Giáo án giáo dục công dân lớp 9 - Học kì 1 cv 5512

  DVTUAN.COM tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án giáo dục công dân lớp 9 - Học kì 1 cv 5512

Ngày soạn:                                                                  Ngày dạy:  

 

Tiết 1 – Bài 1

CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, vì  sao cần phải có chí công vô tư.

2. Kĩ năng:

 HS  phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, biết tự kiểm tra mình.

3. Thái độ:

 HS đồng tình ủng hộ, biết quý trọng những hành vi thể hiện chí công vô tư phê phán phản đối những hành vi tư lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

4. NL cần hướng tới:

 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

-    Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

……

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các họat động

A. HĐ khởi động

1. Mục tiêu:

-  HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cộng đồng,cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Em hiểu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ntn?

             “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
               Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
               Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
               Thiếu một mùa, thì không thành trời,
               Thiếu một phương, thì không thành đất.
               Thiếu một đức, thì không thành người” 

- HS tiếp nhận và thực hiện yêu cầu

- HS: trao đổi cặp đôi và tb

- Dự kiến sp: câu trả lời của HS( phẩm chất cần có của mỗi con người giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành theo 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức tính cũng không thành người….)

*Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

Gv nêu nên ý nghĩa sự cần thiết của sự chí công vô tư trong cuộc sống và dẫn dắt vào bài

B.Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thày- trò

    Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề (8’) .

1. Mục tiêu: HS hiểu được những việc làm thể hiện chí công vô tư…

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- TB miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:  1 HS đọc phần ĐVĐ

 các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận các vấn đề.

=> Thảo luận lớp các câu hỏi có ở phần gợi ý

? Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?

? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

- Học sinh: Làm việc

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: + Tô Hiến Thành dùng người chỉ căn cứ vào việc ai là ngừơi gánh vác được công việc chung của đất nước.

           => Điều đó chứng tỏ ông thực sự công bằng, không thiên vị.

- Hs: Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn cuộc đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.

=> Nhờ phẩm chất đó Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm cuả nhân dân ta đối với người; Tin yêu lòng kính trọng, sự khâm phục lòng tự hào và sự gắn bó thân thiết gần gũi…

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

- Gv: Nhận xét - bổ sung => Kết luận

Việc làm của Tô Hiến Thành và Hồ Chủ Tịch có chung một phẩm chất rất đáng quý. Đó là “chí công vô tư”

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học (19’)

1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện…

2. Phương thức thực hiện:

- Trải nghiệm

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Qua đây em hiểu thế nào là chí công vô tư?

? Em hãy tìm những biểu hiện của chí công vô tư

? Qua đó em thấy chí công vô tư có ý nghĩa  như thế nào với cá nhân và tập thể (xh)

? Để trở thành người chí công vô tư chúng ta phải làm gì ?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

- Dự kiến sản phẩm

    Là phẩm chất đạo đức tốt dẹp trong sáng và cần thiết  của tất cả mọi người…

- Qua lời nói: bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lí,....

- Qua hành động : Dạy học miễn phí, cho điểm công bằng.....

Gv: Nếu một người luôn luôn cố gắng vươn lên bằng tài năng sức lực của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho bản thân (như mong làm giầu, đạt kết quả cao trong học tập... thì đó có phải là hành vi của sự chí công vô tư ko ? - có)

? Trái với chí công vô tư là gì ? Cho ví dụ ?

Hs : tự tư tự lợi, ích kỷ, tham lam – nâng đỡ con cháu kém tài, đức đảm nhận những vị trí quan trọng.

Gv: Đưa ra những biểu hiện của sự tự tư tự lợi, giả danh chí công vô tư hoặc lời nói thì chí công nhưng việc làm lại thiên vị.....Để học sinh phân biệt.

Có những kẻ miệng nói có vẻ chí công vô tư nhưng hành động và việc làm lại thể hiện sư ích kỷ, tham lam đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể...thì đó là kẻ đạo đức giả không phải là những con người chí công vô tư thực sự . (trù dập, tham ô...)

Gv: Mỗi người chúng ta không những phải có nhận thức đúng đắn để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư (Hoặc không chí công vô tư) mà còn cần phải có thái độ ủng hộ , quý trong người chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi thiếu công bằng.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

I. Đặt vấn đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học

1.Chí công vô tư:

    Là phẩm chất đạo đức tốt dẹp trong sáng và cần thiết  của tất cả mọi người.

2. Biểu hiện của chí công vô tư:

+ Thể hiện sự công bằng, không thiên vị.

+ Giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Ý nghĩa của chí công vô tư

    -  Với xã hội : Thêm giàu mạnh , công  bằng, dân chủ

    -  Với cá nhân: Được mọi người tin yêu

4. Rèn luyện chí công vô tư

- Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư

- Phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

 

 

 

 

C. HĐ luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

     -  Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động:  vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? Đọc, giải thích câu ca dao

“Trống chùa ai vỗ thì thùng

Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”

(phê phán những việc làm vì lợi ích cá nhân, tham lam, vị kỉ, lấy của chung làm của riêng)

-         GV: Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập.

GV: cho HS  làm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt.

Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm.

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS

* Dự kiến sản phẩm

Bài 1.

- d,e: chí công vô tư.  Vì Lan và Nga giải quyết công việc xuất phát vì lợi ích chung

- a,b,c,đ : không .

Bài 2.

- Tán thành: d,đ

- Không tán thành: a,b,c.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

->Giáo viên chốt kiến thức

D. HĐ vận dụng

1. Mục tiêu:  Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

     Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động:  vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Hãy kể những biểu hiện chí công vô tư và không chí công vô tư của em, bạn em và những người xung quanh. Đề xuất cách rèn luyện để có chí công vô tư

- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:cá nhân, cặp đôi

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Vở HT của HS

*Báo cáo kết quả: Thuyết trình

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

E. HĐ tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu:  Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

     Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng

3. Sản phẩm hoạt động:  vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Tìm một số tấm gương về chí công vô tư, chưa chí công vô tư:

+ Truyện kể thái sư T.T.Độ( vợ là Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung)

+ Bộ trưởng bộ GTVT Đinh La Thăng… tham ô tài sản nhà nước.

-  Đọc các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn  nói về chí công vô tư.

Phương thức thực hiện: GV: giao dự án cho HS

- HS thực hiện theo phương pháp đề án và báo cáo vào tiết học sau

...

 Tải Xuống

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post