Skkn Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh mũi nhọn lớp 2

 


1. Tình trạng giải pháp đã biết:

          a. Đối với người giáo viên chủ nhiệm:

          - Việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn, là những hạt giống nhân tài cho đất nước là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Trong vài năm gần đây nhà trường đã có được những thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng học sinh mũi nhọn. Song nhà trường cũng gặp những khó khăn nhất định, kết quả thực sự chưa đáp ứng với mục tiêu đề ra.    

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng có phần bị hạn chế.

- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh năng khiếu đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy, cô giáo tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh mũi nhọn”

          b. Đối với học sinh:

           Tôi xem học sinh mũi nhọn của năm học trước cụ thể của từng em sau đó tôi tiếp tục phối hợp giáo viên bộ môn để bồi dưỡng các em. Tôi thường tâm sự với học sinh ngoài giờ học, cô trò trao đổi gần gũi động viên các em tiến bộ.

            c. Đối với phụ huynh:

          Thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh cùng phối hợp giáo viên để bồi dưỡng học sinh năng khiếu có hiệu quả. Phụ huynh tạo điều kiện để các em phát triển năng khiếu của mình.

2. Nội dung của giải pháp:

2.1. Đầu tư tham gia các phong trào mũi nhọn do nhà trường tổ chức

Từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: vở sạch chữ đẹp, vẽ tranh, hát múa, kể chuyện, Tiếng Anh,....

- Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên.

          - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đối mặt trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức. Những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá.

 - Tóm lại dù với đối tượng nào bản  thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục học sinh đạt hiệu quả.

2.2. Giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng môn Toán phải có tinh thần trách nhiệm:

 Giáo viên phải có lòng nhiệt tình với học sinh hết lòng dạy dỗ giáo dục các em để các em trở thành những con người có ích cho xã hội.

+ Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp và bạn bè để nâng cao tay nghề.

+ Chọn lựa các loại sách để chọn ra các dạng toán cơ bản điển hình dạy cho các em. Chỉ cho các em cách học phù hợp, hấp dẫn qua Internet, Tiếng Anh, đấu trường toán học,…

+ Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với từng dạng toán khác nhau để giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu.

+ Dạy học sinh theo từng dạng từng chuyên đề cụ thể để cho học sinh nắm chắc rồi ôn tập cũng cố hệ thống lại tất cả các dạng đó rồi cho học sinh ôn tập với các dạng đề toán hoặc dạy một số đề toán của những năm trước.

+ Giáo viên dạy các bài toán sẽ dạy thật kỹ trước khi dạy cho học sinh để có thể tìm ra cách giải dễ hiểu nhất dễ giải một cách nhanh nhất.

+ Phải sát sao với học sinh để có thể nhận thấy các dạng mà học sinh chưa nắm hoặc còn lơ mơ để giải lại hoặc tăng cường bài tập ứng dụng

2.3. Đối với học sinh

- Động viên khích lệ học sinh kịp thời để kích thích sự tìm tòi sáng tạo

cho các em.

- Trước khi giải toán phải đọc kỹ đề bài phân tích các dữ kiện đầu bài cho và phải tìm gì? để tìm ra cách giải.

Muốn học sinh giỏi toán thì không chỉ có những biện pháp như trên mà còn cần có nhiều biện pháp khác nữa như đối với giáo viên trực tiếp dạy các kiến thức theo đại trà cũng cần cố gắng vì các em có giỏi các kiến thức cơ bản thì mới có thể học nâng cao thêm được hoặc gia đình là một yếu tốt rất quan trọng để thúc đẩy các em học giỏi.

2.4. Giáo dục học sinh có năng khiếu Tiếng Việt.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên chủ nhiệm phát hiện học sinh viết chữ đẹp. Giáo viên khuyến khích học sinh phải rèn luyện hàng ngày, động viên các em viết chữ đẹp là rèn tính người, trong mỗi giờ học, luôn khen ngợi  tuyên dương hằng ngày làm động lực cho các em phấn đấu. Các em có thể tìm trên mạng tài liệu học tập cách hướng dẫn viết chữ đẹp. Ngoài việc học ở lớp các em phải phát triển năng lực của bản thân của mình như là tự rèn luyện, đưa vào câu lập bộ rèn luyện như một tuần một buổi hoặc một tháng một buổi, rèn luyện lúc đầu chữ hoa sau đó nâng lên chữ sáng tạo…

Rèn chữ viết đẹp cho học sinh phải được chú ý trong khi các em viết ở tất cả các môn học không chỉ riêng Tập viết và Chính tả, để giúp các em học sinh viết đúng quy định, rõ ràng, đều nét, viết liền mạch, viết đẹp và đạt tốc độ yêu cầu

Ngoài ra tôi thường xuyên sưu tầm các bài viết đẹp giới thiệu cho học sinh, cho các em quan sát, nhận xét từ đó giúp các em tự học hỏi và rèn chữ viết cho mình.

Để thực hiện các giải pháp, biện pháp trên đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, rèn luyện hàng ngày cho học sinh, uốn nắn và kịp thời giúp đỡ học sinh, lập kế hoạch rèn chữ viết cho học sinh một cách phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.

2.5. Giáo dục học sinh có năng khiếu mĩ thuật và âm nhạc.

Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn có trách nhiệm bồi dưỡng thường xuyên thông qua các tiết dạy chính khoá, các tiết luyện tập buổi hai, các giờ hướng dẫn tự học. Trong mỗi bài soạn, dạy giáo viên thiết kế một số câu hỏi, bài tập nhằm phát triển tư duy, sáng tạo, mở rộng kiến thức dành riêng cho các đối tượng này.

Đối với học sinh có năng khiếu môn Âm nhạc, Mĩ thuật, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh tổ chức bồi dưỡng thêm ngoài giờ lên lớp (vào thứ bảy hoặc cuối các buổi học). Phối hợp với phụ huynh bồi dưỡng, luyện tập cho các em ở nhà.

          2.6. Công tác thi đua khen thưởng.

Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là cách thức khen thưởng. Cần phải được tổ chức khen thưởng một cách trang trọng đảm bảo trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được:

* Đối với học sinh:

Sau mỗi kỳ thi học sinh năng khiếu, học sinh đạt được tuyên dương dưới sinh hoạt dưới cờ và cuối năm được tặng giấy khen, tiền thưởng và tập vở, nhà trường  thưởng các em đạt giải một cách trang trọng, tiết kiệm. Những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu.

*Đối với giáo viên:

Trước hết, mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, của phụ huynh học sinh và bạn bè, đồng nghiệp.

Công tác khen thưởng đối với học sinh và giáo viên là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3. Khả năng áp dụng giải pháp:

Bồi dưỡng học sinh mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn của lớp và nhà trường

          4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.

          Qua thời gian thực hiện "Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh mũi nhọn" tôi đã thu được những kết quả sau:

          Lớp thi “Em hát lời yêu thương” chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đạt giải nhất, 1 học sinh thi vẽ tranh cấp huyện đạt giải khuyến khích, 1 học sinh đạt giải nhất thi “ Bàn tay xinh ”chào mừng Ngày nhà Giáo Việt Nam 20/11, 1 học sinh thi toán vioedu được thư khen tặng vào tóp 100. Lớp thường xuyên đạt giải I giải II trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

          Ngoài thành tích học tập trên lớp tôi còn đạt nhiều thành tích khác

          Trong năm học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 26 em.

           Học sinh khen thưởng: 11 em Đạt thành tích tiêu biểu trong học tập và rèn luyện.

           Hoàn thành sớm và tham gia 100% các loại ủng hộ. Duy trì được sĩ số HS 100% (26/26em)

           Phẩm chất: Thực hiện tốt  100%...

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post