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải thật sự nỗ lực để tiếp thu những kiến thức phổ thông sau này có thể học cao hơn hoặc áp dụng vào thực tế, chứ không phải học chỉ để vượt qua các kì thi mà những kiến thức này lại xem nhẹ.

Trong quá trình dạy giáo viên phải có thái độ nhẹ nhàng khi các học sinh mắc khuyết điểm, cư xử khéo léo với các em, xử lí tốt các tình huống sư phạm.

Việc đánh giá nhận xét phải công bằng, khách quan và công tâm, công khai kết quả trong các giờ kiểm tra và nhận xét bài làm của học sinh. Không nên đánh giá quá thấp sẽ làm cho học sinh chán nản, nên tạo cho học sinh một niềm tin khi học môn này.

Phải có kiến thức vững vàng để giải đáp thắc mắc một cách thuyết phục, khuyến khích các em mạnh dạn hỏi bài khi chưa hiểu.

Xây dựng cho các em thói quen học tập tích cực, động viên kịp thời những học sinh tiến bộ, cung cấp cho các em phương pháp học tập đúng đắn, khuyến khích các em không ngừng cố gắng, tạo điều kiện để mọi học sinh trong lớp đều có cơ hội phát biểu trong giờ học.


 2. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học, thực hành.

Có thể nói phương tiện dạy học góp phần quan trọng và quyết định đến hiệu quả của tiết học. Nếu như không có phương tiện dạy học thì giáo viên phải làm việc nhiều nhưng kiến thức học sinh thu được lại rất ít. Đặc biệt đối với bộ môn Tin nếu như không có phương tiện dạy học thì tiết học lại càng nhàm chán.

Nếu như đối với bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu.

Giáo viên dạy theo phương pháp thông thường thì học sinh sẽ không nhớ và không hiểu việc nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa dữ liệu ra màn hình như thế nào. Nhưng nếu như giáo viên sử dụng một chương trình pascal đơn giản và minh họa cho học sinh thì học sinh sẽ hiểu và nhớ lâu hơn. Giáo viên kết hợp máy tính và máy chiếu để hướng dẫn học sinh các bước để soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình sẽ giúp học sinh nắm vững hơn.

Ví dụ như yêu cầu học sinh làm thực hành:

                        Var a,b: integer;

                        Begin

                                  a:=5; b:= 3;

                                  writeln(‘a mod b=’,a mod b);

                                  writeln(‘a div b=’, a div b);

                        end.

Khi làm bài thực hành này học sinh sẽ nắm được ý nghĩa và cách thức sử dụng phép toán mod và div.

3. Sử dụng bài giảng điện tử, minh hoạ từ thực tế.

Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và bùng nổ công nghệ thông tin làm cho tất cả các lĩnh vực đều ảnh hưởng trong đó có giáo dục. Nếu như trước đây hoạt động dạy và học chủ yếu theo phương pháp truyền thống và kiến thức mà học sinh thu nhận được chủ yếu là từ giáo viên thông qua phương tiện truyền tải chính là sách giáo khoa thì giờ đây trong giờ học học sinh không phải nhàm chán chỉ với riêng cuốn sách giáo khoa mà còn rất nhiều phương tiện khác truyền tải thông tin hay và hấp dẫn trong đó có bài giảng điện tử của giáo viên.

Trong mỗi tiết học nếu như giáo viên sử dụng hợp lí bài giảng điện tử thì sẽ đạt hiệu quả rất cao. Giáo viên không phải làm việc nhiều nhưng lại kích thích sự hứng thú tiếp thu bài giảng ở học sinh.

Trong chương trình Tin Học 8 sử dụng rất nhiều thuật toán, một trong những vấn đề quan trọng để tạo ra thuật toán đó chính là ý tưởng. Nếu như chúng ta không có ý tưởng nhìn nhận vấn đề đúng đắn thì không thể tạo ra thuật toán chính xác. Một trong những phương pháp để truyền đạt lại ý tưởng thuật toán cho học sinh đó là liên hệ gần gũi từ thực tế giúp học sinh hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu.

Ví dụ: hoán đổi giá trị 2 biến x, y cho nhau.

Ban đầu học sinh có thể chưa hiểu rõ công việc trên là như thế nào. Nhưng nếu như giáo viên đưa ra ý tưởng: Hãy hình dung chúng ta có 2 chiếc cốc 1 chiếc cốc đựng rượu và 1 chiếc cốc đựng nước làm sao để chiếc cốc đựng nước ban đầu sẽ đựng rượu còn chiếc cốc đựng rượu sẽ đựng nước.

Học sinh sẽ nghỉ ngay ra muốn làm được công việc trên chúng ta chỉ có thể sử dụng thêm chiếc cốc thứ 3 đóng vai trò là biến trung gian t trong đoạn chương trình sau:

t:= x;

x:= y;

y:= t;

Ví dụ: Tìm số lớn nhất trong 3 số a,b,c.

Học sinh sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng đúng cho thuật toán . Bây giờ hãy đặt ra vấn đề này cho học sinh: Chúng ta hãy đưa ra cách tìm bạn cao nhất trong 1 bàn có 3 người. Có thể học sinh sẽ đưa ra nhiều cách trong đó có 1 cách là so sánh 2 bạn ban đầu tìm người cao hơn sau đó sẽ so sánh người cao hơn với người thứ 3 sẽ tìm được người cao nhất đó chính là tư tưởng của thuật toán trên học sinh sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề và nhớ kĩ.


Var a,b,c, max : real;

Begin

If a> b then max: = a

Else max := b;

If max< c then max: = c;

Write( ‘so lon nhat la:’ ,max)

End.

Việc giáo viên sử dụng những liên hệ gần gũi từ thực tế này giúp cho quá trình dạy và học diễn ra một cách sôi nổi và hấp dẫn giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức.   

4. Chú trọng đến dạy tư duy thuật toán cho học sinh

Có thể nói mục tiêu chính của môn Tin học 8 không phải là dạy một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Ngôn ngữ lập trình Pascal được sử dụng như là công cụ để chuyển tải kiến thức văn hoá phổ thông về lập trình, về ngôn ngữ lập trình bậc cao cũng như để rèn luyên kĩ năng lập trình. Trong phạm vi văn hoá tin học phổ thông, lập trình để giải bài toán trên máy tính được hiểu theo nghĩa chuyển đổi thuật toán đã có sang chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Ngôn ngữ lập trình Pascal chỉ là ngôn ngữ để chuyển tải thuật toán nên giáo viên không nên quá đi sâu vào ngôn ngữ này mà chủ yếu vẫn là truyền đạt thuật toán cho học sinh. Đối với mỗi bài tập nào đó giáo viên cần phải yêu cầu học sinh đưa ra ý tưởng sau đó đến thuật toán, nên khuyến khích học sinh đưa ra nhiều ý tưởng và thuật toán khác nhau. Sau đó sẽ phân tích để tìm thuật toán tối ưu.

Ví dụ bài tập:

Lập trình để giải bài toán cổ sau:

Vừa gà vừa chó.

Bó lại cho tròn.

Ba mươi sáu con.

Một trăm chân chẵn.

Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại

Đối với bài toán trên chúng ta có thể có rất nhiều thuật toán tương ứng với nhiều cách khác nhau.

Cách 1:

Var cho, ga : byte;

Begin

Cho:= 1 to 36 do

Ga := 1 to 36 do

If cho* 4 + ga*2 =100 then write(‘cho=’, cho :3, ‘ga=’, ga);

End.

 

Cách 2:

Var cho: byte;

Begin

Cho:= 1 to 36 do

If cho*4 + (36 – cho) *2 =100 then

write(‘cho=’ ,cho: 4, ‘ga=’,36- cho);

End.

Cách 3:

Var cho: byte;

Begin

For cho: = 1 to 24 do

If cho*4 +(36-cho)* 2= 100 then

write(‘cho=’ ,cho: 4, ‘ga=’,36-cho);

End.

Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đi phân tích xem thuật toán nào là tối ưu nhất. Trong quá trình phân tích sẽ lôi cuốn học sinh vào tiết học một cách sôi nổi và hào hứng. Khi đi tìm một ý tưởng, thuật toán cho một bài toán nào đó học sinh không chỉ ôn tập và rèn luyện kiến thức môn Tin học mà còn là vận dụng và tổng hợp kiến thức môn Toán và rất nhiều môn học khác nhau và trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Tại sao mà biến (cho<= 24) trong cánh 3 ,vì tối đa là 100 chân mà chó có 4 chân nên tối đa là 25 con chó mà trong đó có cả gà nên tối đa chỉ có 24 con chó. Trong giờ học giáo viên nên khuyến khích học sinh đưa ra các thuật toán có thể có. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà có thể tăng độ khó của thuật toán.

Trong chương trình Tin Học của chúng ta có 2 loại câu lệnh lặp đó là For - do và While - do giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuyển đổi qua lại giữa 2 loại câu lệnh trên. Ví dụ trên chúng ta đã sử dụng For – do vậy có thể sử dụng While – do không, nếu được hãy cài đặt bằng while – do. Đến đây không chỉ đòi hỏi học sinh phải nhớ từng loại câu lệnh mà nó còn đòi hỏi sự tư duy của học sinh vì tuỳ từng bài toán mới có thể chuyển đổi chứ không phải bài nào cũng có thể.

5. Tích cực hoá hoạt động nhóm.

Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học mới. Phương pháp này tỏ ra khá nhiều ưu điểm:

Làm việc theo nhóm cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết 1 cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giáo viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự kết hợp chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm nhỏ.

 Phương pháp này thích hợp cho việc thảo luận nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích sự hợp tác của các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết 1 vấn đề. Làm việc theo nhóm thoả mãn nhu cầu học tập của cá nhân, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình người học chỉ có thể trao đổi với nhau rất ít thì làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.

Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy công việc của giáo viên trong làm việc theo nhóm là không bao giờ thừa, trái lại đó là sự cần thiết để giúp các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra giải pháp, câu trả lời trong việc giải quyết vấn đề được đưa ra.

Để thực hiện được phương pháp này giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy cụ thể và chi tiết. Dự kiến cách chia nhóm, số lượng nhóm, nhiệm vụ và thời gian thảo luận trình bày. Thiết kế bài giảng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, nhằm khuyến khích học sinh tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn.

Đặt biệt đối với môn Tin Học việc chia nhóm để thực hiện khá dễ dàng. Vì mỗi nhóm có thể viết 1 chương trình con nhỏ hay một đoạn của chương trình lớn sau đó ghép tất cả các nhóm thành một chương trình lớn. Hoặc chúng ta có thể để cho mỗi nhóm tiến hành 1 công đoạn trong công việc lập trình trên máy tính như: ý tưởng, viết chương trình, hiệu chỉnh, chạy các bộ test.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:  Sáng kiến này có thể áp dụng cho GV dạy Tin học 8 ở trường THCS.

6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Đối với nhà trường: có phòng máy tính hoạt động tốt, có máy chiếu hoặc ti vi.

Đối với giáo viên: Nắm vững kiến thức và phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt.

Đối với học sinh: Nắm vững kiến thức bài cũ, tự tin, năng động, sáng tạo

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post