Thực trạng mắc đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ

            


Tiêu đề:  Thực trạng mắc đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ

Tác giả: Đinh Quốc Khánh

 Chuyên ngành:  Khoa học sức khoẻ / Y tế cộng đồng

 Nguồn phát hành: Đại học Y Hà Nội

 Sơ lược:

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên luận án: “Thực trạng mắc đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ”

Họ tên nghiên cứu sinh: Đinh Quốc Khánh

Chuyên ngành: Y tế Công cộng; Mã số: 62720301

Nội dung bản trích yếu:

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích

Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu (NC) dịch tễ học về tỷ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trong cộng đồng dân cư nhưng vẫn còn ít các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người lao động (NLĐ), đặc biệt là các yếu tố nguy cơ đặc thù nghề nghiệp ở NLĐ như làm ca, làm thêm giờ... Vậy làm việc tăng giờ, làm việc theo ca có là nguy cơ gây bệnh ĐTĐ ở người lao động hay không? Câu hỏi này hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ cần được NC và xác định. Ngoài những yếu tố nguy cơ mà các tác giả trong và ngoài nước đã NC thì yếu tố làm việc theo ca hoặc làm thêm giờ có là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ĐTĐ ở người lao động hay không. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ”

1.2. Đối tượng: Là 1755 người lao động thuộc các công ty, nhà máy có tổ chức làm việc theo 3 ca và doanh nghiệp làm giờ hành chính nhưng thường xuyên phải làm thêm giờ.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: thiết kế mô tả cắt ngang

3. Các kết quả chính và kết luận:

3.1. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường của người lao động một số ngành nghề thường xuyên phải làm theo ca, làm thêm giờ:

Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose (RLDNG), mắc đái tháo đường ở những người làm việc theo ca, thêm giờ là 12,7% và 3,5%; nam giới có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn nữ nhưng nữ giới có tỷ lệ RLDNG cao hơn nam.

Tỷ lệ mắc ĐTĐ của NLĐ làm ca cao hơn làm hành chính (7,8% so với 1,7%), nhưng tỷ lệ RLDNG của NLĐ làm hành chính lại cao hơn làm ca (13,1% so với 11,8%)

3.2. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường với một   số yếu tố của người lao động thường xuyên phải làm ca, làm thêm giờ

3.2.1. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với một số yếu tố ở  người lao động thường xuyên phải làm ca, làm thêm giờ.

Nam giới có nguy cơ RLDNG cao hơn so với nữ giới;

Người lao động ≥ 40 tuổi có nguy cơ RLDNG cao hơn so với những  người lao động trẻ tuổi (< 30 tuổi).

3.2.2. Mối liên quan giữa đái tháo đường với một số yếu tố của người lao  động thường xuyên phải làm ca, làm thêm giờ

Nam giới có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn so với nữ giới.

Những người làm ca có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn so với những người làm hành chính (p < 0,05).

3.2.3. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose và bệnh đái tháo đường  của người lao động thường xuyên phải làm ca, làm thêm giờ

Người lao động ≥ 40 tuổi có nguy cơ RLDNG và ĐTĐ cao hơn so với  những người lao động trẻ tuổi (< 30 tuổi).

Người lao động có tiền sử tăng huyết áp, làm việc theo ca thì có nguy cơ RLDNG và ĐTĐ (p < 0,05).

Link tải:

http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.4&view=39079

https://www.mediafire.com/file/20otg8wv41jzd2w/dinhquockhanh.39079.zip/file

 

 

Previous Post Next Post