Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8, 9

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô và các em học sinh Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8, 9.

Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích ít nhiều quý thầy cô và các em học sinh chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi lịch sử 8, 9 sắp tới.

      Câu hỏi 1:

      Trình bày hoàn cảnh, nội dung cơ bản và rút ra nhận xét của em về các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX ở VN.

      Gợi ý trả lời:

      * Hoàn cảnh:

      - Nửa sau TK XIX, đ/n tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

      - Để đối phó với tình hình đó, triều đình Huế tăng cường bóc lột nhân dân (thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực: cho nộp tiền để chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, cho mua quan bán tước...).

      - Nhiều cuộc bạo loạn chống triều đình nổ ra. Tuy ác cuộck/ thất bại nhưng nó làm cho tài lực và binh lực triều đình suy yếu. Mâu thuẫn g/c ngày càng sâu sắc.Trong khi đó TD Pháp đang ráo   riết chuẩn bị x/l nc ta.

      - Vận nước nguy nan đã tác động đến các quan lại, sĩ phu yêu nc tiến bộ. Nhiều đề nghị cải cách, duy tân đc đưa ra.

      * Nội dung cơ bản:

      Trong những năm trước khi TDP đánh thành HN lần thứ nhất, ở nc ta đã rộ lên một pt đề nghị cải cách, Duy tân của các văn thân, sĩ phu như Phạm Phú Thứ, Ng. Trường Tộ, Ng. Lộ Trạch… Các đề nghị cải cách đó đã đề cập đến những lĩnh vực của đ/s KT – XH nc ta lúc đó, phản ánh tâm tư muốn thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ PK đương thời, đưa đ/n thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc ch/tr x/l của Pháp. Đó là những nội dung cơ bản sau:

      - Muốn đưa đ/n theo con đường duy tân Nhật Bản.

      - Muốn biệt đãi người p.Tây, học người p.Tây để đưa đ/n thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu.

      - Cải cách chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ GD.

      * Nhận xét:

      Tích cực:

      - Nhìn thấy rõ sự khủng hoảng nghiêm trọng về KT và sự bất ổn về CT – XH lúc bấy giờ.

      - Nhìn thấy sự tồn tại quá lâu đời của ý thức hệ pk là nhân tố chính cản trở sự canh tân đ/n.

      - Thể hiện lòng y/n muốn Duy tân để đưa đ/n ph/tr.

      - Những đề nghị cải cách đã vượt qua những định kiến, ghen ghét của chế độ pk đương thời, để làm cho đ/n ph/tr.

      Hạn chế:

      - Những cải cách chưa đề ra biện pháp cụ thể để canh tân đ/n.

      - Phần lớn các sĩ phu còn chấp nhận sự tồn tại của chế độ pk.

      Câu hỏi 2:

      So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… qua đó làm rõ điểm mới trong con đường cứu nước của Người.

      Gợi ý trả lời:

      * Giống:

      Đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước, giành đ/l cho dân tộc.

      * Khác:

      - PBC chủ trương cầu viện NB để đánh Pháp giành đ/l d.tộc.

      - PCT chủ trương dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho d.tộc.

      - NTT đi ra nước ngoài, đến chính nước đang thống trị d.tộc mình để tìm đương cứu nước mới.

      * Điểm mới:

      - Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, mà điều cần thiết cốt yếu là phải dựa vào chính mình (nội lực).

      - Người quyết định ra nước ngoài, cụ thể là sang p.Tây, trung tâm của nền VM thế giới lúc bấy giờ, và cũng là quê hương của các cuộc c/m lớn trong lịch sử để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm ntn, sau đó sẽ về giúp đồng bào mình.

      Câu hỏi 3:

      Phân tích tình hình VN giữa thế kỉ XIX trước cuộc x/l của TDP. Tại sao TDP chọn Đà Nẵng làm mục tiêu t/c đầu tiên ?

      Gợi ý trả lời:

      * Tình hình VN giữa thế kỉ XIX trước khi TDP x/l:

      - Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp x/l, VN là nước đ/l, KT đã có những bước ph/tr, nhưng đã bộc lộ những suy yếu.

      - Đ/S nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều cuộc k/n bùng nổ.

      - Khả năng phòng thủ sa sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự x/l của TB p.Tây.

      * TDPchọn Đà Nẵng làm mục tiêu t/c x/l đầu tiên vì:

      - Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận của tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn (biển sâu có thể cho tàu lớn vào), là đầu mối GT từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây. Đặc biệt gần kinh thành Huế (khoảng 80 km).

      - Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm m/đ: đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam, đánh ra Bắc, nhanh chóng t/c kinh thành Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc ch/tr x/l.

      Câu hỏi 4:

      Nêu những đề nghị cải cách ở VN cuối thế kỉ XIX. Vì sao những đề nghị cải cách này không được thực hiện. Từ đó rút ra điều kiện để thực hiện một cuộc cải cách ?

      Gợi ý trả lời:

      * Những đề nghị cải cách

      - 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (…), Đinh Văn Điền (…).

      - 1863 – 1871, Nguyễn Trường Tộ dâng 30 bản điều trần (…).

      - 1872, Viện thương bạc (…).

      - 1877, Nguyễn  Lộ Trạch (…).

      * :

      - Đất nc khủng hoảng: KT suy yếu, CT – XH bất ổn. Nhân tài vật lực kiệt quệ không đủ khả năng tiến hành cải cách.

      - Triều đình Huế cố chấp, bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với h/c, khư khư ôm lấy cái cũ không chịu đ/m. Còn người có tư tưởng cải cách lại không phải là người có quyền lực cao trong triều đình pk.

      - Thiếu sự đồng thuận từ triều đình đến dân chúng… Bản thân những đề nghị cải cách cũng còn nhiều h/c.

      - Đ/n đã bị TDP x/l nên càng khó tiến hành cải cách.

      * Điều kiện để thực hiện một cuộc cải cách:

      - Cải cách là yêu cầu khách quan của lịch sử, muốn tồn tại và p/t nhất thiết phải cải cách.

      - Để một cuộc cải cách thành hiện thực phải có các điều kiện:

      + Sự đồng thuận từ trên xuống dưới, quyết tâm của người l/đ, sự ủng hộ của nh/dân.

      + Phải có điều kiện thuận lợi nhất định để đảm bảo công cuộc cải cách giành thắng lợi.

      Câu hỏi 5:

      Trong cuộc k/c chống TDP (1858 – 1884), phong trào k/c của nh.dân ta ở các tỉnh Nam Kì diễn ra như thế nào và mang những đặc điểm gì ?

      Gợi ý trả lời:

      * Phong trào k/c của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kì trong cuộc k/c chống TDP x/l.

      - 2.1959, TDP t/c Gia Định, chúng vấp phải tinh thần k/c mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đội nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của TDP thất bại.

      - Khi TDP mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861 – 1862), nhân dân ta k/c mạnh mẽ dưới sự l/đạo của các văn thân sĩ phu y/n, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã lập đc nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Et-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng nh.dân.

      - Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), mặc dầu triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nh.dân ta vẫn tiếp tục k/c bằng nhiều hình thức vừa chống Pháp vừa chống PK đầu hàng. Tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm, cổ động chống Pháp (NĐC, Phan V Trị…) hoặctiếp tục bám đất, bám dân l.đạo nh.dân k/c mà nổi bật nhất là cuộc k/n Trương Định.

      - 1867, TDP x/l 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân ở đây đứng lên chống Pháp với tinh thần “người trước ngã xuống, người sau đứng lên” dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu y/n. Tiêu biểu như k/n Trương Quyền (T.Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (B.Tre), Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử ông vẫn hiên ngang, khảng khái tuyên bố: “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây !”, hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân ở Mĩ Tho…

      * Đặc điểm của phong trào k/c chống Pháp…
      - Phong trào k/c của nh.dân Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.

      - Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần “người trước ngã xuống, người sau đứng lên” dưới sự l.đạo của các văn thân, sĩ phu y/n.

      - Lúc đầu đơn thuần là phong trào đ.tranh chống Pháp, nhưng về sau kết hợp cả đấu tranh chống triều đình pk.

      - Phong trào thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang.

      - Kết quả: các cuộc k/n đều bị thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên phong trào chỉ tạm lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài khiến TDP phải chống trả lao đao khó khăn cho việc đặt ách cai trị.

      - Phong trào k/c của nh.dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng y/n nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.

      Câu hỏi 6:

      Trình bày những chuyển biến của KT và XH VN dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP.

      Gợi ý trả lời:

      * Chuyển biến về kinh tế:

      - Nét nổi bật là chính sách ruộng đất: năm 1897, TDP ép triều đình Huế kí điều ước nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su. Ruộng công làng xã, ruộng của nông dân lưu tán bị TDP chiếm đoạt mạnh mẽ.

      - Pháp chú ý xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ khá hiện đại ở VN lúc bấy giờ nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột KT và đàn áp nhân dân.

      - Trong CN, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ, trước hết là than đá để đưa về Pháp, phục vụ cho nền CN chính quốc hoặc bán ra thị trường các nước. Chúng tiến hành xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, dệt, xay xát gạo,… để lợi dụng nguồn lao động dồi dào, rẻ mạt ở nước ta, phục vụ nhu cầu tại chỗ của chúng.

      - Pháp được quyền thu thuế nhập khẩu, đánh thuế nặng các mặt hàng nước ngoài khác.

      - Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất TBCN từng bước đượcdu nhập vào VN. Tuy nhiên TDP vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực KT và đ/s XH.

      * Chuyển biến về XH:

      - Giai cấp Địa chủ pk: phần lớn là tay sai đắc lực của TDP, dựa vào Pháp bóc lột nông dân; một bộ phận nhỏ bị TDP chèn ép có tinh thần dân tộc.

      - Giai cấp Nông dân: chiếm đa số trong XH, bị chèn ép bóc lột, cướp đoạt… Đây là lực lượng C/m lớn. Nhưng chưa có lực lượng lãnh đạo chân chính nên chưa phát huy hết sức mạnh của mình.

      - Giai cấp Công nhân: vốn là nông dân bị phá sản phải vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm việc cho Pháp. Trước CTTG thứ nhất số lượng còn ít, khoảng 10 vạn người nhưng lại phân bố khá đều và rất tập trung trong các cơ sở KT chủ yếu của Pháp. Họ là những người có tinh thần c/m triệt để…

      - Tầng lớp Tư sản: Ngay từ đầu T.kỉ XX, đã có một lớp người đứng ra hoạt động công thương nghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buôn hoặc lập xưởng sx, nhưng ngay từ đầu họ đã bị TDP khống chế, chèn ép nên số lượng nhỏ bé, thế lực yếu ớt. Đó là những lớp người đầu tiên của tầng lớp Tư sản dân tộc.

      - Tầng lớp Tiểu Tư sản là những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức, HS, sinh viên,… cũng ngày một đông cùng với sự mở rộng khai thác của TDP. Các sĩ phu Nho học cũng ngày càng chuyển biến về tư tưởng chính trị, họ hô hào lập trường học, dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sx kinh doanh.

      Như  vậy, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP đã có tác động làm nảy sinh các lực lượng XH mới. Sự biến động này đã tạo đ/k bên trong cho một cuộc vận động GPDT theo hướng mới.

      Câu hỏi 7:

      Tại sao đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước cho rằng việc cứu nước phải gắn liền với việc Duy tân đất nước ?

      Gợi ý trả lời: Vì:

      - Ngay từ lúc nước ta bị TDP đô hộ, thống trị, hàng loạt cuộc đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, rộng kháp cả nước nhưng cuối cùng đều thất bại do khủng hoảng đường lối cứu nước.

      - Lúc bấy giờ, những trào lưu c/m mới gắn liền với những nh/vật như: cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc, tư tưởng c/m Pháp với những tác phẩm của Rút-xô, Mông-téc-ki-ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến các sĩ phu y/n VN.

      - Đặc biệt ở Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị (1868). Sau 30 năm đã đưa đất nước Nhật Bản trở thành một cường quốc Tư bản, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa của phương Tây.

      - Chính những tác động đó đã làm cho các sĩ phu y/n VN thấy rằng muốn cứu nước nhất thiết phải tiến hành duy tân đất nước. Họ coi đó là một yêu cầu hợp với xu thế thời đại, là điều kiện để giành độc lập cho dân tộc.

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Previous Post Next Post