Giáo án, Bài giảng powerpoint Ngữ văn lớp 10 chân trời sáng tạo cả năm

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, Bài giảng powerpoint Ngữ văn lớp 10 chân trời sáng tạo cả năm.



BÀI 1. TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Môn học: Ngữ văn; lớp 10

Thời gian thực hiện: 10 tiết

I. MỤC TIÊU

1.   Về kiến thức:

- Biết được một số yếu tố truyện thần thoại: không gian, thời gian, cốt truyện, người kể chuyện,  nhân vật lời người kể chuyện và lời nhân vật,… 

- Biết được sự gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác  nhau.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...

+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu  chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm;

+ Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau;

+ Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.

+ Viết được văn bản đúng quy trình; viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một  truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật;

+ Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và nắm bắt được  ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

3. Về phẩm chất: Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV; Phiếu học tập.

˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm.

˗ Bài trình chiếu Power Point.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHẦN ĐỌC (5 tiết)

VĂN BẢN 1: THẦN TRỤ TRỜI (THẦN THOẠI VIỆT NAM) (2 tiết)

1.      Hoạt động 1. Khởi động

a)      Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại.

b)     Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.

c)      Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.

d)     Tổ chức thực hiện:

-         Giao nhiệm vụ học tập:

+ Câu hỏi (K): Em biết gì về thể loại thần thoại? (một số truyện tiêu biểu, kiểu nhân vật, nội  dung, chi tiết ấn tượng,…) 

+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại này?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng.

- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về thần thoại sẽ giải quyết trong  bài học.

2.      Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu

a) Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian,  cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...

b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại thần thoại.

c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại thần thoại trong SGK và  tóm tắt vào phiếu học tập số 1.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm cá nhân.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của  thể loại thần thoại.

+ Thần thoại là truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy, kể về sự tích các vị thần  sáng tạo ra tự nhiên; thể hiện nhận thức và lí giải thế giới của con người;

+ Không gian, thời gian mang tính cổ xưa, không xác định;

+ Cốt truyện xoay quanh việc sáng tạo thế giới, nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên; + Nhân vật thần thoại thường là các vị thần

+ Tác phẩm văn học có tính chỉnh thể, mọi yếu tố, chi tiết đều gắn kết với nhau nhằm làm nổi  bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản

a) Mục tiêu: 

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...

+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu  chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái  quát về văn bản.

c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi  bên cạnh văn bản trong SGK.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi.

- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS.

+ Hình dung về thần trụ trời: khổng lồ, khác thường

+ Sự thay đổi của trời và đất: trời đất tách rời, riêng biệt

+ Cách kết thúc truyện: Kết thúc bằng bài vè dân gian; tăng tính chân thực cho câu chuyện.

Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi

a) Mục tiêu: 

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian,  cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...

+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu  chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm;

+ Biết liên hệ để thấy  được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau.

b) Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản.

c) Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng VB; các phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm); thảo luận thực hiện  phiếu học tập số 2.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận và ghi vào phiếu học tập.

- Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung thảo luận theo định hướng sau: + Những dấu hiệu nhận biết Thần Trụ trời là thần thoại: nhân vật chính là vị thần; không 

gian - thời gian cổ xưa, không xác định; giải thích sự hình thành của trời và đất.

+ Nhân vật thần Trụ trời là nhân vật thần thoại, có sức mạnh phi thường. Thần tạo nên trời  đất từ hỗn độn, thần đắp cột chống trời, tách trời ra khỏi đất. Mỗi việc thần làm đều để lại dấu vết:  trời tròn, đất vuông, núi, biển, đảo, … Các thần khác nối tiếp công việc của thần để hoàn tất việc  xây dựng trời và đất.

+ Cách giải thích của dân gian về cách tạo lập thế giới mang đậm tính tưởng tượng, trực  quan; chứa đựng khát vọng tìm hiểu bản chất của thế giới tự nhiên. Cách lí giải ấy phù hợp với  thời kì xã hội nguyên thủy, không phù hợp với xã hội ngày nay, khi khoa học kĩ thuật, tư duy của  con người đã phát triển mạnh mẽ.

+ Truyền thuyết liên hệ: Bánh chưng, bánh dày. Điểm tương đồng giữa 2 truyện: đều thể hiện  nhận thức của người xưa về hình dạng của trời và đất. Truyền thuyết chính là sự kế thừa cách lí giải thế giới của thần thoại.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian,  thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

b) Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại thần thoại.

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại thần thoại được thể hiện qua văn bản Thần Trụ trời.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4. GV chụp hình đưa lên  máy chiếu.

- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.

VĂN BẢN 2: PRÔ-MÊ-TÊ VÀ LOÀI NGƯỜI (THẦN THOẠI HY LẠP) (2 tiết)

1.      Hoạt động 1. Khởi động

a)      Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại.

b)     Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.

c)      Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.

d)     Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập:

+ Câu hỏi (K): Em đã từng đọc hay nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người chưa? 

+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thần thoại Hy Lạp?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng.

- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về thần thoại sẽ giải quyết trong  bài học.

2.      Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu

a) Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian,  cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...

b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại thần thoại.

c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại thần thoại trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm cá nhân.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của  thể loại thần thoại.

+ Thần thoại là truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy, kể về sự tích các vị thần  sáng tạo ra tự nhiên; thể hiện nhận thức và lí giải thế giới của con người;

+ Không gian, thời gian mang tính cổ xưa, không xác định;

+ Cốt truyện xoay quanh việc sáng tạo thế giới, nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên;

+ Nhân vật thần thoại thường là các vị thần

+ Tác phẩm văn học có tính chỉnh thể, mọi yếu tố, chi tiết đều gắn kết với nhau nhằm làm nổi  bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản

a) Mục tiêu: 

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...

+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu  chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái  quát về văn bản.

c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi  bên cạnh văn bản trong SGK.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi.

- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS.

+ Thần Prô-mê-tê đã ban cho con người vũ khí: ngọn lửa

+ Nhân vật Prô-mê-tê: có bộ óc thông minh, có tài nhìn xa trông rộng, công bằng.

+ Và từ đó dẫu mong manh và bấy yếu/ Giống loài người đã có ngọn lửa của Prô-mê-tê/ Ngọn lửa thiêng dạy họ biết bao nghề: Đây có thể là lời của tác giả nhằm để tôn vinh công lao của Prô-mê-tê, chỉ ra sức mạnh của ngọn lửa thiêng trong cuộc sống của người lao động. Bên cạnh đó lời thơ cũng chỉ ra đặc tính của con người mỏng manh, bầy yếu nhưng nhờ có ngọn lửa họ sẽ sống, sáng tạo.

Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi

a) Mục tiêu: 

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...

+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu  chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm;

+ Biết liên hệ để thấy  được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau.

b) Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản.

c) Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng VB; các phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm); thảo luận thực hiện  phiếu học tập số 2.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận và ghi vào phiếu học tập.

- Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung thảo luận theo định hướng sau: + Những dấu hiệu nhận biết Prô-mê-tê và loài người là thần thoại: nhân vật chính là vị thần; không gian - thời gian cổ xưa, không xác định; giải thích quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài.

+ Nhân vật Prô-mê-tê, Ê-Pi-mê-tê là nhân vật thần thoại, có sức mạnh phi thường. Thần tạo nên con người và thế giới muôn loài.

+ Cách giải thích của dân gian về nguồn gốc con người và muôn loài mang đậm tính tưởng tượng, trực  quan; chứa đựng khát vọng tìm hiểu, lý giải nguồn gốc con người và muôn loài. Cách lí giải ấy phù hợp với thời kì khoảng 2000-1100 trước Công nguyên, không phù hợp với xã hội ngày nay, khi khoa học kĩ thuật, tư duy của  con người đã phát triển mạnh mẽ.

+ Sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ trời Prô-mê-tê và loài người: là các truyện thuộc 2 nền văn hóa khác nhau nhưng đều có điểm gặp gỡ, thể hiện nhận thức chung về nguồn gốc thế giới và loài người thời cổ. Tuy nhiên, Prô-mê-tê và loài người cũng cho thấy người Hy Lạp cổ xưa hình dung về các vị thần gần gũi hơn, có nhiều nét tương tự con người hơn (về tính cách, tình cảm,…).

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

b) Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại thần thoại.

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại thần thoại được thể hiện qua văn bản Prô-mê-tê và loài người.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4. GV chụp hình đưa lên  máy chiếu.

- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM (0,5 tiết)

VĂN BẢN 3: ĐI SAN MẶT ĐẤT

Đây là văn bản được sử dụng theo yêu cầu đọc kết nối chủ điểm Tạo lập thế giới. Vì thế, GV không khai thác khía cạnh thể loại mà chỉ tập trung khai thác về chủ điểm.

GV có thể dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi trong phần Sau khi đọc.

Câu 1. Nội dung bao quát của văn bản: Văn bản nói về việc từ xa xưa lắm rồi, loài người đã rủ nhau đi san mặt đất để làm ăn.

Câu 2. Trong văn bản, người Lô Lô giải thích phải “đi san bầu trời” vì: Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô. Công việc ấy do loài người đảm nhiệm.

Câu 3. Đi san mặt đất (trích Mẹ Trời, Mẹ Đất) là truyện Thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô lô. Tác phẩm kể về thế giới khi đã có loài người, nói đến vai trò cải tạo thiên nhiên của con người. (Đi san mặt đất cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa; Cho thấy cái nhìn của người xưa về thế giới tự nhiên; Thể hiện tình cảm yêu mến, ngợi ca của tác giả đối với công ơn của thế hệ cha anh đi trước).

4. Hoạt động 4: Vận dụng – Mở rộng

a) Mục tiêu: 

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...

+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu  chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm;

b) Nội dung: Đọc mở rộng thần thoại Cuộc tu bổ lại các giống vật (SGK trang 21) (0,5 tiết)

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật trong SGK  và thực hiện phiếu học tập số 3 (SGK – trang 22) bằng hình thức cá nhân.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc (ở lớp hoặc ở nhà) và làm phiếu học tập số 3 (SGK – trang 22).

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày các đặc điểm của thần thoại.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt ý.

 

PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (1 tiết)

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt

a) Mục tiêu: Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.

b) Nội dung: Tìm hiểu phần tri thức tiếng Việt.

c) Sản phẩm: Phần ghi chú, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức tiếng Việt, tóm tắt lại các lỗi  thường gặp về mạch lạc và liên kết, đề xuất cách sửa tương ứng.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS tự đọc và ghi chú.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày tóm tắt hoạt động.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần).

2. Hoạt động 2: Thực hành tiếng Việt

a) Mục tiêu: Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.

b) Nội dung: HS làm bài tập trong SGK

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia nhóm cho HS tự thực hiện các câu hỏi phần thực hành tiếng  Việt trong SGK, sau đó lên bảng trình bày.

+ Nhóm 1,2: Câu 1

+ Nhóm 3,4: Câu 2

+ Nhóm 5,6: Câu 3

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm về các câu sai và đề xuất sửa.

- Báo cáo, thảo luận: HS lên bảng trình bày.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý

Câu 1. Lỗi thiếu mạch lạc và cách sửa:

a. Đoạn văn mắc lỗi không tập trung vào chủ đề (lạc chủ đề). Sửa bằng cách triển khai nội dung về tình yêu nam nữ trong ca dao Việt Nam ở câu 2 và câu 3.

b. Đoạn văn mắc lỗi lạc chủ đề. Vì nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn.

Gợi ý cách sửa: Qua truyện Thần Trụ Trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất đơn giản. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Thế giới là do một vị thần đắp cột chống trời mà tạo ra. Các chi tiết miêu tả trời và đất ban đầu dính vào nhau, sau nhờ vị thần khổng lồ “đội trời”, đắp cột chống trời mà trời đất phân chia, và các chi tiết giải thích về nguồn gốc núi, đảo, gò, đống, biển,…cho thấy nhận thức thô sơ đó của người thời cổ.

c. Đoạn văn mắc lỗi thiếu hụt chủ đề. Vì câu chủ đề nói về nét đẹp truyền thống của người nông dân trong văn học phê phán nhưng hai câu sau không tiếp tục triển khai ý này. Có thể sửa bằng cách phân tích biểu hiện cụ thể vẻ đẹp của người nông dân trong một số tác phẩm như Tắt đèn, Bước đường cùng,…ở các câu tiếp theo của đoạn văn.

Câu 2. Sắp xếp lại:

a. 5 – 2 – 4 – 3 – 1 

b. 4 – 1 – 6 – 3 – 2 –5 – 7 

Câu 3.

a. Dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp, thay “và” bằng “nhưng”

b.  Dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp, thay “tuy nhiên” bằng “vì vậy”

c. Thiếu phương tiện liên kết và sử dụng phương tiện liên kết chưa phù hợp.

Gợi ý cách sửa: Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa. Nhận thức ấy còn khá giản đơn. Tuy nhiên, họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.

d. Dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp, thay “của họ” bằng “trong đó” hoặc “trong truyện này”

PHẦN VIẾT (2,5 tiết: 2 tiết hướng dẫn, HS làm bài ở nhà; 0,5 tiết trả bài)

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Viết được văn bản đúng quy trình; viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh  giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật.

b) Nội dung: Tìm hiểu tri thức về kiểu bài.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức về kiểu bài và thực hiện ghi chú  lại những đặc điểm của loại văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc phần tri thức về kiểu bài trong SGK.

- Báo cáo, thảo luận: GV đặt câu hỏi, HS tóm tắt ngắn gọn.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần).

2. Hoạt động: Khám phá kiến thức

Hoạt động 2.1. Đọc văn bản tham khảo

a) Mục tiêu: Viết được văn bản đúng quy trình; viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh  giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật.

b) Nội dung: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi hướng dẫn.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 4 của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia 8 nhóm (4-6HS/nhóm); các nhóm thảo luận và thực hiện  phiếu học tập số 4.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện thảo luận theo nhóm.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày vấn đề theo yêu cầu của GV.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần).

Hoạt động 2.2. Thực hành viết theo quy trình

a) Mục tiêu: Viết được văn bản đúng quy trình; viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh  giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS viết bài phân tích, đánh giá một truyện kể dân gian.

c) Sản phẩm: Bài viết của HS

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện dân gian mà em thích (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết,…)

- Thực hiện nhiệm vụ: 

* Chuẩn bị trước khi viết, tìm ý và lập dàn ý:

GV trình chiếu một số câu hỏi để HS thảo luận  trong 10 phút và viết câu trả lời lên giấy A4.

* Câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết:

- Truyện dự định phân tích là truyện nào?

- Lí do vì sao chọn truyện này? 

- Dự định lấy thông tin từ những nguồn nào?

- Ai sẽ là đối tượng tiếp nhận văn bản? 

- Mục đích viết bài văn để làm gì? 

* Câu hỏi hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý:

- Đối tượng có những đặc điểm nổi bật nào về nội dung và nghệ thuật? 

- Sắp xếp bố cục như thế nào? Trong mỗi phần sẽ triển khai nội dung gì? 

* Viết bài

+ GV hướng dẫn HS viết hoàn chỉnh phần mở đầu. 

+ GV yêu cầu các nhóm sử dụng bảng kiểm trong SGK trang 28-29 để đánh giá phần mở  đầu.

* Xem lại và chỉnh sửa

+ GV yêu cầu HS dựa trên các tiêu chí trong bảng kiểm số 1, xem lại phần mở đầu đã viết  và chỉnh sửa nếu cần. 

+ HS xem lại và chỉnh sửa nội dung đã viết. 

- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo các vấn đề phát sinh và rút kinh nghiệm từ quá trình chuẩn bị viết  – viết – chỉnh sửa sau khi viết

- Kết luận, nhận định: GV góp ý, đánh giá, nhận xét (nếu cần).

3. Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng

a) Mục tiêu: Viết được văn bản đúng quy trình; viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh  giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật.

b) Nội dung: HS thực hiện viết hoàn chỉnh bài viết; lập dàn ý cho một bài viết về một truyện  kể dân gian khác thể loại.

c) Sản phẩm: Bài viết, dàn ý của HS

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS viết đầy đủ phần thân bài và kết bài của bài nghị luận phân tích, đánh giá về một truyện kể; sau đó HS lập dàn ý cho một bài viết phân tích, đánh giá  một truyện kể dân gian khác (khác thể loại).

- Thực hiện nhiệm vụ: HS viết bài hoàn chỉnh và lập dàn ý bài mới.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày bài viết trong tiết học tới.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét (nếu cần).

PHẦN NÓI VÀ NGHE (1 tiết)

1. Hoạt động 1: Chuẩn bị nói và nghe

a) Mục tiêu: Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và  nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

b) Nội dung: HS chuẩn bị cho bài nói và hoạt động nghe

c) Sản phẩm: Bài chuẩn bị của HS

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập:

* Nói

+ HS chuẩn bị dàn ý cho bài nói từ bài viết trước đó.

+ HS sử dụng bảng kiểm SGK (trang 31,32) để kiểm tra các thành phần của bài nói. + HS tự luyện tập thực hiện nói thử.

* Nghe

+ HS tìm hiểu về truyện kể sắp được nghe phân tích, đánh giá (đọc trước văn bản, tìm hiểu  nội dung, nghệ thuật của văn bản).

+ Đọc trước bảng kiểm về hoạt động nghe (SGK – trang 33) để GV tháo gỡ thắc mắc (nếu  cần).

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện chuẩn bị nói và nghe.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày thắc mắc (nếu có).

- Kết luận, nhận định: GV hướng dẫn, gợi ý giải quyết thắc mắc.

2. Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe

a) Mục tiêu: Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và  nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

b) Nội dung: HS thực hành nói và nghe.

c) Sản phẩm: Bài nói và phiếu ghi chú khi nghe của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS lên trình bày bài nói và dặn dò HS lắng nghe và ghi chú.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày bài nói và ghi chú khi nghe.

- Báo cáo, thảo luận: GV mời một số HS nhận xét về phần trình bày của bạn, nêu những vấn  đề cần giải đáp.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét chung về cách trình bày, cách ghi chú lắng nghe.

ÔN TẬP (SGK tr34) (0,5 tiết)

 

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

GHI BẢNG/ GHI BÀI PHẦN ĐỌC

(Văn bản Thần trụ trời)

I. Tri thức đọc hiểu

+ Thần thoại là truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy, kể về sự tích các vị thần sáng tạo  ra tự nhiên; thể hiện nhận thức và lí giải thế giới của con người;

+ Không gian, thời gian mang tính cổ xưa, không xác định;

+ Cốt truyện xoay quanh việc sáng tạo thế giới, nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên;

+ Nhân vật thần thoại thường là các vị thần;

+ Tác phẩm văn học có tính chỉnh thể, mọi yếu tố, chi tiết đều gắn kết với nhau nhằm làm nổi bật  chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Cốt truyện, không gian, thời gian

- Sự sáng tạo trời đất của Thần Trụ trời.

- Giải thích quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài.

- Không gian, thời gian cổ xưa.

2. Nhân vật

- Nhân vật chính là thần, có sức mạnh phi thường. 

- Quá trình tạo nên trời đất: Thần tạo nên trời đất từ hỗn độn, thần đắp cột chống trời, tách trời  ra khỏi đất. Mỗi việc thần làm đều để lại dấu vết: trời tròn, đất vuông, núi, biển, đảo, … Các thần  khác nối tiếp công việc của thần để hoàn tất việc xây dựng trời và đất.

- Prô-mê-tê và loài người là thần thoại: giải thích quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài.

3. Ý nghĩa thần thoại

- Cách giải thích của dân gian về cách tạo lập thế giới mang đậm tính tưởng tượng, trực quan.

- Cách lí giải ấy phù hợp với thời kì xã hội nguyên thủy, không phù hợp với xã hội ngày nay.

 - Truyền thuyết liên hệ (Thần Trụ Trời): Bánh chưng, bánh dày. Điểm tương đồng giữa 2 truyện: đều thể hiện nhận  thức của người xưa về hình dạng của trời và đất. Truyền thuyết chính là sự kế thừa cách lí giải thế giới của thần thoại.

- Sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ trời Prô-mê-tê và loài người: là các truyện thuộc 2 nền văn hóa khác nhau nhưng đều có điểm gặp gỡ, thể hiện nhận thức chung về nguồn gốc thế giới và loài người thời cổ. Tuy nhiên, Prô-mê-tê và loài người cũng cho thấy người Hy Lạp cổ xưa hình dung về các vị thần gần gũi hơn, có nhiều nét tương tự con người hơn (về tính cách, tình cảm,…).

III. Tổng kết

- Nội dung: Truyện thần thoại chứa đựng khát vọng tìm hiểu bản chất của thế giới tự nhiên của  người xưa.

- Nghệ thuật: Cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật được xây dựng thông qua trí tưởng  tượng độc đáo, kì vĩ, lớn lao.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHẦN: ĐỌC

Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1. Định nghĩa nào sau đây tương ứng với thể loại thần thoại?

A. Tự sự dân gian thường có yếu tố lịch sử kể về công lao người anh hùng.

B. Tự sự dân gian thường kể về các vị thần và cách họ tạo ra thế giới.

C. Trữ tình dân gian thường dùng bộc lộ tình cảm cá nhân trong cuộc sống.

D. Trữ tình dân gian thường kết hợp với hình thức diễn xướng phản ánh xã hội.

Câu 2. Đặc trưng về nhân vật của thần thoại là gì?

A. Nhân vật người con út có số phận bất hạnh.

B. Nhân vật anh hùng có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh cộng đồng.

C. Nhân vật lịch sử có công lớn với dân tộc và thời đại.

D. Nhân vật chính là các vị thần có sức mạnh phi thường.

Câu 3. Thần thoại thường phản ánh nội dung nào sau đây?

A. Lí giải sự hình thành của tự nhiên bằng góc nhìn nguyên thủy.

B. Phản ánh hiện thực xã hội bằng các xung đột điển hình.

C. Khắc họa cuộc sống và chiến công của người thủ lĩnh cộng đồng.

D. Phản ánh mong muốn, khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc.

Câu 4. Nhân vật Nữ Oa, Tứ Tượng trong câu ca dao sau phản ánh đặc trưng nào của thần thoại?

“Bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng

Ông Tứ Tượng mười bốn con sào”

A. Không gian không xác định.

B. Thời gian cổ xưa.

C. Phản ánh sự ra đời của trời đất.

D. Nhân vật phi thường.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHẦN: ĐỌC

Nội dung bao quát của truyện

 

Đặc điểm không gian – thời  gian của truyện

 

Nhân vật chính và đặc điểm  của nhân vật chính

 

Mục đích của dân gian khi  sáng tác truyện này

 

Truyền thuyết có chi tiết  tương đồng “trời tròn, đất  vuông” với thần thoại này

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

(SGK trang 22)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

PHẦN: VIẾT

Câu 1. Rút ra sơ đồ cấu trúc dàn ý của ngữ liệu tham khảo phân tích “Chó sói và cừu non”

Phần

Luận điểm/Nội dung chính

Lí lẽ/bằng chứng làm rõ luận  điểm

Mở bài

 

 

Thân bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết bài

 

 

Câu 2. Các phần mở bài – thân bài – kết bài đã đáp ứng yêu cầu của bài viết nghị luận phân tích,  đánh giá về một truyện kể chưa? Từ nhiệm vụ trên, em rút ra được những kinh nghiệm gì khi viết  bài văn phân tích, đánh giá về một truyện kể?

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Tải về | WORD + POWERPOINT 

Previous Post Next Post