Hệ thống pha trộn sơn tự động dùng PLC S7 - 1200

 


Trong công cuộc đẩy mạnh Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đất nước, việc đầu tư và ứng dụng các dây chuyền sản xuất, tự động hóa nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động, cho ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng. Một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ hiện nay đó là ngành xây dựng và việc ứng dụng các dây chuyền sản xuất tự động hóa trong lĩnh vực này cũng không thể thiếu trong đó có công nghệ và kỹ thuật pha, trộn sơn. Sơn là một trong những nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành xây dựng, chủ yếu là sơn phủ bề mặt nhằm bảo vệ bề mặt đối tượng đồng thời cũng là hình thức trang trí thẩm mỹ. Chính vì vậy, màu sắc của sơn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đa số việc pha màu hiện nay trên thị trường đều được thực hiện trên phương pháp thủ công (theo kinh nghiệm). Chính vì vậy độ chính xác không cao, sản phẩm tạo ra không như mong muốn, tỷ lệ phế phẩm nhiều, năng suất thấp, lãng phí sức lao động, thời gian…

Để loại bỏ những nhược điểm trên, cũng như để tạo ra những sản phẩm theo mong muốn, chúng ta ứng dụng, đưa bộ điểu khiển lập trình PLC vào để thực hiện cụ thể là một dây chuyền sản xuất tự động.Vì vậy em đã nhận đề tài “Hệ thống pha, trộn sơn tự động dùng PLC S7- 1200” nhằm tìm hiểu kỹ hơn vể dây chuyền đó. Với những kiến thức học được trong suốt thời gian qua cùng với sự giúp đỡ tận tình của TS. Giáp Quang Huy và các quý thầy cô, bạn bè và gia đình, chúng em đã hoàn thành việc nghiên cứu và thi công mô hình “Hệ thống pha trộn sơn tự động dùng PLC S7 - 1200”.

Do kiến thức có hạn, kinh phí hạn hẹp và thời gian không cho phép nên trong đồ án này chúng em chỉ đi sâu vào các nội dung sau:

• Tổng quan về công nghệ pha sơn tự động • Mô tả quy trình công nghệ.

• Cảm biến và cơ cấu chấp hành.

• Thiết kế điều khiển

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

1.1. Đặt vấn đề:

Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, để quá trình này phát triển nhanh chúng ta cần tập trung đầu tư vào các dây chuyền sản xuất tự động hóa, nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và cho ra sản phẩm có chất lượng cao. Một trong những phương án đầu tư vào tự động hoá là việc ứng dụng PLC vào các dây chuyền sản xuất. Đối với những tính năng tiện ích của hệ thống PLC nên hiện nay bộ điều khiển này đang được sử dung rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay đó là ngành xây dựng, và việc ứng dụng PLC vào trong ngành xây dựng là một việc làm sẽ đem lại hiệu quả cao và rất phù hợp, đặc biệt là trong công đoạn pha chế sơn

1.2. Mục đích nghiên cứu:

Sơn là một trong những nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành xây dựng,chủ yếu là sơn phủ bề mặt nhằm bảo vệ bề mặt đối tượng sử dụng, đồng thời cũng là hình thức trang trí thẩm mỹ,chính vì vậy màu sắc của sơn là một yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đa số việc pha màu hiện nay trên thị trường đều được thực hiện trên phương pháp thủ công (tức theo kinh nghiệm). Chính vì vậy độ chính xác không cao, sản phẩm sản xuất ra đôi khi không theo mong muốn, tỷ lệ phế phẩm nhiều, năng suất thấp, lãng phí sức lao động, thời gian, Để loại bỏ những nhược điểm trên. Cũng như để tạo ra những sản phẩm theo mong muốn, chỉ bằng một thao tác đơn giản, đưa bộ điểu khiển lập trình PLC vào để thực hiện cụ thể là một dây chuyền sản xuất tự động

1.3. Giới hạn đề tài:

Từ yêu cầu của đề tài, cũng như khả năng về kiến thức chúng em chỉ thực hiện những công việc sau:

  • Tìm hiểu mô hình Pha màu trong thực tế.
  • Tìm hiểu và nghiên cứu PLC S7 – 1200.
  • Viết chương trình, chạy chương trình trên PLC (CPU 1214).
  • Tìm hiểu phần mền Win CC.
  • Viết giao diện bằng phần mền Win CC, kết nối giao tiếp giữa giao diện Wincc, màn hình HMI và chương trình PLC.
  • Thi công mô hình và phần.

1.4. Hướng thực hiện đề tài:

Nghiên cứu mô hình máy pha màu từ các bồn chứa vật liệu cơ bản (các màu cơ bản và thành phần để tổng hợp nên màu cơ bản) Ấn định sản xuất một số màu (cam, xanh lá cây, lam, thẩm, chàm) từ các màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh). Ấn định sản xuất lượng sản phẩm được người sử dụng nhập từ giao diện. Sử dụng giao diện để người sử dụng lựa chọn sản phẩm và tỷ lệ theo các thành phần màu để có một màu theo mong muốn. Sử dụng các bộ timer để tính thời gian trộn và xả sản phẩm Thông qua PLC để tác động đóng mở các van cấp nguyên vật liệu và điều khiển động cơ khuấy trộn. Vẽ giao diện về mô hình và bảng điều khiển, bảng mã màu để dễ dàng trong việc giám sát và điều khiển. Kết nối giữa giao diện Wincc, giám sát hệ thống qua màn hình HMI và chương trình PLC. Thi công mô hình và điều khiển mô hình hoàn toàn hoạt động.

Tải file đầy đủ: Tại đây hoặc Tại đây

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post