Giáo án, bài giảng powerpoint môn Tin học lớp 10 cánh diều cả năm

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, bài giảng powerpoint môn Tin học lớp 10 cánh diều cả năm.

Giáo án, bài giảng được phân chia theo từng bào theo từng thư mục giúp thầy cô dễ dàng tham khảo.



BÀI 1: DỮ LIỆU, THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN

Môn học: Tin Học; Lớp: 10

Thời gian thực hiện: 2 tiết

 

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

·        Biết được thông tin là gì, dữ liệu là gì

·        Phân biệt được thông tin và dữ liệu, nêu được ví dụ minh họa

·        Biết được xử lí thông tin là gì

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên 

- Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 

2. Học sinh 

- Sách giáo khoa, vở ghi 

- Kiến thức đã học

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi

- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra

- Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài

? Em hãy cho biết, thông tin từ đâu mà có?

HS: trả lời câu hỏi

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn thông tin và dữ liệu, quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

- Mục Tiêu: + Biết khái niệm nguồn thông tin và dữ liệu

                   + Biết quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

-  Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV

-  Sản phẩm:  Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức

-  Tổ chức thực hiện:

 

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

I. Nguồn THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU:

·    Thế giới rộng lớn quanh ta với con người, sự vật, sự việc, … đa dạng là nguồn thông tin vô tận.

·    Nhiều thiết bị được tạo ra nhằm thu nhận các tín hiệu từ thế giới xung quanh để từ đó con người biết thêm thông tin. Từ đầu ra của các thiết bị này, ta có dữ liệu.

2. Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a) Từ thông tin thành dữ liệu

- Thông tin được lưu trữ hay gửi đi dưới dạng dữ liệu chữ và số, dữ liệu hỉnh ảnh, dữ liệu âm thanh.

=> Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau

b) Từ dữ liệu đến thông tin

·     Ví dụ: An báo tin cho Hoàng bằng một mảnh giấy viết tay: “Hoàng ơi, tan học chờ tớ ở cổng trường nhé!”

·     Dòng chữ là dữ liệu văn bản, là thông tin dưới dạng chữ. => Người đọc biết được thông tin

·     Dữ liệu là: văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, đoạn video, … Dữ liệu là nguồn thông tin

·     Dữ liệu được thu thập và sử dụng để từ đó rút ra thông tin, từ dữ liệu đầu vào có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

GV: Nêu đặt câu hỏi

-         Thông tin có được bằng cách nào?

HS: Thảo luận, trả lời

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌

+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌

+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌nhau.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌

Hoạt động 2: Tìm hiểu Bài toán xử lí thông tin

a) Mục tiêu: Nắm được quá trình xử lí thông tin

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

3. Bài toán xử lí thông tin

     Xét bài toán: “Từ bảng điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp, giáo viên cần tìm ra những học sinh xứng đáng được khen thưởng vì có thành tích học tập xuất sắc. Thông tin ta cần tìm là: Những học sinh xứng đáng được khen thưởng.

 

Thông tin hữu ích

Dữ liệu đầu vào => Xử lí thông tin => Thông tin hữu ích

v Quá trình xử lí dữ liệu đầu vào để rút ra thông tin muốn biết có thể chia ra nhiều bước, thành nhiều bài toán, như một chuỗi bài toán liên tiếp. Đầu ra của bước trước là đầu vào cho bước sau. Kết quả cuối cùng là thông tin ta muốn có.

v Với con người, “xử lí dữ liệu để có thông tin” và “xử lí thông tin để ra quyết định” là nói đến hai bước của của quá trình giải quyết một vấn đề.

+ Bước 1: thu thập các thông tin cần thiết

+ Bước 2: Xử lí thông tin và ra quyết định

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

GV: Theo em, “xử lí dữ liệu” và “xử lí thông tin” có gì khác nhau?

HS: Thảo luận, trả lời

HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌

+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌

biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌

+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌

nhau.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌

chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 

 

Hoạt động 3: Phân biệt dữ liệu với thông tin

a) Mục tiêu: Nắm được điểm khác giữa dữ liệu và thông tin

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

4. Phân biệt dữ liệu với thông tin

- Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau.

- Trong lưu trữ và trao đổi thông tin của con người, thông tin là nội dung, dữ liệu là hình thức thể hiện; dữ liệu là thông tin dưới dạng chứa trong phương tiện mang tin.

Ví dụ:

·  Thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An, Lớp: 10A, Điểm môn Tin học: 10” khi trình bày dưới dạng bảng sẽ được chia thành 3 mục dữ liệu, thuộc 3 cột “Họ và tên”, “Lớp”, “Điểm môn Tin học”.

·  Muốn có thông tin, phải gộp lại đầy đủ các mục như ban đầu, nếu thiếu đi một vài mục thì không còn là thông tin đó nữa.

·  Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này

 

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

GV: Theo em, thông tin và dữ liệu khác nhau như thế nào?

HS: Thảo luận, trả lời

HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌

+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌

+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌

nhau.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌

chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm Xử lí thông tin, tin học, công nghệ thông tin và quá trình xử lí thông tin

a) Mục tiêu: Nắm được thế nào là xử lí thông tin, tin học và công nghệ thông tin

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

5. Xử lí thông tin, tin học và công nghệ thông tin

-         Xử lí thông tin là tìm ra thông tin từ dữ liệu

-         Tin học: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình xử lí thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật – chủ yếu bằng máy tính

-         Công nghệ thông tin: tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại (chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông) nhằm tổ chức khai thác và xử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vự hoạt động của con người và xã hội

6. Các bước xử lí thông tin của máy tính

- Các bước xử lí thông tin của máy tính tương ứng với các hoạt động xử lí thông tin của con người

- Máy tính đã thực hiện 3 bước: nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số; xử lí dữ liệu; đưa kết quả xử lí ra cho con người

- Các bước xử lí thông tin của máy tính gồm: xử lí đầu vào, xử lí dữ liệu số (thông tin số), xử lí đầu ra và xử lí lưu trữ

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

GV: Theo em, thế nào là xử lí thông tin, tin học và công nghệ thông tin?

HS: Thảo luận, trả lời

HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌

+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌

+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌nhau.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu tháp dữ liệu – thông tin – tri thức

a) Mục tiêu: Nắm được thế nào là tri thức, mối quan hệ giữa dữ liệu-thông tin-tri thức

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

7. Tháp dữ liệu – Thông tin – tri thức

- Tri thức hay kiến thức là các hiểu biết hay kĩ năng có được nhờ trải nghiệm thực tế hay học được.

- Trong tin học, khai thác trích xuất tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin.

- Bài toán cũng tương tự như rút ra thông tin từ dữ liệu. Tri thức thu được phải biểu diễn ở dạng máy tính “hiểu” được và có thể sử dụng phục vụ con người.

Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức minh họa quá trình trích xuất, tinh lọc dần từ dữ liệu thành thông tin, từ thông tin thành tri thức.

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

GV: Theo em, thế nào là tri thức?

HS: Thảo luận, trả lời

HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.

 

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌

+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌

+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌

nhau.‌ ‌ ‌

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 

 

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Gv Cho HS nhắc lại KT:

Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học

Câu 1: Em hãy nêu một ví dụ minh họa việc người gửi (không dùng máy tính)

Câu 2: Em hãy cho biết đầu vào và đầu ra của một bài toán xử lí thông tin là gì?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung:.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Gv đưa câu hỏi về nhà:

Câu 3: Từ ví dụ trong bài học đầu vào là bảng điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp, em hãy kể thêm những thông tin có thể rút ra.

Gợi ý: Em hãy nêu ra một, hai mục đích xử lí thông tin khác.

Câu 4: Con người làm gì khi muốn lưu trữ hay trao đổi thông tin?

Câu 5. Em hãy cho biết các bước xử lí thông tin của máy tính hay một hệ thống xử lí thông tin nói chung.

5. Hướng dẫn học sinh tự học:

- Hướng dẫn học bài cũ:

- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

...

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Link Giáo án


Link Bài giảng PPT


Nguồn: Sưu tầm và chia sẻ miễn phí
Previous Post Next Post