Skkn Phát huy năng lực của ban cán sự lớp 8

 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiếnPhát huy năng lực của ban cán sự lớp

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: “Phát huy năng lực của ban cán sự lớp”

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  giáo dục(chủ nhiệm)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 3 tháng 9 năm 2020

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

        5.1. Tính mới của sáng kiến:

Như chúng ta đã biết người giáo viên không chỉ làm tốt công tác truyền thụ kiến thức mà còn phải làm tốt nhiều công tác khác trong nhà trường. Trong đó có công tác chủ nhiệm. Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì vai trò ban cán sự lớp là vô cùng quan trọng. Ở các lớp 6,7 THCS GVCN thường cho rằng các em còn quá nhỏ tính tự quản chưa cao, khả năng lãnh đạo còn hạn chế. Các em thường hay ngại ngùng e dè, chưa tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể. Khi có bạn hay chống đối thì các em thấy buồn,  tự ái và không muốn làm thậm chí gặp giáo viên chủ nhiệm xin nghỉ làm cán sự lớp. Trong công tác điều hành, quản lý lớp sự phối kết hợp của ban cán sự lớp chưa  thực sự chặt chẽ, chưa xác định được nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm với nhiệm  của ban cán sự lớp, đôi khi còn mải chơi quên đi nhiệm vụ của mình. Trong công tác chủ nhiệm một số giáo viên thực sự chưa quan tâm nhiều đến công tác chủ nhiệm nhất là vấn đề điều hành quản lý lớp của ban cán sự. Hơn thế nữa giáo viên thường chú trọng về kiến thức bộ môn dạy của mình. Một số giáo viên chỉ có một hoặc hai tiết ở lớp chủ nhiệm nên không thường xuyên hàng ngày theo dõi nắm bắt hết được tình hình học sinh lớp. Bên cạnh đó một số phụ huynh cũng không thích con em mình làm ban cán sự lớp vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Do đó công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế  trong các tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm hay làm thay công việc của ban cán sự lớp sợ các em không tự điều hành được tiết sinh hoạt lớp. vậy làm thế nào để các em  chủ động công tác tự quản của ban cán sự lớp đồng thời các em có cơ hội để phát huy năng lực của mình trong công tác quản lý lớp. Năm nay tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 8a3 trường THCS, lớp tôi cũng vướng vào thực trạng như trên. Vì vậy hôm nay tôi xin trình bày nội dung

        5.2. Nội dung sáng kiến:

1.               Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Giải pháp thứ nhất : Tìm hiểu học sinh

 Sau khi nhận được phân công lớp chủ nhiệm, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu tình hình chung của cả lớp. Tôi chú ý đến năng lực quản lí lớp của từng em trong ban cán sự cũ.

             Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thông qua đó nhiều em bộc lộ được năng lực của mình.

Giải pháp thứ 2: Bầu Ban cán sự lớp

Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm ban cán sự các em sẽ quản lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp.

Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm. Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền“ dân chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.

Sau khi bầu cử và chọn được ban cán sự lớp, tôi mời các em ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện. Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình, ví dụ: Nếu làm ban cán sự  tôi sẽ đưa lớp mình học tốt và tham gia tích cực các hoạt động khác hay tôi nhất định hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập,… Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ ủng hộ bạn trong quá trình làm nhiệm vụ.

Giải pháp thứ 3: Phát huy năng lực của ban cán sự lớp thông qua các hoạt động.

Thông qua các hoạt động, tôi giao nhiệm vụ và hướng dẫn ban cán sự lớp làm việc để các em phát huy khả năng lãnh đạo của mình. Cụ thể:

a. Nhiệm vụ của lớp trưởng:

- Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp, ghi chép sổ theo dõi đầy đủ(GVCN cung cấp sổ).

- Theo dõi sĩ số các buổi học, bạn nào vắng có phép, không phép.

- Tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần.

- Tổng hợp kết quả thi đua, điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần, đưa ra phương hướng tuần, tháng tiếp theo.

- Điều khiển xếp hàng ra, vào lớp, thể dục giữa giờ.

b. Nhiệm vụ của lớp phó học tập:

- Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập, bao gồm:

+ Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng quản lí lớp.

+ Theo dõi những trường hợp đi học muộn, nhắc nhở.

+ Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép.

+ Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập, làm bài chưa đầy đủ.

+ Phối hợp với các tổ trưởng giúp đỡ những bạn học chưa tốt(Xây dựng đôi bạn học tốt)

+ Theo dõi việc thực hiện việc soạn bài vào vở tự học trước khi đến lớp.

- Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần.

c. Lớp phó lao động:

- Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề lao động.

+ Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó quản lí lớp.

+ Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng nhóm, báo cáo giáo viên Chủ nhiệm.

+ Theo dõi, điều khiển việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công, chuẩn bị dụng cụ lao động, phân công cho các tổ nhiệm vụ cụ thể, sau đó nghiệm thu công việc.

+ Phối hợp lớp trưởng điều khiển xếp hàng ra vào lớp và thể dục.

+ Nhắc nhóm trực đóng cửa trước khi ra về.

+ Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần.

d. Lớp phó Văn –Thể - Mỹ

- Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề Văn – Thể- Mỹ:

+ Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó quản lí lớp.

- Theo dõi tình hình thực hiện các buổi tập thể dục .

- Chuẩn bị các bài hát hoặc tiết mục văn nghệ cho các đợt thi đua chào mừng các ngày Lễ, Tết.

- Theo dõi và kịp thời báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm những bạn ốm đau.

- Báo cáo cho lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực vào cuối tuần.

e. Tổ trưởng:

 Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp học tập, rèn luyện của các thành viên trong tổ:

+ Kiểm tra việc học bài, soạn bài vào vở tự học trước khi đi học.

+ Theo dõi việc làm bài ở nhà và nộp vở đầy đủ cho giáo viên.

+ Nhắc nhở các bạn học yếu kém, mất trật tự.

+ Phân công trực nhật lớp, của trường.

- Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ.

- Phân chia nhiệm vụ cho bạn.

- Tổng hợp hoạt động của tổ và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần.

* Phong trào thi đua: Lớp trưởng, lớp phó đưa ra kế hoạch cụ thể và phối hợp với các tổ trưởng để các tổ viên cùng thực hiện.

*Hoạt động ngoại khoá: Lớp trưởng làm chỉ huy chia lớp thành các tổ và các tổ trưởng. Các tổ trưởng hướng dẫn đội của mình tham gia hoạt động. Từ đó tạo tính thi đua giữa các tổ.

 Hay trong tiết hoạt động tập thể đầu tiên, tôi hướng dẫn tỉ mỉ ban cán sự lớp cách tổ chức lớp: Làm gì và làm như thế nào để các em không thấy bỡ ngỡ khi tự mình tiến hành. Từ tuần thứ hai trở đi tôi để các em tự tổ chức điều khiển để các em mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp.

Giải pháp thứ 4: Khen thưởng công khai, khiển trách nhẹ nhàng.

Trong học tập, em nào tích cực và có tiến bộ GVCN thưởng tập. Các em sẽ rất vui và cùng nhau thi đua trong học tập. Như vậy nề nếp học tập của cả lớp sẽ tốt hơn và công việc của lớp phó học tập cũng như các tổ trưởng sẽ thuận lợi rất nhiều.

Cuối tháng, GVCN cho các em bình chọn “Tổ trưởng tiêu biểu nhất” của tháng. Tổ nào thực hiện tốt thì tổ trưởng được bầu là Tổ trưởng tiêu biểu. Tổ nào thực hiện chưa tốt thì tổ trưởng tổ khác chỉ ra khuyết điểm và giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng trước lớp để các em cố gắng phấn đấu ở tuần sau. Điều này khích lệ tinh thần làm việc mang tính thi đua của các tổ trưởng. Trong tháng nếu lớp 4 lần được hoàn thành tốt thì lớp trưởng và lớp phó cũng được khen thưởng.

Giải pháp thứ 5: Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và trò - trò

             GVCN luôn lắng nghe những thắc mắc của các em. Công việc GVCN giao trên tinh thần thầy phân công- trò hợp tác để các em thấy được công việc mình làm là không bắt buộc. GVCN luôn khuyến khích các em mạnh dạn kiến nghị, đề xuất. Nếu hợp lí tôi làm theo cách của các em. Như vậy các em sẽ thấy vai trò của mình thật quan trọng và các em càng cố gắng hơn.

Tôi chú ý đến việc tạo mối quan hệ tốt giữa trò với trò. Khi các em hiểu nhau thì sẽ hợp tác trong mọi công việc. Khi tham gia các trò chơi vận động hoặc các hoạt động ngoại khóa tôi thường cho các em tham gia tập thể để các em có tinh thần đoàn kết và hiểu nhau hơn.

1.   Hiệu quả của các biện pháp thực hiện:

           Ban cán sự lớp mạnh dạn hơn trong lãnh đạo và quản lí lớp tốt hơn, biết lo lắng và chủ động thực hiện mọi hoạt động của lớp. Điều hay là các biết phát huy được vai trò làm chủ, thậm chí còn nhận ra những khiếm khuyết của mình khi chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc khi có vi phạm thì sửa ngay.

          Lớp học có tinh thần tự quản cao; học sinh tự tin mạnh dạn chủ động trước giáo viên và tập thể; Nhiều em trong lớp có cơ hội thể hiện năng lực của mình; rèn kĩ năng lãnh đạo và muốn được làm lãnh đạo của các em.

 

           Nề nếp tác phong: chấp hành tốt nội quy của trường, lớp. Các em đi học đúng giờ, duy trì hoạt động truy bài  5 phút đầu giờ hiệu quả, vệ sinh trường, lớp tốt, không có học sinh nào vi phạm đạo đức tác phong, trong học kì qua lớp được bên đội xếp là chi đội vững mạnh,

 Nề nếp học tập: Xây dựng được 5 đôi bạn cùng tiến ở môn Anh Văn, môn Toán;  100% các em chuẩn bị bài, học bài trước khi đến lớp được giáo viên bộ môn đánh giá là lớp học sôi nổi, hăng hái phát biểu bài. Cuối kì vừa qua đạt 6 HSG cấp thị xã, 39/42 HSG, 3 HSTT

 Các phong trào thi đua: Heo đất tình thương là 1260 ngàn đồng, giải nhất vẽ tranh nón, cuộc thi thiết kế lồng đèn trung thu đạt giải 3. Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung 550 ngàn, 4 bộ sách giáo khoa, 100 cuốn tập. Nghĩa tình biên giới 420.000đ, Công trình thanh thiếu niên cấp cấp thị 210.000đ….

Hoạt động ngoại khóa: Đạt giải nhất thuyết trình môn tiếng anh chủ đề covid 19 (em Bao hà Bảo Vy, Nguyễn Thị Ngọc Trang),  giải nhất thi kể chuyện về Bác(Nguyễn Thị Ngọc Trang), Tham gia nhiệt tình buổi ngoại khóa phòng cháy chữa cháy…

2.   Hiệu quả của các biện pháp thực hiện:

           Ban cán sự lớp mạnh dạn hơn trong lãnh đạo và quản lí lớp tốt hơn, biết lo lắng và chủ động thực hiện mọi hoạt động của lớp. Điều hay là các biết phát huy được vai trò làm chủ, thậm chí còn nhận ra những khiếm khuyết của mình khi chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc khi có vi phạm thì sửa ngay.

          Lớp học có tinh thần tự quản cao; học sinh tự tin mạnh dạn chủ động trước giáo viên và tập thể; Nhiều em trong lớp có cơ hội thể hiện năng lực của mình; rèn kĩ năng lãnh đạo và muốn được làm lãnh đạo của các em.

           Nề nếp tác phong: chấp hành tốt nội quy của trường, lớp. Các em đi học đúng giờ, duy trì hoạt động truy bài  5 phút đầu giờ hiệu quả, vệ sinh trường, lớp tốt, không có học sinh nào vi phạm đạo đức tác phong, trong học kì qua lớp được bên đội xếp là chi đội vững mạnh,

 Nề nếp học tập: Xây dựng được 5 đôi bạn cùng tiến ở môn Anh Văn, môn Toán;  100% các em chuẩn bị bài, học bài trước khi đến lớp được giáo viên bộ môn đánh giá là lớp học sôi nổi, hăng hái phát biểu bài. Cuối kì vừa qua  đạt 6 HSG cấp thị xã, 39/42 HSG, 3 HSTT

 Các phong trào thi đua: Heo đất tình thương là 1260 ngàn đồng, giải nhất vẽ tranh nón, cuộc thi thiết kế lồng đèn trung thu đạt giải 3. Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung 550 ngàn, 4 bộ sách giáo khoa, 100 cuốn tập. Nghĩa tình biên giới 420.000đ, Công trình thanh thiếu niên cấp cấp thị 210.000đ….

Hoạt động ngoại khóa: Đạt giải nhất thuyết trình môn tiếng anh chủ đề covid 19 (em Bao hà Bảo Vy, Nguyễn Thị Ngọc Trang), giải nhất thi kể chuyện về Bác (Nguyễn Thị Ngọc Trang), Tham gia nhiệt tình buổi ngoại khóa phòng cháy chữa cháy…

   5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

-         Sáng kiến có thể áp dụng cho tại đơn vị trường THCS An Lộc.

6. Những thông tin cần được bảo mật: không có

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Để phát huy được hiệu quả của các giải pháp trong sáng kiến thì cần có các điều kiện sau:

-         GV cần nắm vững nhiệm vụ công tác chủ nhiệm.

-         Lên kê hoạch chủ nhiệm theo tuần, tháng, năm.

-         Liên hệ với GVCN năm học trước để nắm tình hình của lớp và nắm từng hoàn cảnh của học sinh.

-         Bầu ban cán sự lớp trên tinh thần dân chủ.

-         Họp ban cán sự phân công nhiệm vụ từng thành viên và thống nhất cách thức hoạt động.

-         GVCN thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin học sinh giáo viện qua bộ môn, các tổ chức trong nhà trường.

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả.

 - Bản thân GVCN phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ trách nhiệm của người GVCN như theo dõi, quan tâm sát sao với mọi hoạt động của lớp nhất là hoạt động của ban cán sự lớp.

- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ ban cán sự lớp trong mọi hoạt động.

- Phối kết hợp với GVBM và tổng phụ trách đội trong mọi hoạt động của lớp, của trường.

- GVCN đa dạng hóa các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học nói chung và ban cán sự lớp nói riêng.

- Xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện nhưng phải nguyên tắc.

9. Đánh giá lợi ích thu được thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.

 

Previous Post Next Post