Truyện Cổ Viết Lại Của Nguyễn Huy Tưởng​



    1.1. Truyện ngắn Việt Nam có sự đổi mới khá toàn diện từ cảm hứng sáng tác, chủ đề, đề tài đến thi pháp. Một trong những biểu hiện của sự đổi mới là sự xuất hiện một số truyện mang khuynh hướng của truyện dân gian, truyện lịch sử và truyền thuyết. Bằng việc mượn cốt truyện dân gian rồi viết lên những câu chuyện mới, các tác giả đã mang đến cho người đọc những truyện cổ viết lại đầy mới mẻ và hấp dẫn. Chính vì vậy, truyện ngắn Việt Nam đã gây được nhiều ấn tượng cho độc giả đồng thời mở hướng đi mới cho văn học của nước ta. 

    1.2. Truyện cổ viết lại không phải là một hiện tượng mới lạ mà đã trở thành rất quen thuộc trong văn học Việt Nam với nhiều tên tuổi khác nhau như Nguyễn Huy Tửởng, Phạm Hổ, Võ Thị Hảo, Lê Đạt, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Nam,… Qua thời gian phát triển, loại truyện này đạt được không ít những thành tựu và gây nhiều tiếng vang. Nó trở thành một hiện tượng đáng chú ý, đặt ra nhiều mối quan tâm cho giới nghiên cứu.

    1.3. Nguyễn Huy Tưởng là một tác giả có nhiều truyện ngắn đặc sắc, nhất là những truyện ngắn thuộc truyện cổ viết lại. Hầu hết các câu chuyện viết lại của các tác giả đều khơi gợi cảm xúc mới lạ cho người đọc, khiến người đọc khi “buông sách” vẫn phải “nghĩ tiếp” về vấn đề tác phẩm nói đến. Truyện mang đến cho độc giả cái nhìn hiện thực hơn về con người trong cuộc sống. Do vậy, việc tìm hiểu truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tưởng không những góp phần làm sáng tỏ giá trị đổi mới của truyện ngắn Việt Nam mà còn góp phần khẳng định nét dấu ấn cá nhân của tác giả trong truyện cổ viết lại. Đồng thời, qua việc tìm hiểu này còn giúp cho người nghiên cứu được rèn luyện thêm năng lực nghiên cứu cũng như đánh giá, cảm nhận giá trị tư tưởng, giá trị nhân văn của truyện ngắn Việt Nam.

    Vấn đề “viết lại” đã xuất hiện rất sớm trên nền văn học thế giới với nhiều tên tuổi nổi tiếng với những truyện viết lại thật đặc sắc như Lỗ Tấn với việc viết lại Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên) - chuyên chở một vấn đề “nhạy cảm” của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX. Đến văn xuôi Việt Nam, “viết lại” trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Trong Con đường giải m  văn học trung đại Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2007) của tác giả Nguyễn Đăng Na đã chỉ ra rất rõ văn học giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những tác phẩm sử dụng phương thức sưu tầm, ghi chép, cải biến là chủ yếu. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện của Vũ Quỳnh, Lĩnh Nam chích quái lục của Đoàn Vĩnh Phúc, Tân đính Lĩnh Nam chích quái liệt truyện của Quế Am đều là tác phẩm cải biến từ Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp. Sang thời kì hiện đại, việc “viết lại” được mở rộng quy mô với nhiều thể loại khác nhau, với nhiều tác giả và những câu chuyện cổ viết lại đặc sắc, mang đậm dấu ấn riêng của cá nhân như: Khái Hưng với tác phẩm Vợ Cóc; Tô Hoài với tác phẩm Chuyện Nỏ thần; Phạm Hổ với tác phẩm Ngựa thần t đâu đến, Lửa vàng, Lửa trắng và lửa vàng, Lửa nâu;… 

    Có thể thấy, đến nay việc “viết lại” đã có một bề dày lịch sử trong văn xuôi Việt Nam và được thể nghiệm trên nhiều thể loại khác nhau. Trong đó, ở mảng truyện ngắn thì việc “viết lại” đã đạt được thành công đáng kể với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Và Nguyễn Huy Tưởng được xem là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc góp phần không nhỏ cho sự thành công ở thể loại này qua những truyện cổ viết lại mới mẻ, hấp dẫn.

  • Luận văn tốt nghiệp
  • Chuyên ngành Văn học Việt Nam
  • Người hướng dẫn khoa học: TS. La Nguyệt Anh
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thịnh
  • Số trang: 66
  • Kiểu file: PDF
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Đại học sư phạm Hà Nội 2 - 2016
Link Download
http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...eu&op=Tin-hoc/Microsoft-PowerPoint-2007-12814
https://drive.google.com/uc?id=1Mg2My5ujt7ourw7Z--zJC7uOE9pgSvDC
https://www.mediafire.com/file/7dicvmer26w1yia/Truyện+cổ+viết+lại+của+Nguyễn+Huy+Tưởng.pdf/file

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post