Kế hoạch bài dạy, bài giảng powerpoint địa lí 7 kết nối tri thức cả năm

Từ khóa: Kế hoạch bài dạy địa lí 7, Kế hoạch bài dạy địa lí 7 kết nối tri thức, Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức, Bài giảng powerpoint địa lí 7 kết nối tri thức.

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Kế hoạch bài dạy, bài giảng powerpoint địa lí 7 kết nối tri thức cả năm.

Tài liệu gồm Kế hoạch bài giảng (giáo án) theo mẫu cv5512 mới nhất, bài giảng powerpoint được soạn kĩ lưỡng, ý tưởng phong phú, đa dạng, thu hút người xem.

Tài liệu được chia thành từng bài, giúp thầy cô dễ tham khảo.

Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô trong việc biên soạn chuẩn bị cho năm học mới, sách mới thuộc chương trình 2018, bộ sách kết nối tri thức môn Địa lí lớp 7.

Chương 2: Châu Á

Bài 7: BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á, CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á

(03 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh học về:

- Xác định được trên bàn đồ chính trị các khu vực của châu Á.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á.

- Biết cách sử dụng bản đồ để phân tích các đặc điểm tự nhiên của từng khu vực.

2. Năng lực

- Năng lực Địa lí:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được từng khu vực của Châu Á, đặc điểm đặc trưng của mỗi khu vực.

- Năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,...

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm mảnh ghép

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm

3. Phẩm chất

-  Có những hiểu biết đúng đắn về các khu vực của châu Á.

- Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.

- Có trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bản đồ chính trị châu Á.

- Bản đồ tự nhiên của từng khu vực châu Á.

- Các hình ảnh, clip về tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực châu Á.

- Phiếu học tập.

- Sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (....... phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới.

b) Nội dung: Quan sát, lắng nghe video, trả lời câu hỏi:

c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chiếu video và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh quan sát theo dõi video và trả lời cá nhân.

- Báo cáo, thảo luận:

+ GV định hướng cho các em, mở rộng nội dung để tạo tính hứng thú.

+ Khuyến khích động viên các em mạnh dạn đưa ra câu trả lời.

- Kết luận, nhận định:

+ GV khen ngợi phần trả lời, làm bài của HS.

+ Dẫn dắt vào bài mới: Thiên nhiên châu Á phân hoá vô cùng đa dạng. Mỗi khu vực của châu Á lại có cảnh sắc thiên nhiên khác nhau, điếu đó tạo nên những nét văn hoá riêng biệt của từng khu vực. Châu Á có những khu vực nào? Chúng ta cùng  tìm hiểu bài 7.

2. Hình thành kiến thức mới (75 phút)

Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á

a) Mục tiêu:

- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.

b) Nội dung: Xác định được các khu vực của châu Á trên bản đồ hình 1.

c) Sản phẩm:

- Học sinh xác định được trên bản đồ các khu vực của châu Á: Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát hình : bản đồ chính trị châu Á, kết hợp nghiên cứu bảng 1 và thông tin trong sgk: Xác định các khu vực châu Á?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Gv: gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Hs: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

-         Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Hs: Trình bày kết quả.

Gv: Lắng nghe, quan sát phần chỉ bản đồ của học sinh và gọi học sinh khác nhận xét.

-         Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

Hs: Lắng nghe, ghi bài.

1. Bản đồ chính trị châu Á

- Châu Á gồm 49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Trên bản đồ chính trị, Châu Á được phân chia thành 6 khu vực: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Trung Á.

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC KHU VỰC THUỘC CHÂU Á

a. Mục tiêu

-        Trình bày được đặc điểm tự nhiên của các khu vực thuộc châu Á

-        Biết cách sử dụng bản đồ để nhận biết các đặc điểm tự nhiên của khu vực.

b. Nội dung

- Hoạt động nhóm: Dựa vào hình 2 và thông tin trong mục 2 hãy nêu một số đặc điểm của tự nhiên của các khu vực thuộc châu Á.

c. Sản phẩm

- Thông tin phản hồi phiếu học tập

- Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Bước 1: Giao nhiệm vụ -

Nhiệm vụ 1- Hoạt động nhóm: Dựa vào hình 2,3,4,5,6,7,8 và thông tin trong mục 2, các em hãy trao đổi để hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:

Nội dung

Bắc Á

N1

Trung Á

N2

Tây Á

N3

Đông Á

N4

Nam Á

N5

Đông Nam Á

N6

Phạm vi lãnh thổ, địa hình

 

 

 

 

 

 

Khí hậu

 

 

 

 

 

 

Khoáng sản

 

 

 

 

 

 

Sông ngòi

 

 

 

 

 

 

Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

 

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Gv: gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Hs: Thực hiện nhiệm vụ nhóm.

-         Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Hs: Trình bày kết quả theo nhóm.

Gv: Lắng nghe và gọi học sinh nhóm khác nhận xét.

-         Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

Hs: Lắng nghe, ghi bài.

2. Các khu vực thuộc châu Á

 

Các khu vực

Bắc Á

 

Trung Á

 

Tây Á

 

Đông Á

 

Nam Á

 

Đông Nam Á

Phạm vi lãnh thổ, địa hình

Gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với ba bộ phận: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia, miến núi Đông Xi-bia.

- Á Là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương, có diện tích trên 4 triệu km2.

- Thấp dần từ đông sang tây: phía đông là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai; phía tây là cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi; ở trung tâm là hồ A-ran.

- Gồm bán đảo A ráp, bán đáo Tiểu Á, đổng bằng Lưỡng Hà.

- Địa hình có nhiều núi và sơn nguyên.

11,5 triệu km2, gồm phần đất liến và hải đảo. Phần đất liến chiếm hơn 96% diện tích, địa hình đa dạng: phía tây có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao, các bồn địa rộng lớn; phía đông có nhiều núi trung bình, thấp và đồng bằng rộng. Phần hải đảo có địa hình phần lớn là đổi núi; có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.

7 triệu km2.

 Địa hình bao gồm: hệ thống núi Hi-ma lay-a chạy theo hướng tây bắc - đông nam ở phía bắc; sơn nguyên I-ran ở phía tây; sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng ở phía nam; ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng.

- Diện tích 4,5 triệu km2, gồm hai phần: phần đất liến (ban đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai)

- Phần đất liền có các dãy núi cao trung bình hướng bắc - nam và đông bắc - tây nam, xen kẽ là các thung lũng, sông cắt xẻ sâu, làm địa hình bị chia cắt mạnh. Đổng bằng phù sa phân bố ở ven biển và hạ lưu các sông.

+ Phần hải đảo có nhiều đồi, núi, ít đồng bằng, nhiều núi lửa hoạt động và thương xảy ra động đất, sóng thần.

 

Khí hậu

Lạnh giá khắc nghiệt, mang tính lục địa sâu sắc

Ôn đới lục địa khô. Lượng mưa rất thấp, khoảng 300 - 400 mm/năm.

Khí hậu khô hạn và nóng. Lượng mưa rất thấp, khoảng 200 - 300 mm/năm, một số vùng gần Địa Trung Hải có mưa nhiều hơn.

Phần hải đảo và phía đông phần đất liền có khí hậu gió mùa.

Phía tây phần đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc) quanh năm khô hạn.

Phần lớn nằm trong kiểu KH nhiệt đới gió mùa. Từ sông Ấn đến sơn nguyên I-ran có khí hậu khô hạn.

Phần đất liền có khí hậu NĐ gió mùa; mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm gầy mưa nhiều; mua đông có gió đông bắc khô, lạnh. - Phần hải đảo có khí hậu xích đạo quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều. Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới.

Khoáng sản

Phong phú, một số loại có trữ lượng lớn: dầu mỏ, than đá, kim cương, vàng, đổng, thiếc,...

Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, vàng và nhiều kim loại màu khác.

Khoáng sản chính là dầu mỏ với hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ thế giới tại Tây Á. Dầu mỏ phần bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-ráp, vùng vịnh Péc-xích.

Các khoáng sản chính là: than, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng, man-gan,...

 

Khoáng san: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, thiếc, đồng,...

Sông ngòi

Mạng lưới sông dày, có nhiều sông với nguồn thuỷ năng lớn (Ô bi, I-ê-nít-xây, Lê na,...).

Hai con sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a đều đổ vào hồ A ran.

Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm. Nước cho sinh hoạt và sản xuất được lấy từ sông Ti-grơ, sông ơ-phrát, nước ngẩm và nước lọc từ biển.

Một số sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà,... Các sông có nhiều giá trị, tuy nhiên vào mùa mưa sông hay gây ngập lụt.

Có nhiếu hệ thống sông lớn (Ấn, Hằng, Bra-ma-pút), bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ.

Mạng lưới sông tương đối dày, các sông chính: Mê Công, Mê Nam, I-ra-oa-đi, sông Hổng,...

Cảnh quan

Rừng có diện tích lớn, được bảo tồn tương đối tốt, chủ yếu là rừng lá kim.

Chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.

Cảnh quan tự nhiên phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc.

Phía tây phát triển cảnh quan thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.

Thảm thực vật chủ yếu: rừng nhiệt đới gió mùa và xa van.

Rừng chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, thành phần loài phong phú.

 

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập các kiến thức đã học trong bài.

b. Nội dung

Câu 1: Kể tên các nước khu vực Đông Nam Á?

Câu 2: So sánh một đặc điểm tự nhiên của hai khu vực ở châu Á?

c. Sản phẩm học tập

Câu 1: Các nước ở khu vực Đông Nam Á: 11 nước:

CampuchiaLàoMyanmar MalaysiaThái Lan và Việt Nam.

BruneiĐông TimorIndonesiaPhilippines và Singapore.

Câu 2: Học sinh lựa chọn và so sánh được 1 đặc điểm tự nhiên của hai khu vực châu Á.

- Khí hậu Bắc Á lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.

- Khí hậu Tây Nam Á khô hạn và nóng, lượng mưa thấp, khu vực Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu:  Phát triển năng lực tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống, năng lực tự chủ và tự học. Nâng cao khả năng tìm hiểu kiến thức thông qua hình ảnh, sách báo, internet phục vụ học tập.

b. Nội dung: Tìm hiểu thông tin về tự nhiên ở một khu vực của châu Á mà em quan tâm và chia sẻ với các bạn.

c. Sản phẩm: Thông tin học sinh tìm được về tự nhiên ở một khu vực của châu Á mà học sinh quan tâm.

d. Tổ chức hoạt động

Học sinh tìm hiểu thông tin trên sách báo, internet để hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh tìm hiểu và làm việc ở nhà, báo cáo kết quả vào tiết học sau.

Rút kinh nghiệm:

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Tải Xuống Tài Liệu

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/

Previous Post Next Post