Câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều - Bài 8. Khí áp. Gió và mưa có đáp án chi tiết

 Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô và các em học sinh Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí lớp 10 cánh diều có đáp án chi tiết.

Câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều - Bài 8. Khí áp. Gió và mưa.

Bài 8. Khí áp. Gió và mưa

Câu 1. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp? A. Nhiệt độ. 

B. Độ cao. 

C. Độ ẩm. 

D. Hướng gió. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: D 

Nguyên nhân thay đổi của khí áp: 

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí  áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng. - Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng  nhỏ, khí áp giảm. 

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô  nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng. 

Câu 2. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực? A. Chí tuyến, cực. 

B. Xích đạo, chí tuyến. 

C. Ôn đới, chí tuyến. 

D. Cực, xích đạo. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: D 

Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần  chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đại áp thấp xích đạo  (nguyên nhân nhiệt lực). Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí  tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí  tuyến (nguyên nhân động lực). Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp,  sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).  Từ các đại áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn  đới (nguyên nhân động lực).  

Câu 3. Khí áp tăng khi 

A. nhiệt độ tăng. 

B. nhiệt độ giảm. 

C. độ cao tăng. 

D. khô hạn giảm. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: B 

Nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng. 

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với các vành đai khí áp trên Trái Đất? A. Các đai khí áp được hình thành chỉ do nhiệt lực. 

B. Các đai áp cao và áp thấp đối xứng qua xích đạo. 

C. Các đai khí áp bị chia cắt thành khu khí áp riêng. 

D. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: A 

Một số đặc điểm của các vành đai khí áp trên Trái Đất là 

- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối  xứng qua đai áp thấp xích đạo. 

- Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm  khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. - Các đai áp hình thành do nhiệt lực là: cực và xích đạo; các đai áp hình thành do  động lực là: ôn đới và chí tuyến. 

Câu 5. Các vành đai nào sau đây là áp thấp? 

A. Xích đạo, chí tuyến. 

B. Ôn đới, xích đạo. 

C. Chí tuyến, ôn đới.

D. Cực, chí tuyến. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: B 

Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới và hai  đai khí áp cao cận nhiệt đới (chí tuyến), được phân bố đối xứng nhau qua đai áp  thấp xích đạo. 

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp? A. Không khí càng loãng, khí áp giảm. 

B. Tỉ trọng không khí giảm, khí áp tăng. 

C. Độ ẩm tuyệt đối lên cao, khí áp tăng. 

D. Không khí càng khô, khí áp giảm. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: A 

Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều  chiếm dần chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm. 

Câu 7. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực? A. Cực, xích đạo. 

B. Chí tuyến, cực. 

C. Ôn đới, chí tuyến. 

D. Xích đạo, chí tuyến. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: C 

Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần  chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đại áp thấp xích đạo  (nguyên nhân nhiệt lực). Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí  tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí  tuyến (nguyên nhân động lực). Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp,  sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).  Từ các đại áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn  đới (nguyên nhân động lực). 

Câu 8. Các vành đai nào sau đây là áp cao? 

A. Cực, chí tuyến. 

B. Ôn đới, cực. 

C. Xích đạo, chí tuyến. 

D. Chí tuyến, ôn đới. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: A 

Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới và hai  đai khí áp cao cận nhiệt đới (chí tuyến), được phân bố đối xứng nhau qua đai áp  thấp xích đạo.  

Câu 9. Khí áp là sức nén của 

A. luồng gió xuống mặt Trái Đất. 

B. luồng gió xuống mặt nước biển. 

C. không khí xuống mặt Trái Đất. 

D. không khí xuống mặt nước biển. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: C 

Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt đất. Tuỳ theo tình trạng của không  khí mà tỉ trọng không khí thay đổi, làm cho khí áp cũng thay đổi theo.

Câu 10. Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?

A. Cực. 

B. Chí tuyến. 

C. Xích đạo. 

D. Ôn đới.  

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: C

Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới và hai  đai khí áp cao cận nhiệt đới (chí tuyến), được phân bố đối xứng nhau qua đai áp  thấp xích đạo -> Vành đai áp thấp xích đạo chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam 

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự thay đổi của khí áp?

A. Độ cao càng tăng, khí áp giảm. 

B. Có nhiều hơi nước, khí áp thấp. 

C. Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm. 

D. Độ hanh khô tăng, khí áp thấp. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: D 

Nguyên nhân thay đổi của khí áp: 

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí  áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng. - Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng  nhỏ, khí áp giảm. 

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô  nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng. 

Câu 12. Nguyên nhân sinh ra gió là 

A. hai sườn của dãy núi. 

B. frông và dải hội tụ. 

C. áp cao và áp thấp. 

D. lục địa và đại dương. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: C 

Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và  nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

Câu 13. Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao  

A. cực về xích đạo. 

B. chí tuyến về ôn đới.

C. cực về ôn đới. 

D. chí tuyến về xích đạo. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: B 

Gió Tây ôn đới là gió thổi quanh năm từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ôn  đới theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam và thường  có độ ẩm cao, gây mưa. 

Câu 14. Trị số khí áp tỉ lệ 

A. thuận với nhiệt độ không khí. 

B. nghịch với độ cao cột khí. 

C. thuận với độ ẩm tuyệt đối. 

D. nghịch với tỉ trọng không khí. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: C 

Trị số khí áp tỉ lệ thuận với độ ẩm tuyệt đối. 

Câu 15. Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên? A. Gió mùa. 

B. Gió Đông cực. 

C. Gió Tây ôn đới. 

D. Gió Mậu dịch. 

Hướng dẫn giải 

Đáp án đúng là: A 

Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất là: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và  gió Đông cực. Còn gió mùa thổi theo mùa, điển hình ở khu vực Nam Á và Đông  Nam Á.

Previous Post Next Post