Kế hoạch bài dạy chuyên đề địa lí 10 cánh diều | Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều - Chuyên đề Phương pháp viết báo cáo địa lí

 Từ khóa: Giáo án chuyên đề môn Địa lí 10 cánh diều, Giáo án chuyên đề Phương pháp viết báo cáo địa lí Địa lí 10 cánh diều, KHBD chuyên đề Địa lí 10 cánh diều.



CHUYÊN ĐỀ 3 (10 tiết). PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÍ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được quan niệm về báo cáo địa lí.

- Trình bày được cấu trúc của một báo cáo địa lí.

- Xác định được các bước cần thực hiện để viết một báo cáo địa lí: chọn đề tài, xây dựng đề cương; thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống

hóa dữ liệu; trình bày báo cáo.

+ Xác định được ý tưởng và chọn đề tài báo cáo địa lí.

+ Xác định được cấu trúc của một đề cương báo cáo khoa học và nội dung chính xác của các đề mục.

+ Xác định và hình thành được kĩ năng thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin, hệ thống hóa thông tin.

+ Xác định được các hình thức trình bày báo cáo.

- Trình bày được kĩ thuật viết một báo cáo địa lí; hình thành được kĩ năng viết và trình bày báo cáo địa lí.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ…

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Phát triển các năng lực định hướng không gian thông qua quá trình viết báo cáo địa lí.

+ Phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, các quá trình địa lí.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat… phù hợp với nội dung để viết báo cáo địa lí.

+ Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.

+ Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hóa được các thông tin địa lí cần thiết từ trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin để viết báo cáo địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong báo cáo địa lí.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về báo cáo địa lí để dẫn dắt vào bài học mới.

b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi:

* Câu hỏi: Báo cáo địa lí là gì?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS quan sát, trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Rèn luyện kĩ năng địa lí là một trong những mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí (ban hành năm 2018) bởi kĩ năng địa lí là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Một trong những kĩ năng cần thiết đó là viết báo cáo địa lí. Vậy thế nào là báo cáo địa lí? Làm thế nào để viết và trình bày báo cáo địa lí một cách hiệu quả nhất?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cách viết báo cáo địa lí

(Phần: Quan niệm về báo cáo địa lí)

a) Mục tiêu: HS nêu được quan niệm về báo cáo địa lí.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo cặp để tìm hiểu về quan niệm về báo cáo địa lí.

* Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy cho biết thế nào là báo cáo địa lí. Lấy VD cụ thể về báo cáo địa lí?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. CÁCH VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÍ

1. Quan niệm về báo cáo địa lí

- Báo cáo là văn bản trình bày nội dung trọng tâm, nổi bật hoặc cập nhật cho một đối tượng cụ thể. Báo cáo thường được sử dụng để nêu lên các kết quả của một công việc, một hoạt động học tập,…

- Có nhiều loại báo cáo: báo cáo khoa học, báo cáo công việc, báo cáo chuyên đề, báo cáo điều tra, báo cáo tiến độ,… Trong đó, báo cáo địa lí là một trong những hình thức của báo cáo khoa học.

- Báo cáo địa lí là hệ thống các tri thức về một hoặc một số vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội do học sinh thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Thông qua viết báo cáo địa lí, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng địa lí, năng lực khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao khả năng tự học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác trong quá trình thực hiện báo cáo địa lí.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu cách viết báo cáo địa lí

(Phần: Cấu trúc của một báo cáo địa lí)

a) Mục tiêu: HS trình bày được cấu trúc của một báo cáo địa lí.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo cặp để tìm hiểu về cấu trúc của một báo cáo địa lí.

* Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy cho biết thế nào là báo cáo địa lí. Lấy VD cụ thể về báo cáo địa lí?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Cấu trúc của một báo cáo địa lí

- Nội dung chính của một báo cáo địa lí gồm:

+ Ý nghĩa của vấn đề báo cáo.

+ Khả năng (tự nhiên, kinh tế, xã hội,…).

+ Thực trạng.

+ Hướng giải quyết.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Tải về miễn phí | WORD

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/

Post a Comment

Previous Post Next Post