Đề + đáp án kiểm tra vòng năng lực kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường thcs

 Từ khóa: Đề thi giáo viên giỏi cấp trường, Đề thi giáo viên giỏi.

Đề + đáp án kiểm tra vòng năng lực kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

ĐỀ THI VÒNG NĂNG LỰC

GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1: Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có những yêu cầu đạt về phẩm chất và năng lực nào? Anh ( Chị ) hãy cho biết Kế hoạch giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông chia làm những giai đoạn nào? Nêu mục tiêu chương trình giáo dục, nội dung và thời lượng giáo dục ở cấp mà anh (chị) đang trực tiếp giảng dạy.(4 điểm)

Câu 2: Năm học 2019-2020, Anh (Chị) được phân công làm những nhiệm vụ gì? Với những nhiệm vụ trên, căn cứ vào Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thì Anh ( Chị ) cần phải thực hiện  các loại hồ sơ nào? Trình bày các hành vi mà giáo viên và học sinh không được làm. (4 điểm)

Câu 3: Khi đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh cấp mình trực tiếp giảng dạy, thì Anh (Chị) căn cứ vào những quy định nào? Ví dụ một học sinh A có điểm trung bình các môn cả năm như sau:

Toán

Ngữ Văn

Vật lý

Hóa

Sinh

Tin học

Sử

Địa

GDCD

Tiếng Anh

Công nghệ

Mỹ thuật

Âm nhạc

Thể dục

8.9

6.5

8.1

8.1

7.9

7.9

7.8

7.5

8.0

4.9

8.9

Đ

Đ

Anh chị hãy xếp loại học lực, hạnh kiểm cho học sinh này biết rằng học sinh này thực hiện tốt các quy định về nội quy trường, lớp. ( 2 điểm)

 

---HẾT---

 


 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÒNG NĂNG LỰC

GIAO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1:

1. Những yêu cầu đạt về phẩm chất và năng lực:

a. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. (0,5 điểm)

b. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; (0,5 điểm)

- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. (0,5 điểm)

c. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. (0,5 điểm)

2. Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). (0,5 điểm) 

a. Mục tiêu giáo dục: Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. (0,5 điểm)

b) Nội dung giáo dục:

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa

học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;

Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. (0,5 điểm)

 

c) Thời lượng giáo dục:

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (0,5 điểm)

 

Câu 2:

1. Nêu nhiệm vụ được phân công năm học 2019-2020 (0,5 điểm)

2. Các loại hồ sơ phải thực hiện dựa theo phân công trên. Nếu nêu đủ đúng theo nhiệm vụ đã nêu đạt (1,5 điểm), thiếu hoặc sai mỗi loại sổ trừ (0,5 điểm)

-  Đối với tổ trưởng chuyên môn:

a. Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn

b. Nội dung các cuộc họp chuyên môn.

-  Đối với giáo viên:

a) Giáo án (bài soạn);

b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;

c) Sổ điểm cá nhân;

d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

3. Những hành vi mà Giáo viên và học sinh không được làm.

a. Giáo viên không được có các hành vi sau đây:( 1,0 điêm)

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

- Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

- Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.

- Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

b. Các hành vi học sinh không được làm (1,0 điểm)

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

- Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

Câu 3:

1. Khi đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh cấp mình trực tiếp giảng dạy, thì căn cứ vào:

- Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. (0,5 điểm)

- Công văn  2642/BGDĐT-GDTrH thực hiện Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2012. (0,5 điểm)

2. Học sinh A

- Học lực: Yếu (0,5 điểm)

- Hạnh kiểm: Khá (0,5 điểm)

 

---Hết----


Previous Post Next Post