Skkn Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi



        1. Lời giới thiệu

        Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức, tình cảm....Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy trẻ nói năng mạch lạc, được làm quen với chữ viết Tiếng Việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp một là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non.

        Ngôn ngữ là ph­ương tiện giao tiếp cơ bản của con ng­ười nó là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Song ngôn ngữ không phải là cái bẩm sinh, mà nó đư­ợc hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và giao l­ưu với những ng­ười xung quanh, và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí tuệ, là vốn quý của mọi tri thức. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học là trang bị cho trẻ nhận thức thế giới xung quanh và mở rộng quan hệ với mọi ng­ười. Mặt khác, ở lứa tuổi mẫu giáo yêu cầu khả năng diễn đạt, ngôn ngữ mạch lạc, đọc kể diễn cảm theo mẫu, cấu trúc câu, đúng ngữ pháp, rõ ràng, biểu cảm âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng.

          Đối với trẻ mẫu giáo, muốn diễn đạt đ­ược những suy nghĩ của mình, trẻ phải dùng ngôn ngữ để trao đổi và cũng nhờ ngôn ngữ đó mà ng­ười lớn giúp trẻ có nhận thức đúng đắn, phân biệt đ­ược cái tốt, cái xấu, có tình yêu đối con ng­ười và thiên nhiên. Khơi dậy ở trẻ lòng ham muốn làm  những việc tốt và những ­ước mơ trong sáng, với thực tế ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn và được các tr­ường mẫu giáo chú ý cùng với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới chỉ là giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì thực tế quá trình khả năng diễn đạt của trẻ ch­ưa trọn vẹn, còn nói ngọng, nói ấp úng, nói thiếu câu, diễn đạt cộc...

          Ông bà ta x­ưa có câu “Trẻ lên ba cả nhà học nói” thật đúng nh­ư thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi lên 3 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển mạch lạc, tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác, đặc biệt là thông qua bộ môn văn học, giúp trẻ khả năng phát triển t­ư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.

          Ngôn ngữ chỉ phát triển khi nó đ­ược ng­ười lớn - những nhà giáo dục hướng dẫn, tập luyện một cách tích cực. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đư­ợc diễn

 ra bằng nhiều con đ­ường với các phư­ơng tiện đa dạng.

Năm học 2018 - 2019 tôi đư­ợc phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, đa số các cháu phát âm ch­ưa rõ ràng, một số còn nói ngọng, nói chư­a trọn câu.

Để phát triển về ngôn ngữ, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi”.

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

2. Tên sáng kiến

“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi”

3. Tác giả sáng kiến

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi” tại trường mầm non .

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

Từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Về nội dung của sáng kiến

    7.1.1. Cơ sở lí luận

* Những chủ trương về giáo dục

    Theo quyết định số 55 của bộ giáo dục và đào tạo qui định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội năm 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

          + Khỏe mạnh - nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối.

    + Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi như: Bố mẹ, bạn bè, cô giáo… thật thà, lễ phép, hồn nhiên.

          + Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh.

          + Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ

đẳng như: Quan sát, phân tích, tổng hợp…. 

    *, Tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ mẫu giáo

    Khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi chúng ta thấy trẻ 3 - 4 tuổi phát triển nhanh về thể lực và tâm lý ngôn ngữ ngày càng đóng vị trí quan trọng đối với trẻ. Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh. Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền vớ sự phát triển của tư duy đã giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “ Tại sao” với chúng ta.

           Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh đây là giai đoạn trẻ đang học bắt chước người lớn, chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ thân ái, lịch sự.

   7.1.2. Thực trạng

    * Đặc điểm tình hình của lớp 

- Năm 2018 – 2019 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi A5.

    - Tổng số học sinh trong lớp có 25 cháu: Nam: 11       Nữ : 14

    - 100 % số trẻ ăn ở bán trú tại trường.

+ Thuận lợi

- Đối với giáo viên:

+ Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.

+ Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học.

+ Soạn bài  chi tiết, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và dạy đúng phương pháp bộ môn, có chuẩn bị đủ và sử dụng đồ dùng cho cô và trẻ trong hoạt động.

+ Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất  như mua sắm tranh truyện, thơ, đĩa hình có nội dung câu chuyện, ti dầu quay video….

+ Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè, chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo. Dự các buổi chuyên đề làm quen với tác phẩm văn học của phòng, của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.

- Đối với trẻ:

+ Phần lớn trẻ rất yêu thích các nhân vật trong các câu truyện, thích nghe kể chuyện và tập kể lại chuyện.

+ Trẻ có thói quen, nề nếp tốt.

+ Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động đóng kịch.

- Đối với phụ huynh:

          + Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, thích con thể hiện khả năng đọc thơ, kể chuyện ở nhà.

    - Phụ huynh luôn quan tâm đến con và các hoạt động ở lớp.

    + Khó khăn

- Đối với giáo viên:

+ Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ chưa linh hoạt, sáng tạo.

+ Khả năng thể hiện ngôn ngữ của cô còn nhiều hạn chế.

          + Sĩ số lớp đông, nhận thức học sinh không đồng đều.

+ Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường cho giáo viên bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp khác nhau nhưng đôi khi còn nóng vội nên hiệu quả chưa cao.

          - Đối với trẻ:

+ Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu rất sõi nhưng có cháu còn nói ngọng, nói lắp….

          - Đối với phụ huynh:

  + Phần lớn phụ huynh làm nông nghiệp nên kinh tế eo hẹp, ít có thời gian điều kiện cho con em mình tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài.

 + Một số gia đình cha mẹ đi công ty để con cho ông bà chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con, không uốn nắn con sử dụng từ ngữ đúng từ bé.

Để có biện pháp giáo dục tốt nhất trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ nên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp tôi ở đầu năm học qua những tiêu chí sau:

Bảng A: Đánh giá đầu năm học 2018 – 2019

    Tổng số trẻ  khảo sát: 25 cháu, đạt 100%

 

Nội dung

Tốt

Khá

TB

Yếu

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

1. Khả năng nghe và nói

15

60%

5

20%

3

12%

2

8%

2. Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao...

10

40%

8

32%

5

20%

2

8%

3. Khả năng đóng kịch

2

8%

8

32%

10

40%

5

20%

4. Tập kể chuyện

9

36%

5

20%

4

13%

7

28%

5. Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết

3

12%

7

28%

5

20%

10

40%

Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy khả năng ngôn ngữ ở trẻ chưa cao. Với khả năng, kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân, tôi tin chắc rằng mình sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp và lời nói mạch lạc hơn nữa.

7.2. Khả năng áp dụng sáng kiên

         Để góp phần tích cực vào những hạn chế tôi mạnh dạn đưa ra“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi”

        *, Giải pháp 1: Xây dựng môi trường thân thiện:

          Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Môi trường trong nhà trường theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ có thể tự mình khám phá, trải nghiệm, và giao tiếp với bạn.  Để từ đó trẻ có thế tự tin, mạnh dạn sử dụng những hiểu biết, khả năng ngôn ngữ của mình để giao tiếp  với bạn và giải quyết vấn đề.  Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động.

Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ đề, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn. Sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách trang  trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ.                                                   

 

Góc nghệ thuật

 

                                                            Siêu thị của bé

 Ngoài ra ở trong lớp tôi có xây dựng thêm các góc khác như: Thư viện của bé, bé tập xây dựng,….phù hợp với chủ đề.

- Tôi còn tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ để trẻ cảm nhận được mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, trẻ cảm thấy an toàn, ấm áp như ở gia đình. Khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình, khám phá, trải nghiệm. Để từ đó khơi gợi hứng thú đi học của trẻ.

*, Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng ngôn ngữ của Trẻ.

          - Dựa vào tình hình của trẻ, trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần phù hợp với đặc điểm nhóm lớp. Kết thúc từng chủ đề, tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho những chủ đề sau. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ  về phát triển  ngôn ngữ mạch lạc,  bồi dưỡng thêm cho trẻ đọc thơ,  kể chuyện theo tranh  vào các buổi chiều hoặc mọi lúc mọi nơi. Lên kế hoạch trò chuyện với trẻ hàng ngày, chú ý quan tâm nội dung của các buổi trò chuyện đó.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

          Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “ Thế giới thực vật, tết và mùa xuân ”: dành cho trẻ 3 – 4 tuổi.

Trong tuần 1: Chủ đề “ Bé thích cây xanh ” ,tôi lựa chọn những nội dung sau:

 Thứ 2: Trò chuyện với trẻ về cây sấu . Trong buổi sinh hoạt chiều tôi cùng trẻ tiếp tục kể chuyện về loại cây xanh khác.

Thứ 3: Tôi  dạy  trẻ làm quen  bài thơ  “ Cây dây leo  ” Buổi chiểu : Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Trồng nụ trồng cà ”. ….. Trong những giờ đón -  trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung  đã học trong tuần phù hợp với chủ đề. Khi thực hiện kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình dạy, nhằm theo dỏi rèn luyện những trẻ cá biệt. Đặc biệt chú ý rèn cho những  trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ nói ngọng , nói lắp, nói chớt…

*, Giải pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻ

- Cho trẻ được tiếp xúc và hoạt động với các đồ vật, tôi hỏi trẻ: “ Đây là cái gì? Chiếc ô tô này màu gì? Quả bóng này to hay nhỏ…Từ những hoạt động này cũng giúp trẻ mở rộng vốn từ, tôi thường xuyên sửa phát âm sai cho trẻ, hình thành thói quen tư duy về mọi việc diễn ra xung quanh trẻ một cách tự nhiên nhất.

- Những lần sau tôi đã tích cực hóa lời nói của trẻ khi quan sát tôi đưa ra các câu hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai ? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng?...Đối với trẻ 3-4 tuổi biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi luôn bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ cho trẻ. Những lúc trẻ lúng túng tôi đã gợi ý và giúp trẻ trả lời cho chính xác.

Ví dụ: Trò chuyện: “ Một ngày đi chơi của bé”

Mục đích:

- Trẻ nghe hiểu và trả lời được nhiều câu hỏi.

Nghe hiểu các từ chỉ tên gọi các loài hoa, cây cảnh, trò chơi trong công viên.

- Trẻ biết bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ.

Chuẩn bị:

Cô chuẩn bị các câu hỏi, các từ mới và nội dung các câu nói về chủ đề bé đi chơi ở công viên mà cô sẽ trò chuyện với trẻ.

Tiến hành:

- Cô nhẹ nhàng hỏi trẻ bằng các câu hỏi: Bạn nào được bố mẹ cho đi chơi ở công viên? Ở công viên con nhìn thấy những gì? Mẹ cho con chơi gì?

- Các câu hỏi này được hỏi xen kẽ nhau vào trước hoặc vào sau các câu trả lời của trẻ.

- Sau khi trẻ trả lời, tôi nói thêm một số từ mới là tên gọi, màu sắc của các loài hoa, cây cảnh mà trẻ chưa biết. Tôi chú ý dùng các từ có hình ảnh, màu sắc gợi cảm để cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các cây, hoa lá trong công viên như: Những bông hoa sao bé xíu, hoa mào gà đỏ chót.....Đồng thời, tôi hỏi để trẻ bày tỏ những mong muốn của mình khi đi chơi ở công viên với bố mẹ: Con thích những gì ở công viên? Con thích đồ chơi nào ở công viên?

*, Giải pháp 4: Phát triển ngôn ngữ thông qua việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học

- Chúng ta biết rằng mục đích của việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học là nhằm phát triển nhận thức, mở rộng nhận thức, phát triển ngôn ngữ đặc biệt là mở rộng vốn kinh nghiệm sống cho trẻ. Trong khi cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học tôi không chỉ chú trọng cho trẻ hiểu nội dung câu chuyện bài thơ mà còn cho trẻ làm giàu vốn từ, mở rộng vốn từ giúp trẻ giao tiếp tốt.

- Hoặc cho trẻ kể lại câu chuyện và đọc lại bài thơ, trẻ có chú ý mới nhớ và kể lại câu chuyện hay đọc lại bài thơ được. Văn học giúp phát triển vốn kinh nghiệm và vốn sống cho trẻ. Vốn sống của trẻ càng phong phú thì vốn từ của trẻ càng tăng.

- Bên cạnh đó khi cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học tôi chú ý đặt các câu hỏi phù hợp và vừa sức của trẻ.

- Nếu ta chỉ đặt các câu hỏi như thế thì chưa mở rộng nhận thức của trẻ vì thế ta cần đặt câu hỏi nâng cao cho trẻ suy nghĩ trả lời.

- Khi trẻ làm quen các tác phẩm văn học tôi còn đặt các câu hỏi dựa vào kinh nghiệm sống của trẻ.

- Ngoài ra tôi còn đặt các câu hỏi mang tính phỏng đoán, suy luận, giải thích.

- Bao giờ cũng vây khi tổ chức cho các cháu làm quen các tác phẩm văn học, tôi cũng tận dụng cho trẻ được đóng kịch tôi thấy đây là nội dung quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc.

Ví dụ: Khi tổ chức truyện: Nhổ củ cải

Mục đích:

- Trẻ hiểu nội dung truyện.

- Nhớ được tên gọi và hành động của cá nhân vật trong truyện.

- Kể lại được truyện.

Chuẩn bị:

- Bộ rối dẹt: Ngôi nhà, vườn củ cải, các mô hình ông, bà, cô bé, chó, mèo, chuột và một cây củ cải thật to.

- Trang phục để đóng kịch truyện nhổ củ cải (mũ, quần áo, khăn, râu....)

Tiến hành:

- Có thể kể chuyện “nhổ củ cải” cho trẻ nghe khi thực hiện chủ đề “gia đình” hoặc chủ đề “thực vật”

- Tổ chức trẻ thực hiện các hoạt động sau:

+ Nghe kể chuyện và đàm thoại theo các câu hỏi của cô giáo.

+ Trẻ kể chuyện.

+ Chơi trò chơi đóng kịch.

+ Đọc sách truyện.

- Trẻ được nghe kể chuyện nhiều lần trước khi cho trẻ tự kể chuyện và chơi đóng kịch.

          Nghe kể chuyện:

          - Gây hứng thú cho trẻ: Cho trẻ xem tranh ảnh cây củ cải, nói chuyện về cây củ cải và gợi hứng thú của trẻ nghe kể chuyện về một cây củ cải khổng lồ, to chưa từng thấy.

- Kể chuyện ( giáo viên vừa kể vừa điều khiển con rối để minh họa). Khi kể chuyện tôi cần lưu ý:

          + Nhấn mạnh các từ, các câu: Ông già, bà già, cô cháu gái, con chó, con mèo, chuột nhắt, lớn nhanh như thổi, to chưa từng thấy, không hề nhúc nhích....để trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện, biết cách mô tả độ lớn của cây củ cải, việc mô tả nhổ củ cải khó như thế nào?

          + Thể hiện các câu gọi của các nhân vật khác nhau bằng các giọng điệu khác nhau: Ông già gọi bà già bằng giọng chậm rãi, bà gọi cháu gái bằng giọng âu yếm, diujc dàng, cháu gái gọi chó bằng giọng nhanh nhảu, vui tươi....

          - Các câu hỏi đàm thoại: Truyện gì? Có những ai? Mọi người cùng nhau làm gì? Củ cải to như thế nào? Ai trồng cây của cải này?.......

          - Hành động được mô phỏng bằng cử động của cơ thể: Minh họa củ cải to như thế nào? Làm động tác nhổ củ cải và nói:”Nhổ cải lên! Nhổ cải lên”; Bắt chước dấng đi của các nhân vật trong truyện.

          Tập cho trẻ kể chuyện:

          - Cô kể chuyện cho trẻ nghe (có minh họa hoặc không có minh họa).

          - Trẻ nhắc lại các câu nói trong truyện (Các câu gọi bà, gọi cháu gái, chó, mèo, chuột ra giúp ông – chú ý giọng điệu của từng nhân vật , câu hát khi nhổ củ cải).

          - Trẻ xem tranh truyện nhổ củ cải và kể tiếp theo cô (cô kể đoạn đầu và đặt câu hỏi để trẻ kể tiếp theo (Ông gọi ai? Bà gọi ai? Cháu gái gọi ai?....đến giúp và gọi như thế nào?) Vừa nhổ củ cải, mọi người vừa hát như thế nào? Mọi người hát như vậy để làm gì?

          - Những lần sau trẻ chủ động kể tiếp theo cô.

          Chơi đóng kịch

          - Sử dụng trang phục: Bộ râu ông già, khăn chùm đầu cho bà già, mũ rối cho củ cải, chó, mèo, chuột.

          - Phân công trẻ đóng các vai ông già, bà già, cháu gái, chó, mèo, chuột nhắt. Mỗi vai một trẻ đóng. Cho trẻ tập các động tác và câu nói của từng nhân vật. Phân công nhóm trẻ chơi đóng vai.

          - Cho lần lượt từng nhóm trẻ chơi đóng kịch. Cô là người dẫn truyện, trẻ đóng các vai diễn.

          Đọc sách truyện nhổ củ cải

          - Cô ngồi ngang hàng cùng với 2 – 3 trẻ.

          - Cho trẻ xem sách, xem tranh vẽ và đoán tên truyện.

          - Cô chỉ vào từng trang sách và đọc tên truyện, nội dung của các trang truyện cho trẻ nghe.

          - Đưa sách cho trẻ xem và để trẻ tự đọc truyện.

*, Giải pháp 5: Phát triển ngôn ngữ  qua hoạt động vui chơi

 Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vào vai chơi khác trong cuộc sống của con người , tôi tiến hành lồng ghép ngôn ngữ vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại bằng những ngôn ngữ để giao tiếp với bạn chơi , muốn chơi tốt các vai thì vốn từ  giao tiếp của trẻ phải thật phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh,  trẻ mạnh dạn, thành thạo dần trong giao tiếp, ứng xử, biết chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Ngoài ra khi chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết với bạn bè, không tranh dành đồ chơi với bạn.

Ví dụ: Trò chơi: “Bắt chước”

Mục đích:

          -Mở rộng vốn hiểu  biết và phát triển khả năng ghi nhớ hình ảnh ngộ nghĩnh trong thế giới động vật.

          - Giúp trẻ bắt chước động tác các con vật.

Chuẩn bị:

          -Tranh con cò, con vạc, bồ nông.

Tiến hành:

          - Cô gợi hỏi về buổi thăm quan vườn bách thú hoặc cho trẻ xem tranh con cò, con vạc, con bồ nông, các con vật này đứng như thế nào.

          - Cô làm mẫu bắt chước dấng đi, dáng đứng của các con vật đó.

          - Cho trẻ bắt chước động tác của con cò.

          - Cô đọc bài thơ và yêu cầu trẻ đọc theo và mô phỏng hành động của các con vật đó.

 

Con cò rồi con vạc

Con vạc đến bồ nông

Ba con cùng thi đứng

Đứng tênh tênh thật tài

Ba con cùng thi đứng

Đứng tênh tênh thật tài

+ Đọc 2 cầu đầu trẻ đứng dạy, bước khoan thai nhẹ nhàng, giống như con cò đang kiếm ăn.

+ Đọc 4 câu cuối: Trẻ đứng co chân trái chân phải làm trụ.

+ Cô đếm 1, 2, 3 các con mới bỏ chân xuống, đổi sang chân kia làm động tác bước tại chỗ khoảng 2 đến 3 lần. Trò chơi này dành cho cả lớp.

+ Qua góc thư viện:

Trẻ được xem tranh ảnh, sách truyện về chủ đề. Trong quá trình xem sách trẻ trao đổi với nhau về nội dung của tranh ảnh, về các nhân vật trong truyện.

Thông qua đó trẻ tập kể lại truyện theo tramh.

Trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để tập viết theo những chữ viết và kí hiệu của riêng trẻ.

                                     Các bé chơi ở góc sách

+ Qua  trò chơi “ Bán hàng”-“  Xây dựng “

Yêu cầu Trẻ (người mua hàng, và người bán hàng)  phải nói đủ câu, đúng cấu trúc ngữ pháp mới có thể tham gia tốt vào trò chơi.                                                                     

        +  Cô, chú mua gì ạ?  + Bán cho tôi quả chuối, Quả chuối này bao nhiêu tiền ?. 

        +  Chú đang xây gì đấy ?  Chúng tôi đang xây vườn hoa…!

        + Qua hoạt động ngoài trời

          Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát hoa hồng. Tôi đặt cái câu hỏi “ Đây là hoa gì? Hoa có màu gì?  Nhưng những lần quan sát sau tôi đã tích cực lời nói của trẻ và đưa ra các câu hỏi khác như “ Hoa gì có nhiều cánh”, “ Hoa gì có nhiều cánh màu đỏ”.. trẻ có thể vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm trước và trả lời câu hỏi mạch lạc, lôgic bằng vốn ngôn ngữ của bản thân.

   

                                         Trẻ vui chơi ở Góc Vận động

           + Qua các trò chơi dân gian:

            Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo, khéo léo mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ, những bài đồng dao, bài vè sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ ngữ, khả năng đọc mạch lạc, lưu

 loát và thể hiện được cường độ, sắc thái tình cảm của ngôn ngữ khi giao tiếp.  

            Ví dụ: Khi tổ chức chơi Trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”. Trẻ nắm tay nhau theo hàng ngang, vừa đi vừa đọc bài đồng dao:

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Tới cổng nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Xì xà xì xụp

Ngồi thụp xuống đây

          Trẻ không những được chơi thoải mái sau giờ học căng thẳng, mà thông qua bài đồng dao “ Dung dăng dung dẻ ” ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ vừa đọc bài đồng dao vừa chơi.

          Trong quá trình trẻ đọc bài đồng dao nhằm hình thành ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ sẽ cảm nhận được những âm thanh âm điệu phù hợp gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Từ đó trí tưởng tượng của trẻ sẽ lung linh huyền ảo đầy sắc màu của cuộc sống.

          *, Gải pháp 6: Phát triển ngôn ngữ thông qua tận dụng các đồ dùng đồ chơi ở lớp học

- Ở lớp những đồ dùng đồ chơi như: Búp bê, ô tô, các con vật, các hình khối, đồ chơi nội trợ.... , đều có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của trẻ. Nó làm phong phú những biểu tượng đạo đức, lời nói giữa cô và trẻ cũng làm tích cực hóa vốn từ cho trẻ.

- Qua đó các chuẩn mực hành vi và thói quen tự phục vụ cho trẻ cũng được hình thành.

- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tự lập để phát triển lời nói.

- Tôi đã hướng dẫn trẻ cách chơi, các kĩ năng cơ bản, trong quá trình chơi trẻ đã được phát âm nhiều lần các từ khác nhau.

*, Giải pháp 7: Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi

- Nhằm góp phần củng cố các kiến thức đã học, đồng thời rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Nội dung và cách thức thực hiện:

+ Giờ đón trẻ: Cô cho trẻ quan sát tranh, ảnh một số câu chuyện trong chủ đề.

+ Giờ ngủ: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện hay, nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

+ Hoạt động góc:

          Góc sách - truyện: Cô cho trẻ xem tranh chuyện trong chủ đề.

          Góc phân vai: Cô cho trẻ tập đóng vai trong câu chuyện.

          Góc hoạt chơi tự do: Cô cho trẻ xếp nhà, xếp đường đi cho thỏ.

+ Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát cây thị, cây táo để trẻ nhận biết tên gọi đặc điểm của cây, quả.

+ Giờ trả trẻ: Cô cho trẻ xem ti vi các câu chuyện có trong chủ đề.

     *, Giải pháp 8: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học

     Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non  làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, đạt hiệu quả giáo dục cao.

Trẻ thích thú với những câu chuyện, bài thơ hay được thể hiện trên máy tính, có kết hợp cùng với âm thanh và hình ảnh hấp dẫn.

                                   Các bé đang xem truyện: Chú dê đen

Ví dụ:

Khi dạy trẻ kể chuyện “Sự tích Hoa mào gà” cần tạo dựng lên một số hình ảnh đẹp về Hoa mào gà, Gà Mơ trên máy tính để trẻ quan sát. Qua hình thức quan sát hình ảnh và nghe kể chuyện của cô sẽ là yếu tố ban đầu của tư duy lôgic cho

 quá trình cảm nhận tác phẩm văn học.

Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trong  phần mềm cài đặt, mua  băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền đạt, quay phim  làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học.

Ví dụ:

Dạy kể chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”. Để chuẩn bị cho bài giảng, ý tưởng của tôi tạo cho trẻ hứng thú và khơi gợi ở trẻ trí tưởng tượng và ngôn ngữ mạch lạc bằng cách cho trẻ xem video clip vở kịch rối tóm tắt theo truyện Bác gấu đen và hai chú thỏ. Tôi tập kể diễn cảm tóm tắt nội dung cốt truyện, sưu tầm rối hình Bác gấu đen, thỏ Nâu, thỏ Trắng. Sau đó được quay làm đĩa CD và lưu vào máy vi tính, khi dạy có thể cho xem trên đầu đĩa ti vi hoặc dùng máy vi tính để mở.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như vậy, tôi thấy các cháu thích thú khi được thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và tích cực vào Phát triển ngôn ngữ.

Ngoài ra tôi còn sưu tầm những câu chuyện, bài thơ hay trên mạng Internet có những hình ảnh và nội dung hay, hấp dẫn phù hợp với độ tuổi của trẻ lôi cuốn trẻ sự hứng thú của trẻ.

                                  Sự tích bánh chưng bánh giày

 

*, Giải pháp 9: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh

- Giúp phụ huynh hiểu rõ kiến thức phát triển ngôn ngữ, từ đó tạo sự thống nhất giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc rèn trẻ.

- Nội dung và cách thức thực hiện:

+ Làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối kết hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ ở nhà.

+ Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, nguyên liệu như: Giấy, sách, những lọ nhựa, quần áo cũ, vải vụn ...

+ Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.

+ Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác.

Tuyên truyền tới phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh, sinh hoạt chuyên đề, trong các buổi phụ huynh thăm quan nhà trường.

Tuyên truyền bằng truyền thanh, đài phát thanh có nội dung theo chủ đề, những câu truyện hấp dẫn vào giờ đón, trả trẻ để các cháu và phụ huynh được nghe.

Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi cuốn trẻ, giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi về trẻ trong khi kể chuyện đọc truyện trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

8. Những thông tin cần được bảo mật

- Không có

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

         * Điều kiện về cơ sở vật chất: Để áp dụng được sáng kiến trước tiên cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ, ngoài đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát, giáo viên tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề…đảm bảo đầy đủ để công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả nhất.

* Điều kiện về con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy để thực hiện được đề tài Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi ” thì điều kiện về đội ngũ con người là hết sức cần thiết.

* Điều kiện về thời gian và không gian:

Tất cả học sinh trường mầm non Đồng Tĩnh - Đồng Tĩnh - Tam Dương.

Ngay sau khi kết thúc năm học trước tôi đã nghiên cứu những vấn đề gì nổi cộm cần khắc phục để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường và tôi đã đăng ký xây dựng đề tài "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi"  Tôi vừa đăng ký vừa đưa vào áp dụng. Thời gian từ tháng 09/2018 – tháng 02/2019 theo 3 giai đoạn sau:

Ngay từ khi nghiên cứu xây dựng đề tài, tôi đã áp dụng vào thực tiễn của nhà  trường , và lên kế hoạch chia ra thành 3 giai đoạn:                                                                                                                                              

Giai đoạn 1 (tháng 02 đến  tháng 09/2018):  Tìm hiểu và khảo sát cơ sở vật chất phục vụ quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, chất lượng, sự hiểu biết cũng như quá trình áp dụng của giáo viên vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ để tìm ra giải pháp tốt nhất.

           Giai đoạn 2 (từ tháng 10/2018 đến tháng 11/2018): Áp dụng các biện pháp, phương pháp  vào quá trình chăm sóc sức khoẻ trẻ.  

      Giai đoạn 3 (từ  tháng 12/2018 đến tháng 2/2019): Hiệu quả khi áp dụng

            10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

          10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

Sau quá trình nghiên cứu đề tài và qua việc áp dụng một số giải pháp của bản thân vào hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi từ tháng 2/2018 đến 20/02/2019.

Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng và khả năng sử dụng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở lớp mình tôi đã thu được kết quả sau:

Bảng B: Đánh giá đến ngày 20/02/2019

 

Nội dung

Tốt

Khá

TB

Yếu

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

1. Khả năng nghe và nói

21

84%

4

16%

0

0%

0

0%

2. Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ

18

72%

7

28%

0

0%

0

0%

3. Khả năng đóng kịch

12

48%

12

48%

1

4%

0

0%

4. Tập kể chuyện

16

64%

9

36%

0

0%

0

0%

5. Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết

8

32%

15

60%

2

8%

0

0%












Nhận xét

            Qua bảng A và bảng B cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ sau khi áp dụng các giải pháp vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Kết quả khi sử dụng giải pháp trên như sau:

Nội dung

Tháng 8/2018

Tháng 02/2019

1. Khả năng nghe và nói

60%

84%

2. Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ

40%

72%

3. Khả năng đóng kịch

8%

40%

4. Tập kể chuyện

36%

64%

5. Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết

12%

32%

          Với kết quả trên, tôi chắc chắn rằng đến hết năm học 2018 – 2019 tỉ lệ tốt sẽ tăng lên nhiều hơn nữa.

* Lợi ích về kinh tế

          - Giáo viên tự sưu tầm hoặc vận động phụ huynh tham gia ủng hộ những đồ dùng đã qua sử dụng, tìm kiếm được nguồn tài liệu trên mạng Internet mà không mất tiền mua nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu phát triển ngôn ngữ qua các trò chơi, hoạt động hoc, trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh....

      * Lợi ích đối với xã hội

      - Làm tăng vốn hiểu biết cho trẻ, các cháu hứng thú tham gia các hoạt động, sáng tạo trong mọi công việc.

     - Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị cũng đã được trang bị đầy đủ hấp dẫn trẻ.

     Do đó việc chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ là tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc và đúng đắn cho quá trình phát triển sau này của trẻ.

 Góp phần đào tạo cho xã hội, cho đất nước một thế hệ trẻ phát triển toàn diện.

     *  Đối với giáo viên

        - Nắm vững được các nội dung, phương pháp để dạy trẻ.

- Thường xuyên lồng ghép giáo dục văn học vào các hoạt động hàng ngày để dạy trẻ.

          - Biết khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Tạo môi trường phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả.

-  Nâng cao khả năng sử dụng linh hoạt, đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ

 đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ.

Bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi đồng nghiệp những kinnghiệm, kĩ năng phát triển ngôn ngữ, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động vân học, đặt nền móng vững chắc cho trẻ bước vào chân trời tri thức.

  - Thường xuyên kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.

            - Trải qua quá trình thực hiện sử dụng một số biện pháp và hình thức phát triển tính  tích  cực  vận  động  trong  giáo  dục  thể  chất  tôi  rút  ra  được  một  số  kinh nghiệm cho bản thân:

     + Trước hết phải lập kế hoạch phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

     + Khi có kế hoạch rồi phải thống nhất với các giáo viên trong lớp về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp.

     + Để tổ chức tốt các giờ hoạt động vân học cần có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.

     + Cần có những hình thức phong phú và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động.

     + Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ, khả năng sử dụng vốn từ của trẻ.

     + Cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.

     - Để trẻ hoạt động phát triển ngôn ngữ có hiệu quả cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.

         10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Nhìn chung, trẻ em trước tuổi mẫu giáo có những đặc tính tâm lí như sau: Dễ tiếp thu, dễ xúc cảm, hồn nhiên và dễ tin, tư duy mang tính chất cụ thể và biểu cảm. Những đặc tính đó của lứa tuổi nhỏ đã giúp cho việc dạy học diễn ra rất dễ dàng. Tính hồn nhiên dễ tiếp thu, xúc cảm và tính cụ thể của tư duy các em đã tạo nên cơ sở tuyệt vời để phát triển trí tưởng tượng tái hiện và sáng tạo. Đặc tính này khiến cho chúng ta dễ dàng khiêu gợi những cảm xúc của các em, kích thích các em đọc một cách thích thú những bài thơ những bài thơ mà các em đã được học.

Thông minh nhanh nhẹn, tiến bộ nhanh đặc biệt là ngôn ngữ được phát triển tạo tiền đề cho việc đọc viết.

 Một số cháu còn nhút nhát, nói lắp, nói ngọng,  giờ đã tiến bộ rõ rệt.

Giúp giáo viên nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn.

Được nâng cao kiến thức cả về lý thuyết và thực hành, có sự chủ động sáng

 tạo trong khi tổ chức  hoạt động cho trẻ.

Trong bất kì trường hợp nào, cô giáo cũng cần phải biết lựa chọn những tác phẩm có yếu tố ngôn ngữ có tính biểu cảm, đồng thời phải làm cho chúng tiếp thu một cách dễ dàng tùy theo lứa tuổi. Các kĩ năng đọc diễn cảm vẫn cần được cũng cố và hoàn thiện trong suốt những năm ở trường mầm non.

          Không khí lớp học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính không khí chung của lớp học đã tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho việc đọc diễn cảm.

          Phân tích bằng diễn xuất đọc giáo viên phải sửa lổi đọc kịp thời và cho các cháu nhận xét, tập phê bình cách đọc của bạn. Việc sửa chữa những thiếu sót của các cháu còn phụ thuộc vào đặc điểm của giờ học.

Tuy kinh nghiệm còn khiêm tốn nhưng được rút ra từ thực tiễn giảng dạy, tôi muốn tổng hợp lại để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp giúp tôi làm phong phú hơn kinh nghiệm giảng dạy giáo dục âm nhạc nói riêng và các môn học khác nói chung.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post