Skkn Kĩ năng rèn nề nếp cho học sinh lớp 3

 


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Kĩ năng rèn nề nếp cho học sinh lớp 3.

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Chủ nhiệm)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10.9 2020

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Nói đến nghề giáo là nói đến một nghề luôn được xã hội đề cao, quí trọng và được tôn vinh là một nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí khác. Thế nhưng thực tế nghề “truyền chữ”, “trồng người” này lại không đơn giản, nhất là học sinh ở bậc tiểu học. Đây là lứa tuổi rất nhạy cảm và rất quan trọng để các em định hướng trưởng thành sau này. Chính vì thế Bác Hồ đã nói“Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ …”. Vâng theo lời Bác, ngành giáo dục luôn phấn đấu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thi đua dạy tốt, học tốt, đào tạo nguồn nhân tài có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ, xây dựng đất nước. Bên cạnh việc dạy chữ thì việc giúp học sinh có thói quen và nế nếp học tập cũng vô cùng quan trọng. Có nề nếp tốt mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một các hiệu quả. Đồng thời giúp giáo viên khi lên lớp cũng giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Vì  thế việc hình thành tốt nề nếp học tập cho học sinh hằng ngày là việc làm không thể thiếu.

5.2. Nội dung sáng kiến:

5.2.1. Thực trạng của vấn đề

Hiện nay, trong khi các nhà trường đang tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thì đa số giáo viên thường gặp những khó khăn vì tình trạng bỏ học, học sinh không thuộc bài, không chuẩn bị bài trước ở nhà, nhút nhát, không tích cực phát biểu…Tình trạng này ảnh hưởng không ít đến kết quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Tôi cứ băn khoăn mãi: “Làm thế nào để học sinh tích cực học tập?, giáo viên không dùng hình phạt mà học sinh có kết quả học tập tốt hơn, nề nếp tốt hơn”, “Có cách nào để các em hứng thú học tập, chăm học hơn?, có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Từ những lí do nêu trên đã thúc đẩy tôi đến với đề tài: “Kĩ năng rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp 3”.

Đã nhiều năm làm giáo viên giảng dạy lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.

Chính vì những nguyên nhân trên đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng dạy và học. Để nề nếp học tập của học sinh được hiệu quả hơn, theo tôi thì giáo viên cần thể hiện tốt những việc sau:

5.2.2. Các giải pháp thực hiện

a.  Đối với học sinh:

- Giúp học sinh nhận ra được: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui, nhưng vui rồi để học”, có tinh thần trách nhiệm với mọi người.

- Phối hợp với phụ huynh học sinh: Trang bị đủ sách vở, dụng cụ học tập. Kiểm tra việc chuẩn bị bài vở của con em trước khi đến lớp, kiểm tra đôn đốc thời gian học tập tại nhà.

- Tổ chức học sinh tham gia vào các hoạt động nhà trường, địa phương như:

+  Múa sân trường, thể dục giữa giờ, đầu giờ, sinh hoạt Sao Nhi đồng.

+ Thi vẽ tranh về mẹ, Nhà giáo, môi trường, dân số, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội. Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kể chuyện theo sách.

+ Tham gia đi thăm di tích lịch sử mộ ba nghìn người, tượng đài anh Kim Đồng.

b. Đối với giáo viên:

- Chọn hình thức và phương pháp dạy học đặc trưng của môn học

Giáo viên chính là người hiểu rõ nhất mảnh vườn của mình với các loại cây khác nhau, các kĩ thuật chăm sóc khác nhau và biết cách áp dụng những kĩ thuật đó để làm cho cây ra hoa kết quả. Lựa chọn hình thức và phương pháp giảng dạy cũng như thế tùy thuộc vào nội dung và mục đích cụ thể của bài mà có phương pháp dạy học phù hợp, sao cho tiết dạy không quá nặng nề nhưng lại sôi nổi, thân thiện và đạt được hiệu quả cao nhất.

- Làm tốt Công tác chủ nhiệm:

Người giáo viên làm công tác chủ nhiệm, dù ở đâu, lúc nào cũng gặp nhiều vất vả, nhất là gặp những học sinh không chăm chỉ học tập, những em chậm tiến thì quả là thử thách lớn. Vì vậy người giáo viên phải có “cái tâm với nghề” tính kiên trì, hiểu được tâm lí lứa tuổi ở trẻ, khéo léo trong ứng xử, đặc biệt là yêu trẻ.

Ngay từ đầu năm học, nhận lớp phân loại đối tượng học sinh để chia nhóm đôi. Lập các biểu điểm thi đua học tập. Tổ chức mô hình đôi bạn học tập, để các em đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ dưới hình thức “ truy bài nhóm đôi và ôn bài tập thể”. Tìm hiểu những năng lực, sở trường của các em, giao việc cho phù hợp, tạo cơ hội để các em hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng vào bản thân. Hướng các em đến niềm tin: “Mình cũng có thể học tốt như các bạn khác”. Tạo động lực để các em cố gắng. Thống nhất với phụ huynh học sinh 1 số quy định như giờ giấc ra vào lớp( vào sớm và về trễ 10 phút hàng ngày) mục đích là 10 phút đầu giờ dành cho học sinh kiểm tra chéo theo nhóm đôi việc chuẩn bị bài vở và dụng cụ học tập ở nhà, truy bài nhóm đôi sau đó đến ôn bài cả lớp như quy tắc toán học, nội dung cần nhớ của  môn Tự nhiên và xã hội, Tập đọc,…

Để làm tốt công việc này giáo viên phải đi sớm và về trễ 10 phút như học sinh để giám sát theo dõi và hỗ trợ học sinh khi cần, hơn nữa khi có giáo viên  thì học sinh sẽ làm việc với tinh thần nghiêm túc, hiệu quả hơn, tuy nhiên cũng nên tạo cho học sinh tác phong tự quản, các em tự quản lí nhau nên giáo viên chỉ đến để quan sát và rút kinh nghiệm cho học sinh nếu cần thiết là ngay cuối buổi học, còn việc không cấp bách thì để giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Cuối mỗi tuần kiểm tra  với sự kết hợp với PHHS.

 Giáo viên hướng dẫn học sinh lập vở theo dõi ( theo nhóm đôi truy bài quản lí lẫn nhau)…học sinh sẽ ghi những thiếu sót của bạn vào sổ khi kiểm tra đầu giờ cuối giờ sẽ ghi những biểu hiện trên lớp buổi học hôm đó như: phát biểu mấy lần, nói chuyện nhiều ,…

Biết rằng hiện nay sử dụng phiếu liên lạc điện tử nhưng giáo viên không thể nào nhắn tin cụ thể, chi tiết biểu hiện hàng ngày của từng học sinh được bằng chính các em giám sát, ghi nhận lại cho nhau.

Lập vở soạn bài:  Để đa số học sinh cả lớp đều coi trước bài như trả lời câu hỏi phân môn Tập đọc, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Anh …chỉ cần trả lời ngắn gọn, sai hay đúng bất kì không nhất định phải là chính xác tuyệt đối nhưng không phải qua loa đối phó. (vở này kiểm tra theo nhóm đôi đầu giờ)

Giáo viên theo dõi thường xuyên thay đổi học sinh trong các nhóm cho phù hợp (VD: em học tốt văn kèm bạn chưa đúng chính tả, viết văn, các bạn hợp tính nhau hay gần nhà nhau,…)  Tổ chức tuyên dương những nhóm tích cực, nghiêm túc trong phong trào ôn bài và truy bài, những nhóm có bạn tiến bộ.

Vào đợt kiểm tra định kỳ thì nâng cao tinh thần ôn bài nhóm đôi bám sát đề cương, giáo viên quy định ngày nào truy bài môn nào thì ngày hôm đó thực hiện, sau đó các nhóm báo cáo kết quả lên giáo viên để nắm được tình hình và có biện pháp giúp đỡ kịp thời những học sinh chưa thuộc hoặc học chưa kĩ( có thể liên lạc PHHS phụ kèm học ở nhà giáo viên hẹn kiểm tra lại ngay hôm sau, nếu có thời gian  giáo viên hay bạn yêu cầu học tại lớp,…). Đối với phân môn tập làm văn giao một vài đề hướng dẫn và cho về nhà làm, giáo viên  sữa chữa góp ý nhiều hơn các bạn khác. Môn toán những em nào quên kiến thức nào thì  giáo viên ra đề và hướng dẫn bạn kèm phụ, vì một mình  giáo viên không thể kèm cặp hoặc hướng dẫn cùng một lúc trong thời gian ngắn trên lớp với nhiều mảng kiến thức khác nhau với nhiều học sinh một lúc, có học sinh học tốt kèm phụ là lợi thế lớn, sau đó giáo viên giao thêm những dạng ấy về nhà để phụ huynh nhắc nhở học sinh luyện thêm.

Có một vài em, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi cha, mẹ, không được gia đình quan tâm đúng mức. Giáo viên hướng giúp đỡ kịp thời như : vận động nhà trường, địa phương, các bạn trong lớp tặng sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, cặp, trao học bổng để các em giảm bớt khó khăn, có niềm vui để học tập. Thắt chặt tình nghĩa thầy trò, bè bạn. Vận động gia đình động viên khuyến khích con em mình cố gắng học tập.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp : Cán bộ lớp là những người điều hành, giải quyết mọi công việc của lớp, vệ sinh, trật tự, truy bài đầu giờ. Cán bộ lớp tự tổ chức buổi sinh hoạt lớp, báo cáo các mặt hoạt động thi đua, thay mặt giáo viên tuyên dương nhắc nhở các bạn trong lớp nhất là trong những giờ sinh hoạt lớp. Hướng dẫn tổ chức cho các bạn trong lớp khởi động, ôn các bài tập phát triển chung ở các tiết thể dục. Tăng tính tích cực, khả năng tự quản của các em. Giúp cho giáo viên  quản lí lớp cụ thể chi tiết và đạt hiệu quả hơn.

Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ không đánh giá ngay. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh tiểu học đánh giá không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà đánh giá để nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối.

Qua nhiều năm đứng lớp, tôi biết rằng có những em học chưa hoàn thành bài học hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học chưa được tốt, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập.Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ... Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận, rồi la rầy các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không vội phê bình, quở trách ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.

Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn.

- Tổ chức cho học sinh sinh hoạt ngoài trời:

Lứa tuổi Tiểu học rất ham chơi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn học của học sinh. Vì thế, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích thân thiện cho học sinh là điều cần thiết. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lại được vui chơi thoả thích, biết thêm các trò chơi dân gian như: kéo co, rồng rắn lên mây, tập tầm vông. Thi đố vui, thi tìm ca dao tục ngữ, hò, vè dân gian. Kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Rèn cho học sinh có sức khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn kĩ năng sống, tính kỉ luật, hợp tác, giáo dục tình cảm yêu thầy cô, bạn bè, gia đình, quê hương, đất nước, nhớ ơn Bác.

Đây cũng chính là dịp để các em phát huy sở trường và vốn hiểu biết của mình: Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ….

- Phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các em:

Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, giúp các em không thấy cô đơn, lẻ loi, hụt hẫng, là động lực để các em vượt qua khó khăn. Vì thế chúng ta cần quyết tâm “nối nhịp cầu giáo dục” với cha mẹ các em, đi đến thống nhất cách giáo dục an toàn, hiệu quả nhất.

Thông qua tin nhắn riêng và phiếu báo kết quả học sinh trên Vnedu: thông báo kết quả học tập, theo dõi ngày nghỉ, nhận xét cụ thể về tình hình học tập của từng em. Tổ chức họp PHHS ít nhất mỗi năm 3 lần trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của PHHS, thông báo những qui định, phương pháp giáo dục, mục tiêu cụ thể của nhà trường đối với học sinh.

- Xây dựng mối quan hệ bạn bè

Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò. Những em nữ thì hay dỗi hay hờn giận. Còn các em nam thì hăm he đánh nhau. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh.

- Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh

Là dịp để giáo viên và học sinh thân thiện nhau hơn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức, giáo dục kĩ năng sống.

- Trò chơi khởi động: Tùy thuộc vào nội dung bài mà học sinh lựa chọn trò chơi hoặc bài hát liên hệ  bài mới  nhẹ nhàng, hấp dẫn.

- Trò chơi củng cố: Chọn những trò chơi nhẹ nhàng, bao quát kiến thức.

- Tổ chức sinh hoạt tập thể còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.

Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.

- Trò chơi học tập: Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...Thông qua các hoạt  động  này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.

-  Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà.

Ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi hỏi thăm về góc học tập của các em tại gia đình và phân tích để họ hiểu rằng góc học tập là nơi để các em học bài, nghiên cứu bài và làm bài tập ở nhà để phụ huynh thấy ích lợi của góc học tập rồi khuyến khích phụ huynh bố trí góc học tập cho con em mình. Tôi hướng dẫn học sinh cách sắp xếp tập vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, tiện lợi và trang trí góc học tập bằng cách cắt gấp những bông hoa, lọ hoa bằng giấy để trưng

Có góc học tập sẽ giúp các em hứng thú và có y thức cao hơn trong việc học ở nhà. Ngoài ra, góc học tập còn là nơi để các em rèn luyện tính cẩn thận, ngăn nắp và phát triển óc thẩm mĩ của bản thân. Phụ huynh chỉ cần mua cho con em của mình một cái bàn và một cái nghế nhựa (như kiểu bàn ghế ở các quán nước nhỏ cũng được) hoặc mua một cái bàn nhỏ theo kiểu để trong mùng học cho khỏi bị muỗi đốt.Có thể vận động đoàn thanh niên trong trường nhặt ván từ bàn ghế của trường đã hỏng đóng thành kệ hoặc bàn nhỏ tạo góc học tập cho các em, hoặc vận động những gia đình có con đã lớn ủng hộ bàn ghế nhỏ lại cho các em  có hoàn cảnh khó khăn, hay chưa được phụ huynh quan tâm

         Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cách lập thời gian biểu sao cho khoa học phù hợp điều kiện gia đình cho các em

Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến những bạn học chậm hoặc chưa có ý thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn liên lạc qua điện thoại với phụ huynh để nắm tình hình và nhờ phụ huynh giám sát, bảo ban phần học ở nhà. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Phương pháp này có thể áp dụng cho toàn thể học sinh khối 3, 4, 5 ở trường Tiểu học An Lộc A và học sinh khối 3,4,5 trong toàn địa bàn thị xã Bình Long.

6. Những thông tin cần được bảo mật: Không

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui,…phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận, giúp các em nắm chắc kiến thức. Sau mỗi bài giải, học sinh phải biết xem xét lại kết quả mình làm để giúp các em tự tin hơn. Phải kết hợp với gia đình trong việc nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc việc học tập  của các em .

8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:

a. Kết quả đạt được:

Gần một năm đưa ra sáng kiến này, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, các em tích cực học tập, chủ động, linh hoạt hơn, có ý thức tự giác học tập cao, đi vào nề nếp một cách thuần thục, nhuần nhuyễn, tinh thần hợp tác và đoàn kết tốt. Nhiều học sinh trước kia còn nhút nhát nay đã mạnh dạn phát biểu, đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận. Đa số các em đều tham gia trong hoạt động, học tập,vui chơi tích cực, sôi nổi. Học sinh tự giác kiểm tra bài, ôn luyện, đố nhau về kiến thức đã học được trong giờ ra chơi. Giúp nhau làm vệ sinh lớp, giúp nhau trong học tập, Hỗ trợ cho các em chưa hoàn thành trong lớp, đầu giờ, giờ ra chơi. 97 % các em có góc học tập và áp dụng thời gian biểu tốt, không còn học sinh không thuộc bài khi đến lớp,...

- Hình thành sở thích đọc truyện, đọc sách trong giờ giải lao.

- Học sinh trong lớp tự quản lí, nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội qui của trường, của lớp, học sinh tự tiến hành sinh hoạt lớp dưới sự cố vấn của giáo viên.

- 100 % học sinh có ý thức đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.

- 100 % học sinh có ý thức tự quản tốt.

- 100 %  học sinh biết giữ gìn cảnh quan sư phạm, luôn giữ vệ sinh cá nhân cũng như trường, lớp học sạch sẽ.

- 100 % học sinh biết yêu thương đoàn kết, không trêu chọc bạn bè, không nghịch bẩn, luôn mặc đồng phục khi đến trường.

- 100 % học sinh có ý thức chăm học ở lớp cũng như ở nhà.

- Kết quả học kỳ I lớp không có học sinh Chưa hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục và không có học sinh  cần cố gắng về Năng lực – Phẩm chất. Cụ thể như sau:

+ Các môn học và hoạt động giáo dục

 

Năm học

2020-2021

( CKI)

TS

HS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

TS

%

TS

%

TS

%

Tiếng Việt

38

34

89,5

4

10,5

 

 

Toán

38

33

86,8

5

13,2

 

 

Tiếng Anh

38

29

76,3

9

23,7

 

 

Tin học

38

33

86,8

5

13,2

 

 

TN & XH

38

34

89,5

4

10,5

 

 

Đạo đức

38

33

86,8

5

13,2

 

 

Thủ công

38

29

76,3

9

23,7

 

 

Mĩ thuật

38

33

86,8

5

13,2

 

 

Âm nhạc

38

20

52,6

18

47,4

 

 

Thể dục

38

29

76,3

9

23,7

 

 

 

+ Năng lực và Phẩm chất

 

- Năng lực:

 

Năng lực

TSHS

Tốt

%

Đạt

%

Cần cố gắng

%

Tự phục vụ, tự quản

38

34

89,5

4

10,5

 

 

Hợp tác

38

34

89,5

4

10,5

 

 

 

Tự học và giải quyết vấn đề

38

34

89,5

4

10,5

 

 

 

-  Phẩm chất

 

Phẩm chất

TSHS

Tốt

%

Đạt

%

Cần cố gắng

%

Chăm học, chăm làm

38

34

89,5

4

10,5

 

 

Tự tin, trách nhiệm

38

34

89,5

4

10,5

 

 

Trung thực, kỉ luật

38

36

84,7

2

5,3

 

 

Đoàn kết yêu thương

38

36

84,7

2

5,3

 

 

 

 

b. Bài học kinh nghiệm:

 

- Giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện, đầu tư cao cho công  tác giảng dạy, nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Cần chịu khó học hỏi, tìm tòi, đổi mới, phối hợp hài hòa các phương pháp, vận dụng đổi mới các hình thức dạy học phù hợp, tăng tính sư phạm, giảm nhàn chán. Làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu chuyên môn, học tập trao đổi chuyên môn trong tổ và các tài liệu có liên quan.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Lên kế hoạch hỗ trợ học sinh chưa hoàn thành trong mỗi tiết dạy, đầu hoặc cuối tiết học.

- Nghiên cứu tâm lí lứa tuổi, tạo môi trường thật sự thân thiện, từ việc trang trí lớp đến việc giảng dạy và các hoạt động ngoài giờ, để phát huy hiệu quả nhất tính tích cực, tự giác của mỗi học sinh.

- Nhẹ nhàng uốn nắn, sửa sai cho học sinh. Kịp thời tuyên dương khi thấy các em tiến bộ dù là rất nhỏ, để các em tự tin hơn, vượt qua những mặc cảm tự ti.

         - Giáo viên cần bao dung và công tâm trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Giáo viên đồng thời là người thầy, người mẹ, người bạn cho học sinh khi cần được dạy dỗ, khi muốn được che chở, khi cần được chia sẻ.

- Tạo điều kiện cho các em hòa nhập với bạn bè trong lớp, ở trường và cộng đồng.

- Phối hợp PHHS thống nhất quan điểm giáo dục.

- Tận dụng tối đa những điều kiện sẵn có để phát triển giáo dục.

- Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của trường, địa phương và PHHS để phục vụ cho hoạt động học tập của học sinh và công tác giáo dục.

 

Previous Post Next Post