Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 Đề tài luận án: Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                    

Mã số: 9340201_TC

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bích Thủy                

Mã NCS: NCS36.068TC

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài, TS. Nguyễn Đức Hiển

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, trên cơ sở các yếu tố cơ hội của mỗi loại hành vi gian lận kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu của các chuyên gia), các yếu tố cơ hội được nhóm thành 3 nhóm yếu tố gồm (1) Nhóm các yếu tố cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành; (2) Nhóm các yếu tố cơ hội do nhà đầu tư, (3) Nhóm các yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát.

Thứ hai, bằng phương pháp phỏng vấn sâu và phân tích các tình huống điển hình, hai thang đo được bổ sung trong mô hình nghiên cứu là các yếu tố “Thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong điều tra, xử phạt còn nhiều hạn chế” trong nhóm các yếu tố do quản lý, giám sát thị trường và yếu tố “Nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tư vấn trên các diễn đàn chứng khoán” trong nhóm các yếu tố do nhà đầu tư.

            Thứ ba, dựa trên tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước về hành vi gian lận nói chung của Merriam Webster (1996), Yue Wang (2005), Ernst & Young (2009), Albrecht & cộng sự (2012), luận án phân tích và đưa ra quan điểm phù hợp về hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Theo đó, khái niệm được đề xuất như sau “gian lận trên thị trường chứng khoán là bất kỳ hành vi cố ý nào liên quan đến chứng khoán hoặc giao dịch chứng khoán trái với các quy định của pháp luật”.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Thứ nhất, nghiên cứu khám phá và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm yếu tố cơ hội ảnh hưởng lớn nhất là “Cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành”, tiếp theo là Nhóm yếu tố “Cơ hội do quản lý, giám sát thị trường” và cuối cùng là nhóm yếu tố “Cơ hội do nhà đầu tư”. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp trong quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, kiểm định sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát. Kết quả cho thấy nam giới có nhận thức về hành vi gian lận cao hơn so với nữ giới. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo trình độ học vấn, theo đối tượng khảo sát. Từ đó, đề xuất các giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các nhà đầu tư một cách phù hợp.

Thứ ba, phân tích nội dung, phương pháp, công cụ quản lý đối với hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua phân tích một số hành vi gian lận điển hình, những vấn đề bất cập trong quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán được phân tích, kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng để làm rõ nguyên nhân – chính là các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận, từ đó đề xuất các giải pháp để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

 

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation topicResearch on fraudulent behaviors on the Vietnam’s stock market

Major: Finance - Banking                                           

Code: 9340201_TC

Graduate student: Nguyen Thi Bich Thuy                

Graduate student code: NCS36.068TC

Supervisor: Vice Prof.Dr. Nguyen Huu Tai, PhD. Nguyen Duc Hien

Training facility: National Economics University

New academic and theoretical contributions

Firstly, on the basis of the opportunity factors of each type of fraudulent behavior combined with qualitative research results (in-depth interviews with experts), the opportunity factors are grouped into 3 groups of factors, including (1) Group of opportunity factors issued by insiders and organizations; (2) Group of opportunity factors issued by investors, (3) Group of opportunity factors issued by manager and supervisor.

Secondly, adding 2 scales in the research model are the factors "The authority of the SSC in inspection, examination and sanction is still limited" in the group of factors due to market management and supervision and "Investors trade according to advisory information on stock forums" in the group of factors issued by investors.

            Third, on the basis of the concepts of fraud by Merriam Webster (1996), Yue Wang (2005), Ernst & Young (2009), Albrecht et al (2012), the dissertation gives a suitable view on for fraud on the stock market. Because the concepts in the above studies are the concept of fraud in general or the concept of fraud in the field of accounting and auditing. The concept is proposed as follows, "fraud on the stock market is any deliberate behavior related to securities or securities transactions contrary to the provisions of the law”.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the dissertation

Firstly, the research explores and determines the influence of the opportunity factors leading to fraudulent behavior on Vietnam's stock market. The group of opportunity factors that influence the most is "Opportunities issued by insiders and organizations", followed by Group of factors "Opportunities issued by market manager and supervisor" and finally, group of factors " Opportunities issued by investors. From there, the dissertation proposes solutions in managing fraudulent behaviors on the stock market.

Secondly, verifying the difference in perception of fraudulent behaviors among experts by gender, education level, and surveying objects. The results show that men are more aware of fraudulent behavior than women. The research also showed that there was no difference in perception of fraudulent behaviors among experts by education level, by survey respondents. From there, the dissertation proposes solutions in training and fostering knowledge for investors appropriately.

Thirdly, analyzing the content, methods and management tools for fraud in the stock market of Vietnam. Through analyzing some typical frauds, inadequacies in management of fraudulent acts in the stock market are analyzed, combined with quantitative research results to clarify the cause - main are the opportunity factors leading to fraud, thereby proposing solutions for the State Securities Commission to strengthen management of fraud in the stock market.

Tải file đầy đủ: Tại đây hoặc Tại đây

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post