Giáo án chủ đề Thời tiết, khí hậu trên trái đất

 Chủ đề: THỜI TIẾT KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

(Gồm mục 1 (Bài 18); Các câu 1, 4 và 5 (Bài 21. Thực hành) và mục 2 bài 22)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

-Trình bày và  Phân biệt được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.

- Đánh giá được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa: dạng biểu đồ, các yếu tố được thể hiện trên biểu đồ.

- Xác định được các đại lượng dựa vào trục của hệ tọa độ.

- Phân tích được biểu đồ, nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của 1 địa điểm cụ thể

- Giải thích được vì sao biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam lại có sự khác nhau.

-  Phân biệt được vị trí và tên gọi của các vành đai nhiệt, vị trí và đặc điểm khí hậu của các đới lạnh, ôn hòa, nóng trên Trái Đất.

-  So sánh, giải thích được sự khác nhau giữa các đới khí hậu

2. Kĩ năng

- Tập làm quen với dự báo thời tiết ghi chép một số yếu tố thời tiết.

- Xác định được vị trí các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái Đất.

- Đọc và phân tích hình minh hoạ.

- Chỉ ra được mối quan hệ địa lí giữa khí hậu và cảnh quan. 

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

- Có khả năng nhận biết và tìm hiểu về thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa) tại 1 địa điểm cụ thể.

- Hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lục chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ.

+Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về biểu đồ.

 +Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh.

 + Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa các khu vực.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập

- Bài trình chiếu, tổng kết

- Cập nhật thông tin, hình ảnh.

- Giấy A0, ảnh, máy tính, bảng lược đồ, hình các đới khí hậu, ô kiến thức, bộ bài tú lơ khơ...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Giấy note, giấy A4.

- Đọc, phân tích, giải thích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

 

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

Trình bày được khái niệm thời tiết , khí hậu,

Phân biệt được khái niệm thời tiết, khí hậu,

 

Tập làm quen với dự báo thời tiết ghi chép một số yếu tố thời tiết.

 

THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA

Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ.

Cách biểu hiện của từng yếu tố trên biểu đồ.

Phân tích số liệu từ biểu đồ và thống kê vào bảng.

 

Giải thích được ý nghĩa của việc biểu hiện nhiệt độ lượng mưa bằng biểu đồ.

Nhận xét nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội

 

Giải thích được vì sao biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam lại có sự khác nhau. Liên hệ thực tế địa phương.

 

CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

 

Phân biệt được vị trí và tên gọi của các vành đai nhiệt, vị trí và đặc điểm khí hậu của các đới lạnh, ôn hòa, nóng trên Trái Đất

So sánh, giải thích được sự khác nhau giữa các đới khí hậu.

 

Liên hệ so sánh về khí hậu Việt Nam với châu Phi và giáo dục biến đổi khí hậu.

IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI

Các yêu cầu cần đạt của chủ đề

Các câu hỏi kiểm tra đánh giá

Nhận biết

1/Nêu khái niệm thời tiết và khí hậu

2/HS ghi chép lại  những thông tin nói về thời tiết hoặc khí hậu trong bản tin.

Thông hiểu

1/Nêu ví dụ để phân biệt sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.

2/Bằng kiến thức của bản thân hãy phân tích về thông tin mà em biết.

3/Em nhìn thấy được yếu tố gì trên biểu đôg? Yếu tố đó thể hiện điều gì

4/HS phân tích biểu đồ hình 56, 57 và hoàn thành bảng

5/Vẽ hình cầu, xác định vị trí và đặc điểm của các đới khí hậu

6/Nguyên nhân tạo ra sựu khác biệt giữa các đới, Việt Nam thuốc đới khí hậu nào

Vận dụng

1/Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa phương dựa vào số liệu giáo viên cung cấp.

2/Phân tích sự giống nhau và khác nhau về khí hậu của 2 địa điểm A và B

3/Giải thích sự khác nhau đó (quan sát lại H25 SGK/tr.29)

4/Vẽ lại sơ đồ các đới khí hậu trên Trái đất. Điền tên các đới khí hậu/ tô màu theo hình dưới đầy và chú giải.

Vận dụng cao

1/Tại sao cũng cùng vành đai nhiệt đới, nhưng nhiệt độ châu phi lại cao hơn VN

 

 

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Tiết 1:  THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

-Trình bày và  Phân biệt được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.

- Đánh giá được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa: dạng biểu đồ, các yếu tố được thể hiện trên biểu đồ.

- Xác định được các đại lượng dựa vào trục của hệ tọa độ.

- Phân tích được biểu đồ, nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của 1 địa điểm cụ thể

- Giải thích được vì sao biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam lại có sự khác nhau.

2. Kĩ năng

- Tập làm quen với dự báo thời tiết ghi chép một số yếu tố thời tiết.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

- Có khả năng nhận biết và tìm hiểu về thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa) tại 1 địa điểm cụ thể.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lục chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ.

+Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về biểu đồ.

 +Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh.

 + Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa các khu vực.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập

- Bài trình chiếu, tổng kết

- Cập nhật thông tin, hình ảnh.

- Giấy A0, ảnh, máy tính, bảng lược đồ, hình các đới khí hậu, ô kiến thức, bộ bài tú lơ khơ...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Giấy note, giấy A4.

- Đọc, phân tích, giải thích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

         1.  Ổn định lớp. (1p’)     

          2.  Kiểm tra bài cũ. 

          3.Bài mới.

A. Tình Huống Xuất Phát (6p)

1. Mục tiêu:  Dẫn dắt vào bài học

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:  PP đàm thoại

3. Phương tiện

- Máy tính, máy chiếu.

- Giáo án.

- Tư liệu bài dạy.

4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: GV mở video dự báo thời tiết cho học sinh xem và trả lời câu hỏi.

Gọi học sinh trả lời câu hỏi theo cách rút thẻ con số may mắn ứng với số thứ tự các em trong sổ điểm.

https://www.youtube.com/watch?v=B7aJ48ZGyNs 

 + Yêu cầu HS ghi chép lại  những thông tin nói về thời tiết hoặc khí hậu trong bản tin.

+ Bằng kiến thức của bản thân hãy phân tích về thông tin mà em biết.

Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

B. Hình Thành Kiến Thức Mới – Luyện Tập 35’

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU (10 phút)

1. Mục tiêu

- Phân biệt và trình bày được thời tiết và khí hậu.

- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương qua thực tế và qua các bản tin dự báo thời tiết.

2. Phương pháp dạy học:

- Phát vấn, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi  mở, liên hệ thực tế.

3. Hình thức tổ chức dạy học: Cặp đôi

4. Tiến trình hoạt động

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Tải Xuống Tài Liệu

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/

Post a Comment

Previous Post Next Post