Skkn Ứng dụng sản phẩm “Vòng quay kì diệu” vào các hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ 4-5 tuổi

 


1. Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: năm học 2020-2021

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: : Ứng dụng sản phẩmVòng quay kì diệu” vào các hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ 4-5 tuổi.

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non

4. Ngày Sáng kiến được áp dụng lần đầu

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

     Với đề tài: Ứng dụng sản phẩm “Vòng quay kì diệuvào các hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ 4-5 tuổi có tính mới như sau:

Tạo ra được sản phẩm vừa mới lạ vừa phù hợp với trẻ, ứng dụng được vào nhiều hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Qua đó phát huy được tính tích cực của trẻ và nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển toàn diện cho trẻ.

Tạo môi trường vui chơi, học tập đa dạng cho trẻ. Giúp trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi, giúp trẻ có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân.

 Một số hoạt động ứng dụng sản phẩm “vòng quay kì diệu” trẻ được thực hiện theo nhóm. Điều này giúp nâng cao tinh thần đoàn kết và khả năng làm việc nhóm của trẻ.

5.2. Nội dung của sáng kiến

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nguồn nguyên vật liệu sẵn có rất phong phú và đa dạng. Bản thân tôi luôn luôn chú trọng đến các nguồn nguyên liệu có tính bền vững cao, dễ tìm kiếm và đặc biệt là an toàn cho trẻ khi sử dụng như:  Gỗ, ống nước, bóng mủ… để từ đó tạo ra những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tạo ra cho trẻ mầm non có tính thẩm mỹ cao, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Muốn làm được điều này, trước khi dự định làm một sản phẩm đồ dùng đồ chơi nào đó cho trẻ, bản thân tôi luôn định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để sưu tầm nguyên vật liệu.

         Hiện nay đồ dùng, đồ chơi trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Một số đồ dùng đồ chơi không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; mang tính bạo lực không an toàn cho trẻ. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh. Trong khi đó, những nguyên vật liệu mở sẵn có xung quanh chúng ta có rất nhiều. Xuất phát từ ý tưởng tạo ra một sản phẩm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ từ nguyên vật liệu mở, tôi đã mạnh dạn làm và ứng dụng sản phẩm “Vòng quay kì diệu” vào các hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ tại lớp chồi 1- trường mầm non Hoa Mai trong năm học 2020-2021.

SẢN PHẨM “VÒNG QUAY KÌ DIỆU”

1. Chuẩn bị nguyên vật liệu: 

+ Gỗ: 2 thanh gỗ, mỗi thanh dài khoảng 1m; 2 khối gỗ dày khoảng 35cm

+ Ốc vít: 30 cái

+ Sơn màu: 5 màu (xanh lá cây, hồng, trắng, vàng, xanh ngọc)

 + Giấy decal: 2 màu (Xanh dương, vàng)

 + Ống nước: 5m cắt nhỏ chia đều ra thành 10 đoạn nhỏ.

 + Xốp bitis và giấy nỉ đủ màu: Dùng để trang trí

2. Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Lựa chọn các thanh gỗ phù hợp, vệ sinh sạch sẽ, bào mịn bề mặt bên ngoài để đảm bảo an toàn cho trẻ khi vui chơi.

 

+ Bước 2: Đục lỗ các vị trí cần gắn ống.

+ Bước 3: Khoan để bắt vít cố định 2 thanh gỗ lại với nhau

                                            

+ Bước 4: Cố định 2 khối gỗ dày để làm phần đế trụ của vòng xoay.

+ Bước 5: Chia ống nước ra thành từng đoạn rồi rửa sạch, phơi khô và bọc decal màu trang trí.

+ Bước 6: Sơn màu các bộ phận.

 

+ Bước 7: Lắp ráp các bộ phận và trang trí để được sản phẩm hoàn chỉnh.

3.  Ứng dụng củasản phẩm “Vòng quay kì diệu” vào các hoạt động vui chơi, học tập như sau:

a. Lĩnh vực PTTC:

* Hoạt động thể dục: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh”

          Mục đích: Trẻ nhận biết được chữ số và ném được số vòng tương ứng chữ số trên trái bóng đồng thời rèn luyện tố chất vận động nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.

Chuẩn bị: Vòng quay kì diệu, bóng mủ có gắn số từ 1-5, vòng ném.

Cách chơi: Trẻ xếp thành hàng dọc chơi theo tổ. Lần lượt các thành viên trong mỗi tổ sẽ chạy zíc zắc qua các chướng ngại vật lên ném vòng vào cột xoay. Khi ném trẻ phải chú ý xem trái bóng có dán số lượng mấy thì chỉ ném vào cột số vòng tương ứng. Sau khi ném đủ số vòng ở cột đó thì trẻ sẽ quay vòng quay để tiếp tục ném vòng vào các cột bóng khác.

 Kết quả: Trẻ vui vẻ, hào hứng tham gia chơi; ngoài ra trẻ còn tập trung, chú ý và ném đúng số vòng tương ứng chữ số dán trên bóng.

 

Trẻ chơi trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh”

 

 

b. Lĩnh vực phát triển nhận thức:

* Hoạt động làm quen với toán: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Vòng quay kì diệu”

Mục đích: Trẻ nhận biết được chữ số và tạo được nhóm đồ dùng theo yêu cầu của cô.

Chuẩn bị: Vòng quay kì diệu, một số PTGT, rổ đựng lô tô cho trẻ.

Cách chơi: Ví dụ với đề tài đếm đến 5, chủ đề giao thông. Cô sẽ gắn các PTGT lên cột xoay. Khi vòng quay dừng lại và kim chỉ và PTGT nào thì trẻ sẽ tạo nhóm PTGT đó có số lượng là 5.

Kết quả: Trẻ tập trung, chú ý hơn khi thực hiện.

 

Trẻ chơi trò chơi “Vòng quay kì diệu”

* Hoạt động tìm hiểu môi trường: Cô tổ chức cho trẻ tìm hiểu về một số loại quả             

Mục đích: Trẻ nắm được tên gọi, đặc điểm bên ngoài và ích lợi của một số loại quả

Chuẩn bị: Vòng quay kì diệu, một số loại quả.

Thực hiện: Cô gắn lên mỗi cột của vòng quay 1 loại quả. Cho trẻ kết thành 3-4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ mời 1 bạn đại diện lên quay vòng. Khi vòng quay dừng lại kim chỉ vào loại quả nào thì bạn đại diện sẽ mang quả đó về nhóm của mình cùng nhau thảo luận. Sau thời gian cô quy định lần lượt từng nhóm sẽ lên trình bày về quả của nhóm mình.

Kết quả: Trẻ hào hứng chờ đợi xem nhóm mình sẽ quay trúng quả gì và sôi nổi tham gia trò chuyện về loại quả của nhóm mình.

Trẻ quay để chọn quả

Trẻ về nhóm cùng nhau trò chuyện về quả thanh long

c. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

* Hoạt động làm quen văn học: Cô tổ chức cho đọc thơ, kể chuyện theo tranh.

Mục đích: Trẻ nắm được nội dung bài thơ, câu chuyện qua tranh.

Chuần bị: Vòng quay kì diệu, tranh thơ hoặc tranh truyện.

Thực hiện: Cô gắn các bức tranh có nội dung bài thơ, câu chuyện lên vòng quay. Khi vòng quay dừng lại ở bức tranh nào thì trẻ phải đọc được những câu thơ hoặc kể được đoạn truyện có nội dung nói về bức tranh.

 Kết quả: Thay vì như trước đây cô sẽ mời trẻ lên thể hiện nội dung 1 bức tranh do cô chỉ định thì bây giờ trẻ được quay vòng và được thể hiện nội dung bức tranh mà mình vừa quay được nên trẻ rất thích thú, tò mò và hồi hộp. Chính vì vậy mà giờ học cũng diễn ra sôi nổi hơn.

 

Trẻ đọc thơ theo tranh

 

d. Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ.

* Hoạt động giáo dục âm nhạc: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Vòng quay âm nhạc”

Mục đích: Trẻ rèn luyện khả năng tập trung chý ý và khả năng ca hát cho trẻ.

Chuần bị: Vòng quay kì diệu, hình ảnh một số con vật

Thực hiện: Cô gắn một số con vật lên cột quay, khi vòng quay dừng lại và kim chỉ về phía con vật nào thì trẻ sẽ hát bài hát nói về con vật đó.

Kết quả: Trẻ tập trung, chú ý lên vòng quay, thể hiện khá tốt các bài hát.

 

Trẻ chơi trò chơi “Vòng quay âm nhạc”

 

Ngoài ra, với sản phẩm “Vòng quay kì diệu” này tôi còn sử dụng cho trẻ chơi, hoạt động ngoài trời (Ném vòng, Thi nói nhanh, tổ nào nhanh hơn…) hoặc có thể sử dụng cho trẻ 5-6 tuổi với hoạt động làm quen chữ cái.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến

          Khi áp dụng sản phẩm “Vòng quay kì diệu” vào các hoạt động vui chơi , học tập của trẻ 4-5 tuổi tại đơn vị tôi đang công tác đã đem lại kết quả rất tốt. Trẻ tích cưc,hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ.

          Ngoài ra, sản phẩm “Vòng quay kì diệu” còn có thể áp dụng cho các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ 3-6 tuổi tại trường mầm non Hoa mai và có thể nhân rộng cho các trường mầm non trên địa bàn thị xã.

6. Những thông tin cần bảo mật: Không

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

Bản thân giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề mến trẻ, tích cực tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mới lạ thu hút sự chúy ý của trẻ.

Có sự quan tâm giúp đỡ từ ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Đặc biệt là khả năng hợp tác của trẻ trong quá trình vui chơi, học tập cùng sản phẩm “Vòng quay kì diệu”.

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

8.1. Trước khi áp dụng sản phẩm “Vòng quay kì diệu”

Bản thân giáo viên chưa có sự đầu tư làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ vui chơi, học tập. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của trẻ mà quên đi việc cho trẻ được trải nghiệm với các đồ dùng, đồ chơi trực quan, nhất là những đồ chơi tự tạo.

Chưa tận dụng tối đa những nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ

Sự phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong công tác tìm kiếm nguyên vật liệu và làm đồ dùng đồ chơi là chưa được tốt.

Trẻ không có cơ hội được tham gia đóng góp nguyên vật liệu cùng cô và được chơi cùng sản phẩm an toàn, hiệu quả như sản phẩm “Vòng quay kì diệu”

8.2. Sau khi áp dụng sản phẩm “Vòng quay kì diệu”

Sau khi sử dụng sản phẩm “Vòng quay kì diệu” mình làm được vào trong giảng dạy tôi đã thu được những hiệu quả nhất định

* Đối với giáo viên:

          Đã có thêm được một sản phẩm đồ dùng đồ chơi có chất lượng với độ bền cao, dễ làm, dễ sử dụng, dễ tìm kiếm nguyên liệu, an toàn cho trẻ khi sử dụngđặc biệt có thể tháo ráp nên rất gọn không chiếm nhiều diện tích, ứng dụng được nhiều hoạt động dạy học.

          Đầu tư nhiều hơn vào công tác làm đồ dùng đồ chơi, quan tâm hơn tới việc chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.

* Đối với trẻ:

Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập hơn. Các nội dung học tập được tổ chức dưới hình thức trò chơi nên giờ học diễn ra nhẹ nhàng hơn, trẻ thoải mái hơn, hứng thú hơn và tiếp thu bài nhanh hơn.

 Trẻ còn tích cực sưu tầm, hỗ trợ cho cô một số nguyên liệu như chai nhựa, lon bia, bóng mủ, dây dù, ống nước…

    * Đối với nhà trường:

Đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn, tạo điều kiện cho cô dạy tốt, trò học giỏi.

* Đối với phụ huynh:

Quan tâm hơn, phối hợp chặt chẽ hơn với giáo viên, nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Đối chiếu với kết quả khảo sát  đầu năm, đến thời điểm hiện tại tôi thấy kết quả khảo sát đã có sự tiến bộ rõ rệt trên trẻ:

STT

Các mặt phát triển (khảo sát trên 27 trẻ tại lớp)

Tỉ lệ % đạt được khi chưa áp dụng biện pháp

Tỉ lệ % đạt được sau khi áp dụng biện pháp

Số trẻ

Tỉ lệ %

Số trẻ

Tỉ lệ %

1

Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

10/27

37%

25/27

93%

2

Trẻ thuộc, hiểu nhanh, có sự tư duy

6/27

22%

20/27

74%

3

Trẻ có sự khéo léo của đôi bàn tay

12/27

44%

24/27

89%

4

Trẻ tích cực sưu tầm và đóng góp nguyên vật liệu

5/27

19%

26/27

96%

Previous Post Next Post