Giáo án Mĩ thuật lớp 7 chân trời sáng tạo file word

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án Mĩ thuật lớp 7 chân trời sáng tạo file word.



KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS ……………..

TỔ: XÃ HỘI 

                      Họ và tên giáo viên:

   …………………….

TÊN BÀI DẠY - CHỦ ĐỀ: CHỮ CÁCH ĐIỆU TRONG ĐỜI SỐNG

Môn: Mĩ thuật                               ; Khối 7

Thời gian thực hiện: (4 tiết)

 

A.   NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Bài

Tên bài

Nội dung

Số tiết

1

Nhịp điệu và sắc màu của chữ

- Thực hành: Tạo bố cục bằng chữ.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS.

- Thể loại: Hội họa.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

2

Logo dạng chữ

- Thực hành: Vẽ tranh với 3 vật mẫu.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm của họa sĩ.

- Thể loại: Thiết kế đồ họa.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Chỉ ra được nét đẹp, cách tạo hình và trang trí từ những chữ cái.

 - Tạo được một bố cục trang trí từ những chữ cái.

 - Phân tích được nhịp điệu và sự tương phản của nét, hình màu trong bài vẽ.

 - Nêu được vai trò, giá trị tạo hình của chữ ứng dụng trong đời sống.

2. Kĩ năng

- Quan sát và nhận thức

- Sáng tạo, ứng dụng vào sản phẩm mĩ thuật

- Phân tích và đánh giá sản phẩm.

3. Phẩm chất

- Tích cực tự giác và nỗ lực học tập

- Bước đầu thể hiện tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm

- Bước đầu hình thành thói quen và nhu cầu tự luyện tập.

 

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Bài 1: NHỊP ĐIỆU VÀ SẮC MÀU CỦA CHỮ

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Chỉ ra được nét đẹp, cách tạo hình và trang trí từ những chữ cái.

- Tạo được một bố cục trang trí từ những chữ cái.

- Phân tích được nhịp điệu và sự tương phản của nét, hình màu trong bài vẽ.

- Nêu được vai trò, giá trị tạo hình của chữ ứng dụng trong đời sống..

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

+ Bước đầu hình thành một số tư duy về chữ cái trong mĩ thuật.

+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chấ

- Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo của nhịp điệu và sắc màu.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học

- SGK,SGV, Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4

2. Chuẩn bị của học sinh

·        SGK, đồ dùng học tập, giấy A4, màu vẽ, bút vẽ, kéo, thước kẻ.

·        Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

·        Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1 : KHÁM PHÁ

Hoạt động khởi động : Khám phá một số hình thức tạo hình từ những chữ cái.

a. Mục tiêu: Chỉ ra được nét đẹp, cách tạo hình và trang trí từ những chữ ái.

b. Nội dung:

- Tổ chức cho HS quan sát hình, thảo luận để khám phá các hình thức tạo hình từ những chữ cái trong bố cục trang trí.

c. Sản phẩm học tập: Tạo được một bố cục trang trí từ những chữ cái.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Cho HS quan sát một số kiểu chữ trang trí đẹp mà GV và các nhóm sưu tầm. Trong đời sống hàng ngày chữ được ứng dụng rất nhiều trong quảng cáo, bao bì…để cách điệu được chữ chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Nhịp điệu và sắc màu của chữ.

- Tạo cơ hội cho HS quan sát một số hình ảnh bố cục và trang trí bằng chữ do GV chuẩn bị và trong SGK Mĩ thuật7.

·        Quan sát chỉ ra được các kiểu mẫu chữ khác nhau, cách sắp xếp, màu sắc chữ hài hòa với nền và tìm được bố cục chữ cân đối, hợp lý.

- Yêu cầu HS chỉ ra một số hình ảnh bố cục và trang trí bằng chữ do GV chuẩn bị và trong SGK Mĩ thuật7, hình thức sắp xếp chữ, màu sắc của những chữ cái và nền:

+ Những chữ cái và kiểu chữ nào được sử dụng trong mỗi hình?

+ Hình thức sắp xếp chữ trong mỗi bố cục trang trí đó như thế nào?

+ Màu sắc, đậm nhạt của những chữ cái so với nền như thế nào,…? 

- Hướng dẫn HS quan sát, thưởng thức và chia sẻ.

- GV nhận xét, bổ xung:

·        Tất cả chữ cái và tất cả các kiểu chữ đều có thể sử dụng để tạo hình trang trí

·        Hình thức sắp xếp bố cục hoàn toàn tự do không theo quy luật

·        Màu sắc và độ đậm nhạt khác xa nhau về sắc độ, có thể sử dụng các cặp màu tương phản, màu bổ túc,…

- Vậy là chúng ta đã biết cách khám phá một số hình thức cách điệu, tạo hình trang trí chữ và để cách điệu chữ sao cho đẹp chúng ta cùng tìm hiểu.

 

 

 

 1, Nhịp điệu và sắc màu của chữ

Máy chiếu


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


HOẠT ĐỘNG 2 : KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Hoạt động tìm hiểu : Cách tạo bố cục bằng những chữ cái.

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách tạo chữ cái trang trí theo ý thích.

b. Nội dung:

- Quan sát hình SGK/trang 7, thảo luận và chỉ ra cách tạo chữ cái trang trí

c. Sản phẩm học tập: Tạo sản phẩm bố cục tranh từ các chữ cái.

d. Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Nêu cách tạo chữ cái qua hình ảnh quan sát ?

 

 

- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 7, thảo luận và chỉ ra cách tạo một bố cục trang trí bằng những chữ cái.

- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 7 trong SGK Mĩ thuật 7, để nhận biết cách tạo một bố cục trang trí bằng chữ cái.

- GV đặt câu hỏi:

+ Các bước tạo bố cục trang trí bằng những chữ cái được thực hiện theo trình tự như thế nào?

+ Chữ có vai trò gì trong bố cục?

+ Kích cỡ chữ khác nhau có tác dụng gì?

+ màu sắc, đậm nhạt được sử dụng trong bố cục trang trí như thế nào,…?

- Gợi ý để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện.

·        Kích thước của chữ khác nhau tạo nhịp điệu trong bài trang trí.

·        Có sự kết hợp đan xem giữa màu tương phản bổ túc, nóng, lạnh với nhiều sức độ sẽ tạo được sự linh động cho bài vẽ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu (Thảo luận và trả lời ra bảng nhóm)

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận chốt các bước thực hiện trên bảng.

- Vậy là chúng ta đã biết cách tạo được bố cục bằng những chữ cái ở hoạt động2 .

2, Cách tạo tranh từ mảng màu yêu thích

Chữ có thể sử dụng như một yếu tố tạo hình độc lập để vận dụng vào thiết kế sản phẩm mĩ thuật

 


 

 

 

- Các bước thực hiện :

+ B1: Lưạ chọn kiểu chữ và chữ cái sẽ sử dụng

+  B2: Phác khung hình cho các chữ

+ B3:Vẽ chữ để tạo mảng hình giữa các chữ

+ B4: Vẽ màu và hoàn thiện bố cục.

 

 

Ghi nhớ:

  Chữ có thể sử dụng như một yếu tố tạo hình độc lập để vận dụng vào thiết kế các sản phẩm mĩ thuật

HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO

Hoạt động thực hành : Vẽ bố cục trang trí bằng những chữ cái.

a. Mục tiêu: Củng cố và luyện tập cho HS dựa trên kiến thức vừa học

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Hướng dẫn HS khơi gợi ý tưởng sáng tạo sắp xếp bố cục trang trí bằng chữ cái theo ý thích.

- Khuyến khích HS chủ động lựa chọn các chữ cái, kiểu chữ sẽ sử dụng trong bố cục.

- Nêu câu hỏi để HS tư duy về bức tranh mới.

+ Em có ý tưởng sắp xếp những chữ cái như thế nào để tạo một bố cục trang trí bằng chữ?

+ Em lựa chọn những chữ cái và kiểu chữ nào để sử dụng trong bố cục? Vì sao?

+ Các hình mảng khái quát của những chữ cái được sắp xếp trong bố cục như thế nào?

+ Vị trí, tỉ lệ kích thước của những chữ cái đó như thế nào để tạo nhịp điệu trong bố cục?

+ Em sử dụng yếu tố hình mảng, trang trí phụ trợ nào để bố cục chữ thêm sinh động?

+ Em sử dụng màu sắc đậm, nhạt như thể nào để tạo sự tương phản và nổi bật cho những chữ cái trong bố cục?

- HS suy nghĩ trả lời câu  hỏi và thực hành luyện tập

- GV nhận xét, bổ sung.

- Chữ cách điệu không nên biến đổi quá nhiều làm mất đặc trưng của kiểu chữ.

- Vậy là chúng ta đã biết cách vẽ bố cục trang trí bằng những chữ cái ở hoạt động 3.

3, Vẽ bố cục trang trí bằng những chữ cái.

Một số mẫu tranh vẽ cho HS tham khảo



Lưu ý:

 Nên sử dụng một đến hai kiểu chữ trong bài vẽ.

HOẠT ĐỘNG 4 : PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ

Hoạt động đánh giá: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận, tổ chức trưng bày sản phẩm.

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV Hướng dẫn HS tạo khung cho bức tranh  cho phù hợp ý tưởng thể hiện.

- Trưng bày bài vẽ trên bảng hoặc tường lớp.

 Chia sẻ cảm nhận và phân tích về bài vẽ yêu thích; Nhịp điệu về đường nét; Tính biểu cảm và sự tương phản của màu sắc, đậm nhạt trong bố cục; Ý tưởng để bài vẽ hoàn thiện hơn.   

- Nêu câu hỏi để HS thảo luận, nhận biết thêm biểu cảm và nhịp điệu của các chấm, nét, màu trong bài vẽ : Nêu cảm nhận và phân tích:

+ Em thích bài vẽ nào? Vì sao?

+ Nhịp điệu về đường nét trong bài vẽ được thể hiện như thế nào?

+ Sự tương phản của màu sắc, đậm nhạt trong bài vẽ được thể hiện như thế nào?

+ Những nguyên lí tạo hình nào được sử dụng trong sắp xếp bố cục của bài vẽ đó?

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để bài vẽ (của mình, của bạn) hấp dẫn và hòa thiệ hơn,…?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học

4, Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

Tranh vẽ của học sinh

HOẠT ĐỘNG 5 : VẬN DỤNG – PHÁT TRIỂN

Hoạt động liên hệ thực tế: Tìm hiểu những ứng dụng của chữ trong cuộc sống.

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động tìm hiểu một số hình thức logo.

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

 

- Tổ chức cho HS quan sát hình ảnh để nhận biết một số hình thức ứng dụng của chữ trong cuộc sống.

- Hướng dẫn HS quan sát hình ở trang 9 trong SGK Mĩ thuật 7, hoặc do GV chuẩn bị để nhận biết thêm một số hình thức ứng dụng của chữ trong cuộc sống

- Khuyến khích HS chia sẻ và thảo luận để nhận biết về một số hình thức vẽ chữ logo.

- GV đặt câu hỏi :

+ Hãy chia sẻ một số hình thức ứng dụng của chữ trong cuộc sống mà em biết?

+ Chữ có vai trò như thế nào trong ĩnh vực mĩ thuật nói chung và mĩ thuật ứng dụng nói riêng,…?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.

 

 

 

 

- Hướng dẫn học bài sau.

5, Tìm hiểu những ứng dụng của chữ trong cuộc sống.

 

- Một số hình ảnh chữ trang trí được ứng dụng trong đời sống


 Ghi nhớ:

  Ngoài chức năng truyền tải thông tin chữ còn có nhiều kiểu dáng phong phú; được sử dụng trong mĩ thuật ứng dụng, là điểm nhấn thu hút thị giác làm tăng giá trị thẩm mĩ cho sản phẩm.

 

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V.  HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm tra....)

....

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Previous Post Next Post